Phân kì lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1995
Từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đến 1995, lịch sử thế giới hiện đại đại thể đã trải qua các thời kì phát triển sau đây:
– Từ 1917 đến 1945: thời kì xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đấu tiên nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản, cách mạng thế giới dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười phát triển sang giai đoạn mới, trật tự thế giới mới theo “hệ thống Vécxai-Oasinhtơn” được thiết lập rồi bị phá vỡ nhanh chóng và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tàn sát hàng chục triệu nhân mạng.
Những đặc điểm chính của lịch sử thế giới hiện đại thời kì này là:
+ Mặc dù nằm trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản và bị các nước đế quốc tấn công quân sự nhằm tiêu diệt (trong những năm 1918-1920 và 1941-1945), nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đổi với cục diện toàn thế giới.
+ Cách mạng thế giới (phong trào giải phóng dân tộc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển sang giai đoạn mới với nội dung và phương hướng khác trước, chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi ở thời kì sau này.
+ Chủ nghĩa tư bản làm vào một số cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc dụng đầu và sự thử thách quyết liệt giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, kết thúc thời kì trước và mở ra thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại.
– Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70: thời kì thiết lập trật tự thế giới theo “thể chế hai cực Ianta”, chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu hình thành một hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc thu được những thắng lợi to lớn và hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ, sự xuất hiện ba trung tâm kinh tế, tài chính trong thế giới tư bản chủ nghĩa và sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của các nước tư bản, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật với những thành tựu kì diệu đã dẫn tới những bước phát triển “nhảy vọt” về mọi mặt của xã hội loài người.
Những đặc điểm chính của lịch sử thế giới hiện đại thời kì này là:
+ Mặc dù còn tồn tại nhiều thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng, chủ nghĩa xã hội đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có ảnh hưởng sâu rộng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của cục diện thế giới. biến đổi bắt đầu
+ Thắng lợi to lớn của phong trào giải phóng dân tộc đã làm căn bản bộ mặt thế giới và dẫn tới các nước Á, Phi, Mì latinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của lịch sử nhân loại.
+ Chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang nhiều đặc điểm mới, có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học – kĩ thuật nhưng vắn luôn bộc lộ nhưng mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục được..
+ Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật với những thành tựu to lớn đã dẫn tới những chuyển biến quan trọng của cục diện thế giới.
+ Tính gay gắt, quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh dân tộc, đầu tranh giai cấp và đấu tranh giữa “hai cực” đối lập Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây trong thời kì này – thời kì chiến tranh lạnh”.
– Thời kì từ nửa sau những năm 70 đến 1991: thời kì từng bước sụp đổ rồi sụp đổ hoàn toàn của trật tự thế giới theo “thể chế hai cực Ianta”, chủ nghĩa xã hội dần dần làm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, một số nước thuộc thế giới thứ ba cũng lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển sang giai đoạn mới với nội dung cách mạng khoa học và công nghệ, trong đó công nghệ được nâng lên vị trí hàng đầu, và một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành. Trong thời kì này, lịch sử thế giới hiện đại mang những đặc điểm chính sau đây:
+ Sự khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa xã hội nói chung và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã và đang tác động nghiêm trọng đến cục diện thế giới. Không phải là sự cáo chung” của chủ nghĩa xã hội (như một số học giả tư sản thường rêu rao) mà chỉ là sự sụp đổ một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, một bước lùi, một thất bại mang tính tạm thời.
+ Sau nhiều năm làm vào những cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, các nước tư bản nhờ cải cách cơ cấu kinh tế, đi sâu vào cách mạng khoa học và công nghệ, thích nghi về chính trị và xã hội, đã đạt được bước phát triển mới về kinh tế, ổn định về chính trị và mức sống của người dân được nâng cao. Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế về nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn, những mặt tiêu cực mà chủ nghĩa tư bản không thể khác phục được.
+ Cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm đã chấm dứt và trong quan hệ quốc tế, từ xu thế “đối đầu” đã dần dần chuyển sang xu thế “đối thoại” hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình, tình hình thế giới trở nên hoa dịu hơn, tuy thế vẫn bùng nổ những tranh chấp, xung đột mang tính chất khu vực.
– Từ 1991 đến 1995: thời kì đang dần dần hình thành một trật tự thế giới mới, từng bước giải quyết hoà bình những cuộc xung đột trong thời kì chiến tranh lạnh và xu thế “liên kết khu vực” đi đôi với xu thế “toàn cầu hoa” phát triển nhanh.
Những đạc điểm chính của lịch sử thế giới hiện đại thời kì này là:
+ Một trật tự thế giới mới đang dẫn dần hình thành. Nhiều nhà chính trị dự đoán trong vòng nửa thế kỉ tới, cục diện thế giới sẽ có thể là một trật tự “đa cực”.
+ Tất cả các nước từ lớn đến nhỏ đều điều chỉnh lại chính sách đối nội, chính sách đối ngoại và đường lối xây dựng đất nước của mình sao cho phù hợp với tỉnh hình thế giới mới.
+ Xu thế “liên kết khu vực” đi đôi với xu thế “toàn cầu hoá” phát triển nhanh. Liên kết khu vực không những không đối lập mà còn thúc đẩy nhanh hơn xu thế toàn cầu hoá.
+ Sự cọ sát về lợi ích, mâu thuẫn về kinh tế, thương mại giữa các nước lớn và các trung tâm kinh tế hàng đầu diễn ra gay gắt, có lúc phát triển đến đỉnh điểm, nhưng bị giới hạn bởi xu thế hoà bình, ổn định, nên cuối cùng họ phải tìm ra phương án thoả hiệp.
+ Ngày càng nhiều nước tư bản phát triển lâm vào tình trạng mất ổn định về chính trị, xã hội bắt nguồn từ những vấn đề xã hội nan giải do đời sống nhân dân không được cải thiện, phúc lợi bị cắt giảm, thất nghiệp ngày càng tăng, nạn tham nhũng trầm trọng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng…; thêm vào đó là tình trạng khủng bố, bạo lực, tội ác ngày càng gia tăng (như ở Mĩ, Nhật Bản, Pháp, Italia. v.v..).
+ Một số cuộc xung đột khu vực kéo dài trong thời kì “chiến tranh lạnh” đã bước đầu được giải quyết bằng thương lượng (như vấn đề Campuchia, vấn đề Namibia, vấn đề Trung Đông, vấn đề Boxnia.. ). Điều này chứng tỏ xu thể hoà bình ngày càng trở nên mạnh mẽ.
+ Lực lượng cánh tả ở nhiều nước thuộc Liên Xô trước đây và các nước Đông Âu lần lượt giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử. Điều đó trước hết là do cử tri đã quá mệt mỏi và bất bình với các lực lượng tự gọi là “dân chủ” đã làm cho tình hình kinh tế đất nước và đời sống nhân dân ngày càng tối tệ.
+ Khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn giữ được tốc độ phát triển cao và tương đối ổn định. Tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế – chính trị lớn đều chuyển hướng về khu vực này. Ngày nay, ở khu vực này đã có đầy đủ ba yếu tố để phát triển là: thị trường, vốn và công nghệ. Từ đó có thể dự đoán khu vực này sẽ trở thành trung tâm phát triển năng động nhất của thế giới vào thế kỉ XXI.