Những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật

Trải qua nửa thế kỉ, nhất là từ giữa thập niên 70, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã thu được những thành tựu to lớn và kì diệu trên nhiều lĩnh vực. 

Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử các ngành toán học, vật lí học, hóa học, sinh vật học… Các nhà khoa học đã có những phát minh vô cùng quan trọng, như sóng điện từ, trường điện từ, tia rơnghen và hiện tượng phóng xạ, sự phân chia của nguyên tử, bản chất hạt sóng của ánh sáng, khởi thảo thuyết lượng tử và thuyết tương đối học, tìm ra những định luật và định lí mới về toán học, lí học và sinh vật học .v.v… 

Toán học đã có nhiều phát minh lớn, phát triển thành nhiều ngành riêng biệt, đang ngày càng thâm nhập vào các ngành khoa học khác và tạo thành quá trình toán học hóa khoa học (không những trong khoa học sự nhiên mà cả trong khoa học kinh tế và khoa học xã hội – nhân văn).

Hóa học đã có những thành tựu to lớn, đang tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động vào kỉ thuật và sản xuất, mở ra những phương pháp hoàn toàn mới để sản xuất những “vật liệu hóa học” mà những vật liệu này có nhiều ưu việt hơn so với vật liệu tự nhiên (như siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn, siêu sạch… ) và đặc biệt nó sẽ thay thế vật liệu tự nhiên đang bị cạn kiệt dẫn. Trên ý nghĩa đó, một số nhà bác học nhận định rằng, “tương lai thuộc về những vật liệu hóa học”. 

Với những phát minh lớn về lí thuyết hạt nhân, về sóng điện từ, trường điện từ, hiện tượng phóng xạ … vật lí học đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng nguyên tử và những phương tiện giao thông vận tải thông tin hết sức hiện đại. 

Cuộc cách mạng trong sinh học đã dẫn đến cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp và sự ra đời của phóng sinh học và công nghệ sinh học bao gồm công nghệ sinh hóa, y và dược sinh hóa, công nghiệp sinh vật chế biến thực phẩm, công nghiệp sinh học chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tốc độ sản xuất của công nghệ sinh học là 9%/ năm từ nay đến năm 2000. Một phương hưởng lớn của khoa học trong những năm còn lại của thế kỉ XX này là đem những thành tựu kì diệu của các ngành khoa học chính xác như toán học, vật lí học, hóa học áp dụng vào sinh vật học, giúp ngành khoa học này đi sâu khám phá những điều bí ẩn của sự sống, và chắc chân rằng tương lai của ngành sinh vật học hiện đại sẽ tác động mạnh mẽ đến y học và khoa học nông nghiệp. Sự xâm nhập của các ngành khoa học chính xác vào sinh vật học đã này sinh những ngành khoa học bất cấu”. vật lí sinh vật (gọi tắt là li sinh), hóa sinh học (hóa sinh), điều khiển học sinh vật… Người ta nói rằng từ “thế kỉ của vật lí học”, con người đang bước đầu sang “thế kỉ của sinh vật học”. Sinh vật học hiện nay không phải là sinh vật học mô tả mà là sinh vật học phân tử. 

Ngoài những thành tựu về sinh vật học của thế kỉ trước và đầu thế kỉ XX, đến những năm 40 của thế kỉ XX trở đi, các nhà bác học đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, vào năm 1944, Evơri và hai cộng tác viên của ông là Mắc Cacti và Mắc Lốt đã xác minh rằng chất truyền đặc tính di truyền chính là một loại axit đềzôxiribônucleic, viết tắt là ADN. Năm 1953, nhà hóa học người Anh-Cric cùng nhà sinh vật người Mỹ – Oấtxơn đã tìm ra cấu trúc theo hai chuỗi hình xoán ốc giống như cái thang xoắn ốc của ADN. Nhà vật lí học người Anh Uynkin đã chụp được những bức ảnh rõ ràng về cấu trúc ADN giống như tinh thể. Có thể nói rằng, năm 1953 – năm phát minh ra cấu trúc xoắn đội của ADN – cũng là năm khai sinh ra ngành sinh vật học mới: sinh vật học phân tử.

