Sự phát triển của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những khó khăn của nó từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90

Giai đoạn phát triển mới của phong trào cộng sản quốc tế bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến giữa những năm 70. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của phong trào cộng sản quốc tế. Cuối giai đoạn này, Đảng Cộng sản đã hoạt động ở hơn 90 nước trên thế giới với hơn 75 triệu đảng viên (trong đó, 15 Đảng Cộng sản cầm quyền ở 15 nước xã hội chủ nghĩa với gần 70 triệu đảng viên, 28 Đảng Cộng sản ở các nước tư bản phát triển gồm 3,5 triệu đảng viên, 16 Đảng Cộng sản ở các nước đang phát triển ở châu Á, 9 Đảng Cộng sản ở châu Phi và 26 Đảng Cộng sản ở Mĩ latinh gồm tổng số khoảng 1,5 triệu đảng viên). Không có một trào lưu tư tưởng chính trị nào có lực lượng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử thế giới trong giai đoạn lịch sử này như phong trào cộng sản quốc tế và các đội ngũ của nó. 

Thành tựu lớn nhất của phong trào cộng sản quốc tế là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, làm thay đổi bộ mặt của hành tinh chúng ta. Từ những năm 1944-1945 đến 1949, một loạt nước dân chủ nhân dân ở châu Âu và châu Á xuất hiện, cùng với Liên Xô – nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới – hình thành hệ thống XHCN thế giới. Từ đây, thế giới chia làm hai phe, hai cực đối địch nhau. Cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống ảnh hưởng to lớn, có tính quyết định đến lịch sử phát triển chính trị thế giới. Sự ra đời và phát triển của hệ thống XHCN thế giới với 1/4 diện tích trái đất và gần 1/3 dân số nhân loại với những tiềm lực và thành tựu to lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh là nhân tố quan trọng, có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển tiến bộ của thế giới trong suốt mấy thập niên giữa thế kỉ XX.

Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là sự kế tiếp và là kết quả đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kéo dài hàng thế kỉ. Từ giữa thế kỉ XIX, khi mới ra đời phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chủ nghĩa xã hội mới chỉ được coi như một “bóng ma ám ảnh châu Âu”. Phải trải qua hơn nửa thế kỉ đấu tranh, tích lũy và chuẩn bị (chuẩn bị lí luận cách mạng, chuẩn bị tổ chức và lực lượng cách mạng, diễn tập qua Công xã Pari 1871 và cách mạng dân chủ tư sản Nga 1905-1907, …) đến năm 1917, chủ nghĩa xã hội mới thắng lợi đầu tiên ở một nước (Liên Xô). Phải trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ và hi sinh xương máu, phải đánh bại tất cả các cuộc tấn công của các lực lượng thù địch (tiêu biểu là cuộc bao vây, can thiệp quân sự của 14 nước tư bản những năm 1918-1920 và đặc biệt là cuộc tấn công xâm lược của phát xít Hitle những năm 1941-1945), mới bảo vệ được nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và tạo điều kiện cho chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới. Như thế, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là con đẻ chủ yếu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế” và phong trào giải phóng dân tộc. 

Từ giữa những năm 70 về trước, các Đảng Cộng sản cầm quyền không những là đội ngũ lớn nhất về số lượng, mà còn là đội ngũ có uy tin chính trị và ảnh hưởng cách mạng rất rộng lớn trên thế giới. Ở các nước XHCN, Đảng Cộng sản và công nhân đang lãnh đạo nhân dân xây dựng một thế giới mới, thế giới không còn chế độ người bóc lột người và mỗi dân tộc, mỗi cá nhân đều được tự do; các dân tộc bình đảng; quan hệ dân tộc kiểu mới được hình thành. Các nước XHCN và Đảng Cộng sản đã góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới, bảo vệ vựng chắc hòa bình thế giới, ủng hộ và giúp đỡ các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân, góp phần cho hơn 100 quốc gia độc lập đã ra đời, làm thay đổi so sánh lực lượng trên thế giới, có lợi cho các lực lượng cách mạng và tiến bộ. 

