Các nước tư bản Tây Âu và Bắc Âu từ nửa sau những năm 70 đến nay
1. Nét khái quát
Nền kinh tế các nước Tây Âu, cũng như kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa nói chung, lâm vào tình trạng khủng hoảng về cơ cấu vào đầu những năm 70, đặc biệt do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, đã đưa đến sự suy thoái kéo dài và tốc độ phát triển kinh tế trung bình của các nước Tây Âu giảm từ 4,5%/năm (vào những năm 60 và đầu 70) xuống 2,5% (những năm 1974 1977), sau đó lại tụt xuống 0,9% (những năm 1980 – 1982). Từ năm 1983, do việc tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế và áp dụng mạnh mẽ những thành tựu của cách mạng khoa học – kỉ thuật, nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi và phát triển với tốc độ cao. Tốc độ tang bình quân của các nước này trong những năm 1983 – 1987 là 2,5%/năm và trong năm 1988 – 1989 là 3,6%. Bước vào năm 1990, các nước Tây Âu vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 2,4%, cao hơn Mĩ (1,75%).
Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, kinh tế các nước Tây Âu cũng hát đầu giảm sút từ đầu thập niên 0). Năm 1991, tốc độ tăng trưởng của Tây Âu là 1,5%, năm 1992 là 0,9% và năm 1993 giảm sút rõ rệt, chỉ đạt 0,5%.
Song song với sự suy giảm kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp ở các nước Tây Âu vẫn ở mức cao, chiếm 60% trong khối các nước công nghiệp phát triển (năm 1992, tỉ lệ thất nghiệp là 7,5% và năm 1993 là 11%).
Sau gần nửa thế kỉ phát triển, chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã có những bước phát triển năng động và mang nhiều đặc điểm mới. Một cộng đồng mới, bao gồm nhiều quốc gia dân tộc, được hình thành và phát triển thành Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình thống nhất châu Âu. Tự do kinh tế và chính trị đã được nâng cao hơn trước trong các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu, thể hiện ở việc giảm giờ làm, nâng cao mức sống, tư nhân hoá và cổ phần hoá các hình thức sản xuất, khả năng tiếp cận rộng rãi với thông tin và văn hoá. Tuy vậy, bên cạnh sự phát triển phồn vinh, các nước Tây Âu vẫn mang trong lòng nở những tồn tại không sao khắc phục nổi: sự suy thoái và lạm phát trong nền kinh tế, những vấn đề chính trị – xã hội phức tạp; sự quá chênh lệch giữa người giấu và người nghèo; tội phạm và các vụ bạo lực; những mẫu thuẫn vẽ nhiều mặt giữa các nước EU với nhau v.v…
2. Tình hình các nước tư bản Tây Âu từ nửa sau những năm 70 đến nay
– PHÁP
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, cũng như các nước tư bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kì phát triển không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái lạm phát, thất nghiệp và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 24%/năm. Từ năm 1982, nhờ cải cách cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, Pháp đã khôi phục lại sự phát triển kinh tế nhưng không thể giữ lại mức tăng trưởng nhanh chóng như những năm 1950 – 1973.
Nam 1982, Chính phủ Pháp đã quốc hữu hoả 36 ngân hàng lớn, 2 công ti tài chính, 9 công ti độc quyền công nghiệp lớn. Đây là đợt quốc hữu hoá cuối cùng (1981 – 1982), sau đó là cải cách kinh tế theo hướng tư nhân hoá. Tuy nhiên vai trò quyết định trong nền kinh tế vẫn thuộc các độc quyền tư bản kếch sù và tư bản nước ngoài Các ngành công nghiệp chủ đạo của Pháp là: chế tạo máy, hoá chất, vô tuyến điện tử, năng lượng nguyên tử, kỉ thuật điện, hàng không, đóng tàu, luyện kim, dệt, may mặc, thực phẩm… Vé nông nghiệp, năm 1987 – Pháp sản xuất được 49,2 triệu tấn ngũ cốc, 4,79 triệu tấn thịt, 25 nghìn tấn sữa.
Năm 1988, mức tăng trưởng của kinh tế Pháp là 3,4%/năm, 1989-3,5%, năm 1990 – 2,6%, năm 1991 – 1,2%; năm 1992 – 2,2% và năm 1993, kinh tế suy giảm rõ rệt, mức tăng âm (-0,9%). Các ngành khủng hoảng trầm trọng nhất là chế tạo xe hơi (-17%), xây dựng (-4%), may mặc (-8%)…, số người thất nghiệp là 3,2 triệu người (chiếm 12% tổng số người lao động).