Những thành tựu nổi bật tiếp theo của ngành sinh vật học phân tử là việc tổng hợp axit ribônucleic (ARN) do nhà sinh hóa học Tây Ban Nha – Osoa tiến hành vào năm 1955 và việc tổng hợp ADN do nhà sinh hóa Mi-Cocbe đảm nhiệm. Năm 1965, nhà sinh hóa người Mỹ là Nirenbe đã vạch bức màn bí mật của mã di truyền. Nam 1973, Nicôlai Đubinin (người Nga) cùng đồng nghiệp đã tổng hợp thành công gien của động vật. Jesse Taynes (Mi) và Hohn Dodds ở trung tâm khoai quốc tế – Lima (Peru) nghiên cứu cách làm cho khoai dẫn dân có giá trị prôtêin như thịt. Một loại “siêu cà chua” (Supertomato) đang được tạo ra, có khả năng chống sâu bệnh, có thể chuyển những đặc tính của siêu cà chua cho khoai, củ cải đường… 

Công nghệ sinh học và xử lí di truyền cũng đang được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi đối với động vật. Việc chuyển gien”(transgeneris), có nghĩa là lấy gien từ giống loài này đưa vào giống loài khác đang được thực hiện. Việc giải mà di truyền là thành tựu khoa học lớn nhất của thế kỉ này. Có thể lấy ra những gien mang một đặc tính di truyền nào đó. Những triển vọng này đã làm cho người ta bớt lo sợ. Bố mẹ có thể chuẩn bị để có bào thai của những đứa con theo chương trình, tránh được những khuyết tật di truyền.

Thứ hai, các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là sự ra đời của máy tính diện từ, máy tự động và hệ thống máy tự động . Người máy (rôbốt) ngày càng được sử dụng rộng rãi, thay thế con người trong nhiều công việc nguy hiểm và phức tạp. 

Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mĩ vào năm 1946 chạy bằng đèn điện tử chân không, làm được vài nghìn phép tính một giây. Thế hệ hai của máy tính ra đời vào thập niên 60, sử dụng bóng bán dẫn (transitor). Thế hệ thứ ba ra đời vào những năm 70, kích thước thu gọn bằng cái tủ, làm được hàng triệu phép tính một giây. Sang thập niên 80, người ta chế tạo ra các mạch lớn và cực lớn, có sức chứa từ 10 vạn đến trên 1 triệu transitor trong mạch. Nhờ vậy, thế hệ máy tính thứ tư đã ra đời. Trong những năm 90 này, người ta đang tích cực triển khai thế hệ máy tính thử nam, giúp con người trong suy luận thông minh. 

Từ chiếc máy tính điện tử đầu tiên (ra đời năm 1946) đến nay, máy tỉnh đã trải qua nhiều thế hệ cho phép con người có thể giải được hàng triệu, hàng chục triệu phép tính trong một giây. Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn tới tự động hóa quá trình sản xuất, nghĩa là máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ “làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghỉ” và “giải quyết” thay con người. 

Năm 1948, chiếc đèn bản dẫn transitor ra đời, gây nên một cuộc cách mạng trong công nghiệp điện tử cũng như trong các ngành kĩ thuật khác. Tiếp theo các chất bán dẫn là các mạch vi điện tử, tạo thành thế hệ thứ ba của điện tử học. Các mạch vi điện tử được sử dụng rộng rãi trong máy bay siêu thanh hiện đại, tên lửa và con tàu vũ trụ, máy tính điện tử, máy thu thanh, vô tuyến truyền hình… 

Các nhà khoa học còn sáng chế ra “người máy” (rôbốt) và ngày nay rô bốt đã đảm nhận những công việc mà con người không thể làm được hoặc không nên làm: rôbốt trèo tường, lau cửa sổ ở những tòa nhà cao chọc trời, rô bốt lặn sâu xuống đại dương tới 6-7 nghìn mét, rô bốt làm việc trong các nhà máy điện nguyên tử ở những bộ phận dễ bị nhiễm xạ… 

Ngoài ra, còn hàng loạt những công cụ mới với tính năng hết sức hiện đại được con người sáng chế nhằm phục vụ cho sản xuất trong tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng. 

Thứ ba, trong tình hình nguồn năng lượng thiên nhiên (than, dầu mỏ…) đang vơi cạn dần và trở nên khan hiếm một cách đáng lo ngại (sinh hoạt của con người càng nâng cao thì nhu cầu năng lượng càng tăng lên với một nhịp độ rất cao, chỉ 10 năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng trên thế giới đã tăng hơn 2 lần, trong đó tiêu thụ năng lượng điện tăng 3,6 lần) thì con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió … Trong đó, năng lượng nguyên tử và năng lượng mặt trời đang dần dần được sử dụng một cách phổ biến, và trong một tương lai không xa, nó sẽ thay thế dần ngành nhiệt điện và thủy điện.