Ở khu vực thế giới không xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân nhiều khi phải hoạt động bí mật. Ở các nước này đã có hơn 40 triệu cử tri ủng hộ đường lối, chính sách của đảng, ủng hộ các ứng cử viên cộng sản trong các cuộc bầu cử cơ quan quyền lực trung ương và địa phương. Các Đảng Cộng sản và công nhân là người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của những người lao động, vì hòa bình, dân sinh và dân chủ. 

Với 3,1 triệu đảng viên, 22 Đảng Cộng sản ở Tây Âu có vị trí tương đối vững chắc trong các tổ chức công đoàn và các tổ chức dân chủ khác, trở thành lực lượng chính trị lớn mạnh. Có nhiều đảng viên cộng sản tham gia nội các tư sản hoặc trở thành những nhà quản lí ở một số địa phương (như ở Pháp, Italia). 

26 Đảng Cộng sản ở khu vực Mĩ latinh và vùng Caribê (gồm khoảng trên 900 nghìn đảng viên) đã và đang lãnh đạo nhân dân nước mình chống chế độ độc tài, đòi độc lập dân tộc, ủng hộ cách mạng Cuba. Ở đây, nhiều dàng phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trong điều kiện cực kì khó khăn. 

Ở châu Á và châu Phi, có khoảng hơn 500 nghìn đảng viên. Các Đảng Cộng sản, công nhân và lao động ở đây đã và đang lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ mọi hình thức của chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, củng cố độc lập vẽ chính trị, đòi chủ quyền về kinh tế. Một số đảng công khai đấu tranh đòi phát triển đất nước theo con đường không tư bản chủ nghĩa. 

Phong trào cộng sản quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều vấn đề mới cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế soạn thảo đường lối, chính sách, lí luận và thực tiễn, quan hệ giữa các đảng v.v.. 

Trong giai đoạn thứ nhất (1945 đến nửa đầu những năm 70) phong trào cộng sản quốc tế có một tổ chức quốc tế của mình là Quốc tế cộng sản, nhưng nó tự giải tán vào năm 1943 và sau thắng lợi chống phát xít năm 1945, tổ chức này không được phục hồi. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các Đảng Cộng sản đều phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, trưởng thành qua nhiều thử thách, song không có một tổ chức quốc tế. Trong khi đó, các phong trào chính trị khác được lập ra hay khôi phục tổ chức của mình. Năm 1951, các Đảng Xã hội, Đảng Xã hội – dân chủ… phục hồi tổ chức quốc tế của mình, tuyên bố thành lập Quốc tế xã hội chủ nghĩa và tổ chức này tồn tại đến ngày nay với khoảng hơn 100 đang đang hoạt động trên khắp 5 châu. 

Như vậy, phong trào cộng sản quốc tế chuyển từ một tổ chức quốc tế tập trung thống nhất cao, có kỉ luật chặt chẽ nghiêm ngặt trước đây sang một phong trào chính trị quốc tế của các Đảng Cộng sản tương đối độc lập, tự chủ, quan hệ với nhau bằng tình đoàn kết giai cấp có tính quốc tế, với những nguyên tắc tư tưởng và chiến lược chung. Từ năm 1947 đến 1956, hình thức trao đổi kinh nghiệm và thống nhất các hoạt động của một số Đảng Cộng sản (chủ yếu là châu Âu) là Hội nghị thông tin của các đại biểu các đảng này, gọi tắt là Cục thông tin quốc tế (Cục thông tin cộng sản). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các Đảng Cộng sản và công nhân đã tổ chức được nhiều Hội nghị quốc tế để trao đổi ý kiến, thảo luận, đánh giá các vấn đề lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, phong trào độc lập dân tộc, phong trào công nhân quốc tế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của phong trào, của các đảng ở các khu vực, những vấn đề lí luận, chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản quốc tế. Đó là các hội nghị quốc tế của các Đảng Cộng sản và công nhân thế giới những năm 1957, 1960 và 1969 ở Matxcơva với sự tham gia của đa số các Đảng Cộng sản trên thế giới, sau đó là hội nghị các Đảng Cộng sản châu Âu năm 1976. 