Về chính trị, Chính phủ Đảng Xã hội nối tiếp nhau cầm quyền ở Pháp. Tuy vậy, những năm gần đây, quần chúng nhân dân ngày càng chán ghét đảng cầm quyền do sự suy thoái của nền kinh tế và những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều.
Về đối ngoại, các Chính phủ Pháp tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam .
Tháng 2-1993, Tổng thống Pháp – Ph. Mitørăng sang thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Pháp cũng như của một nguyên thủ phương Tây ở Việt Nam, mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Pháp.
– ΑΝΗ
Cuối những năm 70, nền kinh tế Anh lâm vào tình trạng suy thoái và khủng hoảng về cơ cấu. Phải đến đầu những năm 80, kinh tế Anh mới phục hồi được tốc độ tăng trưởng của mình. Năm 1986, Anh đứng hàng thứ 5 trong thế giới tư bản về sản xuất công nghiệp (sau Mỹ, Nhật Bản, Tây Đức, Pháp).
Các ngành công nghiệp chủ đạo của Anh là: chế tạo máy, kĩ thuật điện, máy bay, hoá chất, điện tử, chế tạo ô tô. Năm 1986, Anh sản xuất được 15 triệu tấn thép, 9,7 triệu tấn gang, 123 triệu tấn dầu mỏ, 50 tỉ mỉ khi đốt thiên nhiên v.v… Nông nghiệp đảm bảo được 60% lương thực, thực phẩm cho nhân dân (trong đó thịt bảo đảm được 89%). Năm 1986, Anh thu hoạch 24,9 triệu tấn ngũ cốc, đàn gia súc gồm 12,5 triệu gia súc lớn có sừng, 37 triệu cừu, 8 triệu lợn, 131 triệu gia cầm.
Bước vào đầu thập niên 90, kinh tế Anh lại lâm vào tình trạng suy thoái, sản xuất trong nước giảm sút: năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức âm -1,8%, năm 1992 -0,8%. Sang năm 1993, Anh ra khỏi tình trạng suy thoái, bước vào giai đoạn hồi phục nhưng còn khó khăn, tốc độ tang trưởng đạt gần 2%.
Về chính trị, từ tháng 2 – 1975, chính phủ Đảng Bảo thủ do M. Thật Cho rồi Giồn Maygiơ (thủ lĩnh của Đảng Bảo thủ) lên cầm quyền ở Anh, đại diện cho quyền lợi của tư bản độc quyền. Tầng lớp giàu có ở Anh chỉ chiếm gần 1% dân số nhưng lại nằm trong tay gần 50% tư bản; 100 công ti lớn kiểm soát hơn 50% sản phẩn công nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, năm 1987 là 2,5 triệu (chiếm 9,1% tổng số người lao động); đến năm 1993, số người thất nghiệp là 3 triệu (chiếm 10,5%).
Về đối ngoại. Anh vẫn tiếp tục chính sách đối ngoại phụ thuộc vào Mỹ trong các mục tiêu chống chủ nghĩa xã hội, chống phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế.
– TÂY ĐỨC
Từ nửa sau những năm 70, cũng như các nước tư bản Tây Âu khác, Tây Đức lâm vào tình trạng suy thoái về kinh tế.
Trong những năm 80, giới cầm quyền Tây Đức buộc phải gắng sức để cải cách cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách vẽ kì thuật hiện đại với Mỹ, đặc biệt là trong công nghiệp điện tử. Nhờ kết hợp giữa kỉ thuật cũ và mới, nhờ ý chí truyền thống của mình, Tây Đức đã phục hồi được nên kinh tế. Năm 1986, tổng sản phẩm quốc dân đạt 1949 tỉ mác, sản xuất 37,5 triệu tấn thép, 28,9 triệu tấn gang, 36 triệu tấn thép cán, 81 triệu tấn than đá, 100 tỉ kw/h điện… Vẻ tổng sản lượng công nghiệp, Tây Đức vẫn giữ vị trí hàng đầu ở Tây Âu và thứ ba trong thế giới tư bản, sau Mĩ và Nhật Bản.