Vào năm 1945, bom nguyên tử đã ra đời ở Mĩ. Nam 1954, Liên Xô xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Từ đấy, năng lượng nguyên tử phát triển hết sức nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2000, hơn một nửa sản lượng điện thế giới sẽ là điện nguyên tử. 

Nguồn năng lượng nhiệt hạch được tạo thành khi hai hạt nhân đơteri (hyđrô nặng) và triti (hyđrô siêu nặng) kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân hêri, đồng thời phóng ra một nơtrốn và giải phóng một năng lượng rất lớn, năng lượng này được gọi là năng lượng nhiệt hạch. Việc khống chế nguồn năng lượng vô cùng to lớn này có một ý nghĩa rất lớn mà các nhà khoa học gọi là vấn đề điều khiển phản ứng nhiệt hạch. Hiện nay, vấn để điều khiển phản ứng nhiệt hạch đang được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, (Mĩ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Nga, …). Các nhà khoa học dự kiến rằng vấn đề nghiên cứu điều khiển phản ứng nhiệt hạch có thể giải quyết về nguyên lí trong phòng thí nghiệm vào khoảng năm 2000, sau đó sẽ xuất hiện các lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm. Tiếp theo vào nửa cuối thế kỉ XXI, năng lượng nhiệt hạch sẽ được sử dụng phổ biến, lúc ấy loài người sẽ có một nguồn năng lượng vô tận. 

Năng lượng mặt trời (còn được gọi là chất đốt “cao thượng”) không những góp phần giải quyết nạn khủng hoảng năng lượng mà còn giải thoát thế giới khỏi sự đe dọa của nạn ô nhiễm môi trường, một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với tương lai của nhân loại. 

Hiện nay, việc sử dụng năng lượng mặt trời trên thế giới theo nhiều phương hướng. Phương pháp đơn giản nhất là lợi dụng hiệu ứng “lồng kính”(1). Thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời chính là dựa trên nguyên tắc “lồng kính” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước (Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, v.v..). Ở Nhật, thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ngày càng phổ biến, từ 350000 cái – năm 1960 lên 2 triệu cái – năm 1973. Một thiết bị khác dùng để lọc nước mặn bằng năng lượng mặt trời cũng được chế tạo ở Chile năm 1951. Các nhà bác học Udobekixtan đã chế tạo một loại máy lọc gọi là “giếng xách tay” chỉ nặng 3kg, có thể lọc mỗi lần được 2 lít nước. Ở Liên Xô (cũ), Nhật, Trung Quốc, Mi… đã chế tạo thành công nhiều loại “bếp mặt trời”. 

Một phương hướng thứ hai của việc hội tụ ánh sáng mặt trời bằng gương là nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng mặt trời. Ở Acmenia, các nhà bác học đã xây dựng một nhà máy điện mặt trời thí nghiệm gồm 1800 tấm gương. Từ nhiều năm nay, người ta đã dùng các tấm pin mặt trời để chế tạo những nguồn điện công suất nhỏ dùng cho các đài vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình, trạm khí tượng, trạm điện thoại nông thôn, … Năm 1966, chiếc máy bơm chạy bằng năng lượng mặt trời đã được chế tạo ở Xénégan. 

Trong tương lai không xa, có thể sẽ xuất hiện quanh trái đất những vệ tinh nhân tạo mang những tấm pin mặt trời lớn, biến năng lượng mặt trời thành điện năng và truyền vệ trái đất bằng sóng viba. Các nhà máy điện mặt trời vũ trụ này có thể làm việc một ngày suốt 24 giờ.