Trong 50 năm qua, bên cạnh thành tựu to lớn, phong trào cộng sản quốc tế cung gặp nhiều khó khăn và trải qua những thời điểm khủng hoảng nghiệm trọng. Ở giai đoạn này, sự phát triển vượt bậc, sự thống nhất là dòng chính của phong trào cộng sản quốc tế, song cùng chính ở giai đoạn này đã nảy sinh những rạn nứt, những bất đồng quan điểm, chính kiến về những vấn đề quốc tế, và đường lối chiến lược, sách lược của các Đảng Cộng sản. 

Cuối những năm 40, sự bất đồng diễn ra bắt đầu từ Đảng Cộng sản Liên Xô và Nam Tư, để rồi Đảng Cộng sản Nam Tư bị khai trừ ra khỏi Cục thông tin vào tháng 2-1948. Vào cuối những năm 50 và những năm 60, những mâu thuẫn, bất đồng về đường lối, chiến lược, sách lược trong nội bộ phong trào cộng sản càng gay gắt. Nguyên nhân chính dẫn đến tỉnh trạng này là sự xuất hiện chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, chủ nghĩa xét lại trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó do N. Khơrutxốp đứng đầu) và chủ nghĩa cơ hội tả khuynh ở một số đảng khác. Đáng chú ý là mâu thuẫn giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc hai đảng cầm quyền ở hai nước XHCN lớn nhất – dần dần trở thành mâu thuẫn giữa hai nước với nhau. Chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại tác – động tiêu cực đến sự thống nhất, đoàn kết của phong trào cộng sản quốc tế lúc đó, làm cho hàng ngũ các Đảng Cộng sản bị chia rẻ, phân biệt. 

Sự lạc hậu về lí luận và đường lối chiến lược, sách lược thiếu căn cứ khoa học xác đáng dã dẫn đến việc sự nghiệp cách mạng của nhiều Đảng Cộng sản trong giai đoạn này bị tổn thất lớn, hoặc gặp nhiều khó khăn. Đó là khủng hoảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Hunggari (1956), ở Ba Lan (1956, 1970–1971), ở Tiệp Khắc (1968), ở Trung Quốc trong thời “đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hóa vô sản” (1959-1976), thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa cộng sản đầu những năm 60 của Khơrutxốp và những cuộc cải cách từ 1965 đến 1969 của Côxughin ở Liên Xô… Đó là thất bại nặng nề của phong trào cộng sản ở nhiều nước Đông Nam Á giữa những năm 60, trong đó có Đảng Cộng sản Inđônêxia với hơn 3 triệu đảng viên, có cơ sở quần chúng rộng rãi và vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một số Đảng Cộng sản không còn vai trò trong cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc (như Angiêri) v.v….

Giai đoạn thứ hai của phong trào cộng sản quốc tế được bắt đầu từ giữa những năm 70 đến đầu năm 1991. Ở giai đoạn này, phong trào cộng sản lâm vào khủng hoảng và suy thoái, và như nhiều người đứng đầu các đảng nhận định, cuộc khủng hoảng đã lên đến “đỉnh của vòng xoáy trôn ốc”. Khủng hoảng ở ngay bộ phận nòng cốt của phong trào, ở các đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô, chủ nghĩa xã hội bị thoái trào, các Đảng Cộng sản và công nhân bị mất chính quyển, chuyển sang vị trí đối lập. Một số đảng bị cấm hoạt động, các cán bộ đảng viên bị truy bức về chính trị và tinh thần. Nội bộ nhiều đảng có mâu thuẫn, phân liệt, một bộ phận những người cộng sản từ bỏ bản sắc cộng sản, từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chuyển sang lập trường xã hội dân chủ hoặc thỏa hiệp với các thế lực thù địch. 