Tây Đức là nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới, dẫn đấu tuyệt đối về xuất khẩu 15 (trong số 35) nhóm mặt hàng. Tính đến năm 1990, các công ti Tây Đức đầu tư trực tiếp 215 tỉ Dnác (DM) ra nước ngoài, trong khi các công ti nước ngoài chỉ đầu tư 128 tỉ DM vào Đức. Theo nhận xét của Bộ kinh tế Liên bang, công nghiệp Đức bắt đầu “di chuyển” ra nước ngoài.
Vào cuối những năm 80, kinh tế Tây Đức lại rơi vào tình trạng suy thoái mạnh. Tỉ lệ lạm phát trong năm 1989 lên mức cao nhất kể từ đầu thập niên 80, giá sinh hoạt tăng vọt, số người thất nghiệp khoảng 3 triệu người. Năm 1993, tình trạng suy thoái vẫn tiếp tục diễn ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế là âm -1,6%.
Về chính trị, từ năm 1982, Chính phủ liên minh hai đảng (Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo và Liên minh xã hội Thiên Chúa giáo) lên cầm quyền ở Tây Đức, đại diện cho lợi ích của giới tư bản độc quyền.
Do cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Đức, ngày 3-10-1990, Cộng hoà dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hoà liên bang Đức để trở thành một quốc gia thống nhất. Chính phủ cầm quyền đang đứng trước những vấn đề cấp bách đặt ra; đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm chênh lệch mức sống giữa hai miền Đông và Tây, giải quyết tình trạng này sinh các lực lượng dân tộc theo “chủ nghĩa cực đoan” ở Đức v.v…
Năm 1994, nhân dân của 16 bang thuộc Cộng hoà liên bang Đức bỏ phiếu bầu Quốc hội liên bang mới (đây là lần bầu cử thứ hai kể từ khi nước Đức thống nhất – năm 1990, và là lần bầu cử thứ 13 kể từ năm 1949 đến nay).
– ITALIA
Sau nửa thế kỉ do các lực lượng phải hữu cần quyền, đất nước Italia đã làm vào cuộc khủng hoảng chính trường kéo dài triền miên (từ năm 1945 đến 1995, 54 chính phủ liên tiếp thay nhau đổ). Tuy có phát triển về kinh tế, song còn chậm so với nhiều nước Tây Âu khác. Từ đầu những năm 90 trở lại đây, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nền chính trị thiếu ổn định, xã hội bị chao đảo bởi bọn maphia và các tệ nạn xã hội. Nền kinh tế suy giảm mạnh, tài chính thiếu hụt và số người thất nghiệp chiếm 13% số lực lượng lao động. Năm 1994, sau tháng lợi trong tuyển cử, nhà tỉ phú Xinviô Bécluxcôn đứng ra lập chính phủ, nhưng chỉ tồn tại được 8 tháng thì bị đổ vì tội hối lộ, tham nhũng Quốc hội Italia đã phải thành lập một Chính phủ lâm thời do Lambertô Đini (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Italia) làm Thủ tướng. Nhưng rồi Chính phủ Lambéctô Đini cũng nhanh chóng bị đổ do sự chống phá của X. Bécluxconi.
Ngày 21-4-1996, Italia phải tiến hành bầu cử Quốc hội sớm trước thời hạn. Trong cuộc bầu cử, Liên minh trung tá (được gọi là khối “cây ôliu”, tập hợp 13 đảng phải và tổ chức gồm Đảng Dân chủ cánh tả (gốc là Dàng Cộng sản cũ), Đảng Nhân dân, Đảng nước Italia đối mới, Đảng Cộng sản tái lập (một bộ phận của Đảng Cộng sản củ) và một số lực lượng trung dung trong đó có cựu Thủ tướng Lambécts Dini, vv… đã giành được đa số ghế ở hai viện của Quốc hội mới. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử trọng đại bởi lần đầu tiên trong nửa thế kỉ qua, lực lượng “cánh tả” giành được đa số ghế ở Quốc hội và thành lập chính phủ riêng của mình.
3. Tình hình các nước tư sản Bắc Âu
Thụy Điển nằm ở Đông bán đảo Xoăngđinavợ (Bắc Âu), là một quốc gia có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa cao về nhiều mặt. Trong vài thập niên gần đây, mẫu hình phát triển kinh tế của Thụy Điển cùng những thành tựu của nước này đã khiến nhiều nước ngưỡng mộ và coi đó là một mục tiêu hấp dẫn của mình.
