Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa

1. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu 

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông  u là do nhiều nguyên nhân. Có thể nêu một cách khái quát: 

Nguyên nhân sâu sa là trong mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót, mô hình ấy tuy đã có những phù hợp nhất định trong một thời kì đặc biệt trước đây, nhưng ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế – xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính nang động và mềm dẻo trong phát triển. Cũng từ cơ chế đó dẫn tới tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bảng, vi phạm nghiêm trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những khuyết tật, thiếu sót được duy trì quá lâu càng làm cho các nước xã hội chủ nghĩa xa rời những tiến bộ, văn minh của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình trạng “trượt dài” từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề về kinh tế – xã hội. Sự thật, không phải các nhà lãnh đạo nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây không nhận thấy những trì trệ đó, nhưng mọi cố gắng vẫn không thể thu được kết quả trong khuôn khổ cơ chế mô hình cũ. 

Sau này, khi tiến hành cải tổ – cải cách nhằm khắc phục những khuyết tật sai lầm, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác lại liên tiếp phạm thêm sai lầm nghiêm trọng nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng rối loạn tới mức không còn kiểm soát được tình hình, đưa tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này. 

Những hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước cũng là tác động không nhỏ làm cho tinh hình càng thêm khủng hoảng và rối loạn, đưa tới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa. 

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 – 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nể. Đó là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa. 

Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc. 

2. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức Hiệp ước Vacsava 

Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và trước những biến đổi của tỉnh hình thế giới mới, sự tồn tại của Hội đồng tương trợ kinh tế – tổ chức hợp tác quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa – không còn thích hợp nữa. Do đó, ngày 28-6-1991, tại khoá họp 45 của Hội đồng tương trợ kinh tế ở Budapét, đại diện các nước thành viên đã kí nghị định thư quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức này sau hơn 40 năm tồn tại. Các nước thành viên đều nhất trí sau khi giải thể sẽ tiếp tục phát triển hợp tác trên cơ sở tay đôi. 

Cũng trong bối cảnh đó, nhất là sau cuộc gặp tại Manta vào cuối năm 1989 giữa Tổng thống Mỹ – Busd và Tổng thống Liên Xô – Goocbachop. tỉnh trạng “Chiến tranh lạnh” được coi như đã chấm dứt trên thế giới, do đó sự tồn tại của Tổ chức Hiệp ước Vacxava, liên minh chính trị – quản sự của các nước xã hội chủ nghĩa, không còn thích hợp nữa. Tại Praha, ngày 1-7-1991, Hội nghị lãnh đạo các nước thành viên Hiệp ước Vacxava đã chính thức quyết định giải thể tổ chức này sau 36 năm tồn tại. 

Như thế, những tổ chức quốc tế quan trọng nhất của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Mạc dấu có những hạn chế và thiếu sót trong quá trình hoạt động, hai tổ chức SEV và Vacxava đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc củng cố tình hữu nghị, bảo vệ và phát triển quan hệ hợp tác giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. 

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất nặng nề. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội – như V. I Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không ?