Đảng Cộng sản Liên Xô và nhiều đảng cầm quyền ở châu Âu lâm vào tình trạng bảo thủ giáo điều. Các quan niệm lí luận và tư tưởng của họ bị “lạc hậu, bất cập” và “thiếu hụt” trước những đòi hỏi mới của cuộc sống, xa rời học thuyết Mác – Lênin. Theo Lênin, chủ nghĩa xã hội không thể xây dựng “từ trên xuống bằng các sắc lệnh của bộ máy nhà nước, mà là sự nghiệp sáng tạo sinh động của đông đảo quần chúng nhân dân. Đảng Cộng sản và nhà nước phải tổng hợp và truyền bá những kinh nghiệm tiên tiến do quần chúng đúc kết qua hoạt động kinh tế và tự quản. Chỉ bằng cách ấy mới có thể đạt được thành công trong xây dựng chủ nghĩa xã hội… Rất tiếc, sau khi Lênin mất, NEP bị bãi bỏ, kinh nghiệm hoạt động kinh tế độc lập, tự quản của người lao động được thay thế bằng bộ máy hành chính quan liêu. Chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1929 được xây dựng theo mệnh lệnh “từ trên xuống theo quan niệm của Xtalin về chủ nghĩa xã hội. Kết quả là chủ nghĩa quan liêu Xô viết ngày càng tăng cường. Khuyết tật đó làm biến dạng, thoái hóa, biến chất bản chất nhân đạo, dân chủ của chủ nghĩa xã hội (được thiết lập từ tháng 11-1917). Những quan điểm sai lầm đó dẫn đến thảm họa tập thể hóa cưỡng bức, khủng bố hàng loạt những người có chính kiến khác, áp đặt các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bằng các sắc lệnh… Tất cả việc làm đó đã ngăn cản tiềm năng của chế độ mới, làm mất lòng tin của nhân dân và CNXH. Những người kế tục Xtalin là Khơrutxốp, Bregionép đều không có gì mới về nguyên tắc – trong lí luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lí luận và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển” do các Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành trong những năm 70, 80 thực tế bị thất bại. Các nước này bỏ lỡ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, không đạt tới trình độ tiến bộ, đuổi kịp và vượt chủ nghĩa tư bản hiện đại, mà rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, thua kém các nước tư bản về nhiều mặt. Hunggari, Tiệp Khắc, Liên Xô bị trì trệ, còn Ba Lan ngay từ đầu năm 1980 lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tư tưởng cải cách có hệ thống và thận trọng đã lóe sáng trong thời Anđrôpop ở Liên Xô, song lại vụt tắt. Đến Đại hội 27 Đảng Cộng sản Liên Xô (1986) và các Đại hội các Đảng Cộng sản các nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian này thực tế vẫn chưa nhận thức đẩy đủ và tất yếu phải đổi mới, cải cách, đã thông qua cương lĩnh hoàn thiện chủ nghĩa xã hội phát triển, chiến lược đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 với mục tiêu đuổi kịp và vượt các nước tư bản tiên tiến. 

Sự nhận thức về đổi mới được diễn ra chậm chạp và đầy khó khăn. Tại Hội nghị Trung ương tháng 1-1987, Đảng Cộng sản Liên Xô mới chính thức tuyên bố đường lối cải tổ thay thế cho đường lối “tăng tốc”. Hunggari, Ba Lan cũng tuyên bố tiến hành cải cách trong thời gian này. Tuy nhiên, các ban lãnh đạo của nhiều nước XHCN như: Rumani, Anbani, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Cộng hòa dân chủ Đức trong thời gian những năm 80 đều bác bỏ mọi tư tưởng cải cách đổi mới. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Bungari và Tiệp Khắc trên lời nói hứa hẹn cải cách, nhưng không tiến hành một biện pháp nghiêm túc cụ thể nào. Sự chậm trễ này đã dẫn tới sự sụp đổ về kinh tế, sự bất ổn về chính trị xã hội của chủ nghĩa xã hội thế giới và cuối cùng là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan rã của các Đảng Cộng sản cầm quyền ở Anbani, Bungari, Rumani, Nam Tư, Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khác, Ba Lan, Hunggari, Liên Xô và Mông Cổ trong những năm 1989-1991. 