Vào năm 1870, điểm cất cảnh” của công cuộc công nghiệp hoa, Thụy Điển có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp là 70% (tương tự như ở Việt Nam hiện nay nhưng vẫn không đủ cung cấp lương thực cho dân số 4 triệu người lúc đó. Chỉ trong vòng gần nửa thế kỉ (1870 – 1914, Thụy Điển đa thực hiện công nghiệp hoá, xây dựng nên móng kinh tế tư bản chủ nghĩa. Từ năm 1932, lãnh tụ của Đảng Xã hội dân chủ, ông P. A. Hansàn lên cầm quyền đã mở ra một giai đoạn phát triển mới, đưa Thụy Điển từ một nước nghèo trở thành nước phát triển nhất ở Bác Âu.
Trong những năm 50, kinh tế Thuỵ Điển phát triển nhanh, tương đối thuận chiều, nhưng chưa có gì nổi bật. Nhưng đến những năm 60, 70 và 80, với những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, Thụy Điển được xếp vào hàng những nước tư bản phát triển nhất hiện nay. Về thu nhập quốc dân tính theo đầu người (năm 1993 là 26.780 đôla, đứng thứ tư thế giới); về mức sống vật chất và tinh thần cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất (chiếm 1,2% số người lao động); về sự đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, công bằng xã hội … thì chưa nước tư bản nào đạt tới được.
Đặc trưng của “mô hình Thuỵ Điển” là mức độ đảm bảo xã hội cao. Hệ thống bảo trợ xã hội ở Thụy Điển được coi là rộng rãi và hào phóng nhất thế giới. Khi sinh con, bố hoặc mẹ được nghỉ 450 ngày hưởng lương. Mỗi gia đình được nhận 5.820 cuaron một nam cho một đứa con dưới 16 tuổi. Hệ thống y tế rất hiện đại và hoàn toàn miễn phí. Hàng năm, nhà nước chi 70 tỉ cuaron cho việc bảo trợ người già. Nhìn chung, nhà nước dùng 61% tổng sản phẩm quốc dân để chỉ cho công tác bảo trợ xã hội (trong khi đó, con số này ở Anh là 20%, Đức – 25%).
Trong vài thập niên trở lại đây, người dân Thụy Điển rất đỗi tự hào về mô hình kinh tế – xã hội của họ, còn nhiều quốc gia khác cũng đã ca ngợi, ngưỡng mộ mô hình kinh tế – xã hội Thụy Điển. Về thực chất, mô hình Thụy Điển vẫn là xây dựng trên nền tảng những nguyên lí kinh tế, chính trị cơ bản của chủ nghĩa tư bản, mặc dù tiến bộ và có nhiều mặt tích cực nhưng vẫn khác về bản chất với chủ nghĩa xã hội khoa học mà C. Mác và V. L. Lênin đã khởi xướng. Nhưng dù sao, vẫn phải khách quan mà nhận định ràng: Thụy Điển là một mô hình tiến bộ của chủ nghĩa tư bản ở cuối thế kỉ XX.
Phần Lan cũng là nước tư bản phát triển ở Bắc Âu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế nước này bắt đầu có những bước phát triển nhanh chóng. Ở Phần Lan, các tổ chức độc quyền nắm những vị trí chủ chốt trong nền kinh tế, kiểm soát 5/4 tư bản công nghiệp và sản xuất hơn 1/2 sản phẩm công nghiệp. Năm 1986, Phần Lan sản xuất được 7,1 triệu m3 gỗ xẻ; 4,702 triệu tấn xenluylô; 7,549 triệu tấn giấy; 580 nghìn m3 gỗ dán; 1,977 triệu tấn gang; 2,586 triệu tấn thép và 46,3 tỉ kw/h điện. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
Hưởng cơ bản trong nông nghiệp ở Phần Lan là chăn nuôi, chiếm 70% tổng sản lượng nông nghiệp. Năm 1986, Phần Lan thu hoạch 528 nghìn tấn tiểu mạch; 70,6 nghìn tấn lúa mạch đen; 1,713 triệu tấn đại mạch; 773 nghìn tấn khoai tây; đàn gia súc gồm 1,484 triệu gia súc có sừng 1.308 triệu lợn, 66 nghìn cừu; sản xuất được 321 nghìn tấn thịt; 2,975 triệu tấn sữa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chính phủ cầm quyền ở Phần Lan đều thực hiện một chính sách đối nội, đối ngoại nhất quán: trong nước, mở rộng các quyền tự do, dân chủ trong khuôn khổ thể chế dân chủ tư sản, nâng cao phúc lợi xã hội đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động; về đối ngoại, thực hiện chính sách hoà bình trung lập tích cực, không tham gia vào các khối quân sự, tấn thành giải quyết các vụ xung đột quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
Với đời sống vật chất, tinh thần ở mức cao của thế giới (năm 1993, thu nhập quốc dân theo đầu người là 22.980 đôla) và các quyền tự do dân chủ của công dân được mở rộng, Phần Lan đang được coi là một khuôn mẫu xã hội tiến bộ của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XX.