Ở nhiều nước, người ta đã chú ý tới sử dụng năng lượng địa nhiệt, sớm nhất là nước Italia (1904). Hiện nay, Italia có nhà máy điện địa nhiệt lớn nhất thế giới với công suất 350.000 kilôoat. Ở Bang Đảo, người ta lấy nước nóng từ lòng đất lên để sưởi ấm và cung cấp cho các nhà kính trồng hoa quả về mùa đông 

Do sức hút của mặt trăng và mặt trời, nước thủy triều ngày lên xuống hai lần. Người ta đã lợi dụng hiện tượng này để sản xuất ra năng lượng. Đó là năng lượng thủy triều. Công suất toàn bộ của năng lượng thủy triều hơn gấp 100.000 lần công suất toàn bộ của các nhà máy thủy điện trên thế giới. Một số thiết bị thủy triều nhỏ đã được xây dựng thí nghiệm ở Anh, Đức, Achentina, Mĩ. Nhà máy điện thủy triều lớn nhất hiện nay là nhà máy Răngxơ (Pháp) có công suất 240.000 kilônat. 

Ngoài ra, sức gió cũng được con người sử dụng để tạo ra năng lượng. Nhà máy điện dùng sức gió lớn nhất hiện nay được xây dựng ở Mĩ nam 1941 với công suất 1250 kilôoat. 

Trong các nguồn năng lượng cần phải kể đến một nguồn được ứng dụng rộng rãi trong y học và kĩ thuật – đó là lade. Máy phát lade – còn gọi là máy phát lượng tử ánh sáng – ra đời vào mùa hè năm 1960. Từ một thanh hồng ngọc (nhỏ bằng một cái bút chì), lần đầu tiên phát ra một tia sáng kì lạ có độ sáng gấp 1tỉ lần độ sáng trên bề mặt mạt trời, có công suất hàng tỉ oát. Từ thập niên 60, 70 lade phát triển hết sức nhanh chóng. thể loại ngày càng nhiều (lade rắn, lade nước, lade khí, lade bán dẫn …), năng lượng ngày càng lớn, công dụng ngày càng rộng rãi. Lade đã được sử dụng để gán võng mạc cho hàng vạn người trong vòng không đầy một phần nghìn giây, để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng (gần 40 vạn km) với sai số chỉ vài mét, để gia công những vật cứng hơn kim cương, để gây phản ứng nhiệt hạch… 

Nhìn chung, các nguồn năng lượng mới đang được các nhà khoa học khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Bởi vì, người ta tính rằng cứ 10 năm sản lượng điện trên thế giới tăng lên gấp đôi, và cứ theo tốc độ phát triển như hiện nay thì dự tính đến năm 2000, mức tiêu thụ điện năng trên thế giới tăng khoảng 6 lần mức tiêu thụ điện những năm 70. 

Thứ tư, sáng chế những vật liệu mới trong tình hình vật liệu tự nhiên đang cạn kiệt. Từ rong biển, người ta có thể chế tạo ra khoảng 40 loại công nghệ thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Đã có thể sản xuất ra những thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thịt bò và nhiều thức ăn hàng ngày một cách hoàn toàn nhân tạo.. Con người hiện nay mặc quần áo phần lớn bằng vải sợi nhân tạo. 

Một phương hướng rất lớn của ngành hóa học cao phân tử là chế tạo các chất nhân tạo thay dần các đồ dùng hàng ngày của con người từ trước đến nay vẫn làm bằng gỗ, tre, kim loại,… là những thứ trở nên khan hiếm, cũng như thay thế các vật liệu xây dựng, các vật liệu sử dụng trong công nghiệp… Hiện nay trong đời sống hàng ngày chúng ta sử dụng khá nhiều chất dẻo (poline) như vải nilông, chén cốc bằng polyetylen, vật liệu dẻo nhẹ hơn thép 8 lần nhưng cứng hơn nhôm hai lần và độ bền cũng hơn hẳn thép . Những vật liệu ấy có công dụng rất lớn trong ngành xây dựng Gần đây người ta đã chế ra chất tệphơtông làm chất cách điện rất tốt (không cháy, không thấm nước, đốt nóng đến 350° hay làm lạnh đến -200°C vẫn không việc gi). Người ta cũng đang sử dụng các chất trùng hợp vô cơ thay cacbon bằng silic, có thể chịu được nhiệt độ tới 800″C – 1000°C trong một thời gian dài. 

Cao su nhân tạo đang được sản xuất trên một quy mô lớn và có nhiều đặc tính hơn hẳn cao su thiên nhiên, mà giá thành lại rẻ hơn cao su thiên nhiên. 

Về kim loại, cách đây gần 2000 năm con người mới chỉ biết sử dụng 7 thứ kim loại (sắt, chì, kẽm, đồng, vàng, bạc, thủy ngắn ). Ngày nay, người ta đã sử dụng trên 80 thứ, trong đó nhôm và titan được mệnh danh là “kim loại của thời đại nguyên tử và vũ trụ”. 

Nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống và công nghiệp. Nam 1938, muốn sản xuất một tấn nhóm căn 21.300 kilôoat/giờ điện; năm 1975, nhờ tiến bộ lớn về kĩ thuật, người ta chỉ cần 14.200 kilôoat giờ. 

Titan là một kim loại hiện nay rất được chú ý trong kĩ thuật hiện đại, đặc biệt trong ngành hàng không và vũ trụ. Titan có đặc tính rất quý: nhẹ chỉ bằng một nửa thép, nhưng độ nóng chày cao hơn thép. Đứng về mặt nguyên tố hoá học, titan được phát hiện từ năm 1795, nhưng phải 152 năm sau, vào năm 1947, trong công nghiệp mới luyện được những tấn kim loại titan đầu tiên. 

Vào thập niên 70, các nhà bác học còn chế tạo được những vật siêu cứng, siêu bền, và tìm ra được hiện tượng “siêu dẫn”.v.v… chắc chắn những phát minh này sẽ dẫn đến những ứng dụng thực tế có ý nghĩa to lớn. 

Thứ năm, cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp – thành quả tổng hợp của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là sinh học, hóa học. Cuộc cách mạng sinh học đưa đến cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ hai làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ cao và với năng suất cao. Dự đoán đến năm 2000, 70% con giống và cây giống trên thế giới là hoàn toàn do sinh vật mới tạo ra. Nông nghiệp đang tiến những bước nhảy vọt nhờ cơ khí hóa, điện khi hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa với những biện pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh v.v… 

Cuộc “cách mạng xanh” bắt đầu ở Mehico vào đầu những năm 60 với việc sử dụng rộng rãi giống lúa mì thấp cây đã được lai tạo từ giống lúa mì Norin 10 gốc Nhật Bản với các giống lúa mì Mêhicô. Sau đó giống lúa này được phát triển ở Ấn Độ, Pakixtan và một số nước châu Á khác làm cho năng suất lúa mì tăng gấp nhiều lần. Nhờ đó, các nước này đã giải quyết được vấn đề lương thực. Cũng trong những năm 1965-1970, cuộc “cách mạng xanh” đã xảy ra ở một số nước Đông Nam Á trong lĩnh vực lúa nước. Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất ở nhiều nước Đông Nam Á vào khoảng giữa năm 1965, nhờ vậy năng suất và sản lượng lúa ở một số nước tăng rõ rệt. 

Bắt đầu từ những năm 80, nhân loại đang bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc “cách mạng xanh” (hay còn gọi là “chương trình nông nghiệp toàn cẩu nam 2000”), nhằm tập trung vào phát triển, lai tạo các giống mới có năng suất cao, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại, tăng luân canh và tìm ra những loại hóa chất mới đảm bảo cho cây trồng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái. 

Nhờ cuộc “cách mạng xanh” này, nhiều nước đã có thể tự túc, khắc phục nạn thiếu lương thực, khan hiếm thực phẩm, đói ăn từ bao đời nay. 

Thứ sáu, con người đã đạt được những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Nam 1885-1886, chiếc ôtô đấu tiên đã xuất hiện. Từ đó đến nay, công nghiệp chế tạo ô-tô phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Nhưng nạn ô nhiễm không khí do 6tô thải ra đang là những vấn đề lo lắng của các nhà bác học và toàn nhân loại. Vì thế, người ta đang tính tới chế tạo những chiếc ô-tô chạy bằng động cơ đốt trong. Ở Mỹ, Nhật, người ta đã chế tạo ra những chiếc ô tô chạy điện, dùng những ác quy có dung lượng lớn. Có người đã thiết kế mẫu mô hình ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời, được triển lãm năm 1973 ở Pari. Có nhà bác học đang sáng chế ô tô chạy bằng pin nhiên liệu mà thường được gọi là ” ô tô chạy bằng nước lã”. 

Trên không đã xuất hiện những chiếc máy bay hành khách siêu âm khổng lồ (TU-144, TU-186 của Liên Xô cũ, Côngcoocđo của Pháp – Anh, Bsing – 176, Bôing – 747 của Mĩ…). Hiện nay các nhà thiết kế đang nghiên cứu và chế tạo cho tương lai những loại máy bay dùng động cơ tên lửa (có thể gọi là máy bay – tên lửa), bay ở độ cao 80km với tốc độ 20.000 km/giờ. 