Từ giữa những năm 70, nhiều Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa (Pháp, Italia, Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Phần Lan, Nhật Bản, Mehicô, Ôxtrâylia…) đã thấy rõ những hạn chế của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết và tuyên bố đi theo đường lối “chủ nghĩa cộng sản châu Âu”. Các đảng theo quan niệm “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” cho rằng CNXH có nhiều mô hình khác nhau ở những nước khác nhau. Nền tảng của “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” là chủ nghĩa đa nguyên: đa nguyên chính trị, đa nguyên kinh tế, tư tưởng… tức là các đảng có vị trí như nhau, có thể thay nhau cầm quyền theo sự phán quyết của cử tri v.v… Tất cả các đảng này đều phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực, chủ trương xây dựng “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, bác bỏ con đường bạo lực cách mạng, thông qua con đường nghị trường cải biến “dân chủ” chế độ tư bản chủ nghĩa (tức con đường thứ ba). Các đảng theo “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” cùng với hàng chục Đảng Cộng sản khác (khoảng 60 đảng) không những từ bỏ chuyên chính vô sản”, từ bỏ “cách mạng bạo lực”, mà còn thực hiện liên minh chính trị rộng rãi, thỏa hiệp với cả phái tả và các đảng tư sản. “Chủ nghĩa cộng sản châu Âu” không đi vào được cuộc sống, một số đảng đi theo xu hướng này làm vào khủng hoảng. Đến cuối thập niên 70, “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” đã mất hết ảnh hưởng của nó. 

Cùng với những khó khăn và thất bại của các Đảng Cộng sản ở các nước Liên Xô và Đông Âu, nhiều Đảng Cộng sản ở các khu vực khác trên thế giới cũng gặp khó khăn trầm trọng 

Trong những năm cuối của thập niên 70, các đảng cách mạng mác-xít đã thi hành đường lối cách mạng bạo lực thành công, giành chính quyền ở một loạt nước Á-Phi-Mi latinh như: Apganixtan, Nam Yêmen, Campuchia, Êtiôpi, Angola, Môdambich, Nicaragoa v.v… Nhưng ngay sau đó họ bị thất bại trong việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, quản lí và xây dựng chế độ mới. Hầu như tất cả các nước này sau một thời gian ngắn lại rơi vào cuộc nội chiến triển miền, các cơ sở kinh tế, chính trị – xã hội bị sụp đổ. Nhiều nước theo định hướng XHCN trước đây, do không thu được kết quả mong muốn, đã từ bỏ đường lối cũ của mình. Nhiều nước bắt đầu tìm kiếm giải pháp chính trị, đàm phán hòa bình, chấm dứt nội chiến, khôi phục và cải cách nền kinh tế. 

Phong trào cộng sản ở Mi latinh trong thập niên 80 có vai trò lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, góp phần lật đổ các chế độ phản động, thiết lập chế độ dân chủ, trở lại hoạt động hợp pháp, công khai, có vai trò đáng kể trong đời sống chính trị của đất nước như Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay, Chilê, v.v… Trong lúc đó, các Đảng Cộng sản ở vùng Đông Nam Á bị đàn áp khốc liệt từ những năm 60, phải hoạt động bí mật, số lượng giảm sút, nội bộ chia rẽ. Các đảng này không còn vai trò đáng kể trong sinh hoạt chính trị của đất nước mình. 