4. Khối thị trường chung châu Âu (EEC) phát triển thành Liên minh châu Âu (EU)
Cùng với xu thế liên kết khu vực, ngày 25-3-1957, tại Roma, 6 nước tư bản Tây Âu là Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lucxenbua đã kí kết hiệp ước thành lập “Khối thị trường chung châu Âu” (EEC, còn gọi là khối Cộng đồng kinh tế châu Âu), quy định giữa các nước này phải gạt bỏ mọi trở ngại để trao đổi kinh tế với nhau và thi hành một chính sách kinh tế thống nhất với các nước khác. Từ 6 nước ban đầu, EEC đã được mở rộng thành 9 nước năm 1973 (thêm Anh, Ailen, Đan Mạch), lên 10 nước năm 1981 (Hi Lạp) và lên 12 nước (thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) vào 1986. Tháng 2-1992, tại Maaxtrich (Hà Lan) giữa 12 nước thành viên Khối thị trường chung châu Âu đã kí kết hiệp ước Maaxtrich.
Hiệp ước khẳng định đến năm 2000, EEC sẽ trở thành một liên bang thống nhất, sử dụng một đồng tiền chung là ECU chặn nhất vào ngày 1-1-1999 và một ngân hàng chung được thành lập 6 tháng trước đó; EEC lập một quỹ để giúp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hi Lạp tiến kịp các nước khác; về chính trị, hiệp ước cho phép đưa ra một chính sách ngoại giao và an ninh chung để các nước thành viên có phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước những thay đổi trên thế giới; EEC dựa vào NATO và Liên minh phòng thủ Tây Âu để bảo đảm an ninh của mình; các nước EEC (trừ Anh) sẽ áp dụng hiến chương về các chính sách xã hội chung của cộng đồng. được thông qua năm 1989. Hiệp ước Maaxtrich đánh dấu bước phát triển quan trọng trong xu thế “nhất thể hoá” của các nước trong cộng đồng châu Âu.
Từ 1-11-1993, EEC được gọi là Liên minh châu Âu (EU). Tháng 5-1994, nghị viện EU quyết định kết nạp thêm bốn nước khác là Áo, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển làm thành viên kể từ ngày 1-1-1995(2).
Hiện nay, EU có số dân 340 triệu người, gấp rưỡi Mì và gấp đôi Nhật. Tổng sản phẩm xã hội vượt quá 5,5 ngàn tỉ đôla (lớn hơn Mĩ, Mĩ có 5,2 ngàn tỉ đôla). EU chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản, gần 50% hàng xuất khẩu và hơn 50% nguồn dự trữ chất lỏng. Có thể nói, EU là một tổ chức liên kết kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Ngày 29-3-1996, tại Turino (Italia), Hội nghị cấp cao EU đã quyết định giao cho Hội nghị liên chính phủ EU nhiệm vụ “tu chỉnh Hiệp ước Maaxtrich” và nghiên cứu cái tổ các cơ quan của EU trong thời hạn 1 năm. Dư luận rộng rãi ở Tây Âu cho rằng việc “tu chính Hiệp ước Maaxtrich” và cải tổ các cơ quan của EU sẽ còn diễn ra gay go và lâu dài.
Như vậy, con đường dẫn tới một “châu Âu thống nhất” còn là quá trình lâu dài với hàng loạt những khó khăn cần phải giải quyết trong khi tình hình ở châu Âu và thế giới diễn ra phức tạp. Nhiều vấn đề hóc búa và nan giải xuất hiện ngay sau khi xoá bỏ kiển soát biên giới giữa các nước là tệ buôn bán ma tuý, hoạt động của các nhóm maphia, vấn đề di cư và nhập cư… Đồng thời, những vấn đề rắc rối giữa lợi ích dân tộc và lợi ích chung của cả khối đã, đang và sẽ còn đặt ra trước các nước thành viên EU.