Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Chủ nghĩa tư bản ra đời từ cuối thế kỉ XV, đến nay về cơ bản đã trải qua các thời kì phát triển sau đây: thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (từ cuối thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX); thời kì chủ nghĩa tư bản lũng đoạn hay chủ nghĩa tư bản độc quyền (từ cuối thế kỉ XIX đến 1945); thời kì chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước và liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước (từ sau 1945 trở đi). Qua ba thời kì, chủ nghĩa tư bản từng bước đi lên về kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những biến đổi, những tháng trăm và đạt tới trình độ phát triển cao nhất của mình từ khi ra đời (mà người ta thường gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại). Chủ nghĩa tư bản hiện đại phát triển trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, vì vậy mọi biến đổi của bản thân nó đều bắt nguồn từ việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kỉ thuật. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc điểm sau đây: 

– Trước hết, về phía tư bản, chủ nghĩa tư bản hiện đại có những nét mới trong quá trình tập trung của nó, cụ thể là vẻ quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất. Bên cạnh sự tồn tại của các công ti lớn, các tổ chức lũng đoạn là sự phát triển của các công ti vừa và nhỏ, vì với sức sống mạnh mẻ trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật, chúng vừa có khả năng được trang bị hiện đại nhất, lại vừa có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường. Cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như quan hệ giữa các công ti đã tạo cho các nhà tư bản có tính linh hoạt rất cao để kịp thời đáp ứng mọi thay đổi của thị trường dưới tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Về phía lao động, nếu như trước đây lao động rập khuôn và nửa rập khuôn chiếm vị trí chủ yếu trong sản xuất, thì hiện nay do áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, lao động sáng tạo chiếm vị trí hàng đầu và trở thành lĩnh vực hoạt động của hàng triệu triệu người lao động hiện nay là có trình độ văn hóa – kĩ thuật cao, được đào tạo nghề nghiệp vững chắc, có kĩ năng đổi mới và được bổ sung trí thức nhanh chóng. Với phương chăm con người là công nghệ cao nhất”, hệ thống giáo dục ở Mĩ, Nhật Bản, Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Thụy Điển được cải cách mạnh mẽ để nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật. Đặc biệt thành công là kinh nghiệm của Nhật Bản: một trong những bí quyết tạo ra “sự thần kì kinh tế của nước Nhật là ở chỗ hiểu rõ vai trò mới của giáo dục trong xã hội, lấy con người làm chỗ dựa cho sản xuất và kinh doanh. Người Nhật đang thực hiện “Chủ nghĩa Taylo lộn ngược”, tức là sử dụng tối đa tiềm năng sáng tạo của mỗi người lao động, mặc dù vẫn sản xuất theo hệ thống hãy chuyển như trước. 

– Về vai trò kinh tế của nhà nước trong các nước tư bản phát triển có những thay đổi lớn. Trước đây thường quan niệm rằng chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước là sự phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản. Nhưng từ đầu những năm 80 trở lại đây, do sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kỉ thuật, do quá trình quốc tế hoa ngày càng tăng vai trò và khả năng điều tiết kinh tế của thị trường tăng lên và thị trường được coi là “kẻ phán xét cuối cùng”. Vì thế, đã diễn ra quá trình tư nhân hoà các khu vực kinh tế nhà nước, chuyển sự can thiệp của nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp đối với nền kinh tế. 

Sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng và vị trí của các công ti liên quốc gia (viết tắt tiếng Anh là TNC) ngày càng lớn. Sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia do hoạt động của các công ti liên quốc gia được tăng lên không ngừng – đó là nét đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tiêu biểu cho sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản ! khối EEC rồi phát triển thành Liên minh châu Âu (EU) như hiện nay. 

– Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển cũng có những thay đổi đáng kể so với trước. Từ đầu những năm 70, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, các nước tư bản phát triển bị lệ thuộc ngày càng nhiều vào các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Đồng thời, với sự xuất hiện của hàng loạt nước “Công nghiệp mới” (NICs) đã tạo ra những mối quan hệ mới trên thị trường thế giới, làm giảm bớt sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước tư bản phát triển. 

– Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tạo nên bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá, giáo dục, văn học nghệ thuật v.v.., đưa loài người chuyển sang nền “văn minh thứ ba” sau văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp. mà thường gọi là ” văn minh hậu công nghiệp” hay “văn minh tin học”, *văn minh trí tuệ v.v…. 

– Trong những điều kiện mới của lịch sử (đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động trong nước, sự xuất hiện của các nước xã hội chủ nghĩa, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc..), chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tìm cách điều chỉnh, thích nghi về chính trị, xã hội như: thực hiện nhiều chính sách phúc lợi xã hội tiến bộ khác trước, mở rộng các quyền tự do dân chủ tư sản, bảo vệ nhân quyền… 

– Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thời kì này cũng có những nét khác trước. Trước đây, thường nói đến mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa vô sản và tư bản, giữa một số ít những người cực kì giấu có (triệu phủ, tỉ phủ) với hàng chục triệu người sống dưới mức nghèo khổ, giữa các đế quốc với nhau… Nay ở thời kì chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn không chỉ giữ nguyên như cũ mà còn nảy sinh những mâu thuẫn mới, như mâu thuẫn giữa 3 trung tâm kinh tế – tài chính (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản), mẫu thuẫn giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước “công nghiệp mới” (NICs), giữa các nước phát triển với các nước chậm phát triển, v.v… Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước tư bản tuy có sự liên minh với nhau về chính trị, quân sự (nhảm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới), nhưng không vì thế không diễn ra những mâu thuẫn và cạnh tranh gay gất về kinh tế, tài chính, thị trường và phạm vi ảnh hưởng trên các khu vực thế giới. Tóm lại, những mẫu thuẫn cũ không giảm, những mâu thuẫn mới lại nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại – đó là chỗ “yếu” cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Trước mắt, do những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật dẫn đến trình độ sản xuất được nâng cao vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân các nước tư bản có tiến bộ hơn, vì thế mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp tạm thời dịu đi ở các nước tư bản. Nhưng về lâu dài, những mâu thuẫn này sẽ làm cho chủ nghĩa tư bản không thể nào ổn định về kinh tế, chính trị và làm lộ rõ những “tật bệnh” và bản chất áp bức, bóc lột, bất công của chế độ tư bản chủ nghĩa. 

– Chủ nghĩa tư bản hiện đại, với những của cải vật chất dồi dào, đã tạo nên ở các nước tư bản phát triển một “lối sống xã hội tiêu dùng” với những mặt tiêu cực, sa đoạ: nạn ma tuý, nạn maphia, tội ác và bạo lực, những kiểu an chơi trác táng và lối sống không lành mạnh, nạn tham nhũng tràn lan v.v… 

Tóm lại, chủ nghĩa tư bản hiện đại dù phốn vinh và phát triển thế nào chăng nữa, vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công.