Tình hình phong trào cộng sản ở vùng Nam Á diễn biến phức tạp. Các Đảng Cộng sản ở Ấn Độ bị phân liệt và chia rẽ, ít thống nhất trong hoạt động, vì một đảng ủng hộ Đảng Quốc đại và một đảng khác – Đảng Cộng sản Ấn Độ mác xít lại đứng trên lập trường đấu tranh giai cấp triệt để. Có một lực lượng đảng viên hơn 60 vạn người, có lúc giành thắng lợi và nằm chính quyền ở 3 bang, song những người cộng sản Ấn Độ chưa có vị trí xứng đáng trong nền chính trị quốc gia. 

Các Đảng Cộng sản ở khu vực Arập hoạt động trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Phần lớn bị cấm hoạt động, bị đàn áp khốc liệt, có số lượng nhỏ bé và ít ảnh hưởng trong quần chúng. 

Nhìn chung, phong trào cộng sản trong giai đoạn này suy thoái, khủng hoảng, nhất là ở châu Âu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự chậm tổng kết lí luận và thực tiễn, giáo điều trong việc áp dụng kinh nghiệm và vận dụng lí luận, chặn đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng.

Nhưng sự khủng hoảng và suy thoái của phong trào cộng sản trong giai đoạn này còn bắt nguồn từ sai lầm đã nảy sinh từ những năm 30-50, đó là độc quyền chân lí, sự áp đặt đường lối và phương pháp từ một đảng lớn, sự tranh giành quyền lãnh đạo trong phong trào cộng sản và trong các nước XHCN, chủ nghĩa dân tộc nước lớn v.v… Nghiêm trọng hơn, các Đảng Cộng sản cầm quyền đã dùng vũ trang để giải quyết mâu thuẫn, như xung đột biên giới Xô-Trung (1969), Trung Việt(1979). Điều đó dẫn đến sự phân hóa sâu sắc và khủng hoảng nghiêm trọng trong phong trào cộng sản quốc tế. 

Ban lãnh đạo một số đảng đã phạm sai lầm trong việc thống nhất tư tưởng và hành động của giai cấp công nhân. Với lập trường “tả khuynh biệt phái mới”, họ đã từ chối việc liên minh, hợp tác với những chính đảng và các trào lưu chính trị khác. Từ độc quyền chân lí, độc quyền lãnh đạo, họ coi những đảng không ăn cánh với mình là cơ hội, xét lại, là “đội quân ngấm” của kẻ thù giai cấp. Do vậy, trong một thời gian dài đã đẩy các đảng ấy sang trận tuyến chống cộng sản, hoặc trở thành lực lượng trung lập trong cuộc đấu tranh giai cấp. 

Bên cạnh đó cũng còn phải kể đến sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Do thiếu nhạy cảm với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, không thích ứng kịp với những thành tựu của khoa học-ki thuật mới, ban lãnh đạo một số đảng chậm để ra chiến lược phát triển khoa học – công nghệ, làm sản xuất trì trệ, mức sống của nhân dân giản sút. Vì thế đã tạo ra một khoảng cách lớn về kinh tế, về mức sống giữa các nước của hai hệ thống xã hội đối lập. 

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, Đảng Cộng sản không chuyển hướng kịp thời chính sách trước sự thay đổi về kết cấu giai cấp và xã hội do sự tác động của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Khi các ngành kinh tế cổ truyền bị đảo lộn, cơ sở xã hội của đảng bị xói mòn, các đảng này vẫn chưa xây dựng được cương lĩnh mới nhằm thích ứng với tình hình mới. 

Một số đảng ở các nước đang phát triển chưa có chương trình hành động đối phó kịp thời trước sự chuyển hướng chiến lược của chủ nghĩa đế quốc ở khu vực và những biến đổi của tình hình quốc tế. Điều đó làm cho các đảng ở đây lúng túng trong đường lối của mình.