Các tàu hỏa ngày nay đã đạt tốc độ chạy nhanh tới 300km/giờ và tới đích đúng giờ tuyệt đối (sai trên 30 giây phải đến tiền). Những chiếc tàu hỏa siêu tốc này đang thực hành ở Nhật, Pháp, Anh, Năm 1966, chiếc tàu trượt đệm không khi đầu tiên do Giảng Bectanh (Pháp) chế tạo đạt tốc độ 303 km/giờ. Nó không chạy bằng 2 đường ray nữa mà chỉ có một đường bê tông, tàu trượt trên đệm không khí tạo ra giữa đáy tàu và mặt đường. 

Trên mặt biển, con người đã đóng những con tàu chở dầu – 1 triệu tấn…

Nhờ có hệ thống vệ tinh nhân tạo, loài người đã có những phương tiện thông tin liên lạc và phát sóng truyền hình hết sức hiện đại. 

Với cuộc cách mạng tin học, nhu cầu truyền thông dữ liệu giữa các máy tính, cặp “người gán máy tính” ngày càng tăng. Ngày nay, các mạng máy tính cục bộ đã tham gia vào việc tự động hóa công tác văn phòng Nhiều chuyên gia tin học cho rằng, trong một số lĩnh vực thương mại, công nghiệp ngày nay không thể quản lí được như thế nếu không có hệ thống giao vận dữ liệu qua mạng điện thoại công cộng, với hàng trăm triệu thuê bao trên khắp thế giới. Trong nền kinh tế thế giới, truyền thông dữ liệu ngày càng quan trọng. Đôi khi mất liền lạc có thể coi như một tai họa. 

Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại còn đem lại những thành tựu kì diệu trong cuộc tấn công vào lòng các đại dương và chinh phục vũ trụ. 

Trong những năm gần đây, người ta đã tìm nhiều biện pháp để cải tiến kĩ thuật đánh, bắt cá bằng cách áp dụng nhiều kỉ thuật hiện đại: đánh cá bằng đèn, siêu âm; máy thăm dò điện tử; vệ tinh thăm dò; chụp ảnh dùng bức xạ hồng ngoại có thể phát hiện rất nhanh chóng các luồng cá lớn và bảo vị trí cho các tàu. 

Những thực vật biển cũng được một số nước (như Nhật Bản) khai thác rất khoa học và đem lại hiệu quả lớn. Người ta cũng tiến hành gạn lọc và khai thác khoáng sản ở biển. Người Anh, Nhật đang thí nghiệm lấy Urani từ nước biển. Nhiều nhà khoa học tiên đoán rằng một ngày không xa nữa sẽ xuất hiện những “thành phố dưới biển” cũng giống như những thành phố trên đất liền hiện nay. 

Nửa sau thế kỉ XX, loài người đã tiến những bước thần kì trong công cuộc chinh phục vũ trụ và du hành vũ trụ. Từ việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (1957), con người đã bay vào vũ trụ (năm 1961) và đặt chân lên thăm hiểm Mặt Trang (1969). Sau đó, người ta liên tiếp phóng những con tàu vũ trụ, tàu con thoi bay dài ngày trong vũ trụ, thu nhận những thông tin và hình ảnh của sao Hỏa, sao Kim, sao Mộc, sao Thủy,… Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ ngày càng phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống con người trên Trái Đất. 

Những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã dẫn đến những thay đổi về chất của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế, đưa năng suất lao động lên rất cao, tạo ra khối lượng của cải vật chất rất lớn và tăng với tốc độ rất nhanh. Ngay từ hơn 150 năm trước đây, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã đánh giá ràng: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”. Đúng vậy, trong 230 năm của thời đại công nghiệp (1740-1970) sản xuất của thế giới nam 1970 tăng 1000 lần so với năm 1740. Chỉ trong 20 năm vừa qua (1970-1990), sản xuất của thế giới năm 1990 đã tăng gấp 2 lần so với năm 1970, tức là ngang với khối lượng của cải vật chất sản xuất ra trong 230 năm của thời đại công nghiệp. Với đà này, trong vài ba thập niên tới, sản xuất vật chất trên thế giới sẽ tăng lên với khối lượng và với tốc độ chưa từng có trong lịch sử.