Sự thành lập các quốc gia ở Tây Âu từ thế kỉ V – X

1. Sự thành lập các vương quốc của người Giéc Manh 

Ở ngoài cương giới của đế quốc Rôma có các bộ lạc người Xentơ, người Giécmanh và người Xlavơ cư trú. Trước thế kỉ V, họ đang sống trong xã hội nguyên thuỷ nên người Roma gọi họ là “man tộc”. 

Trong các tộc ấy, người Xentơ vốn sinh sống trên một địa bàn rất rộng bao gồm các xứ Briển (nước Anh), Bắc Italia, Golo (Pháp) và Tây Ban Nha, nhưng từ sớm họ đã bị Rôma chinh phục và đã đồng hoá với người Rôma ở đó. Người Giécmanh thì sống rải rác trên một khu đất trải rộng từ sông Vixtuyn ở phía đông đến sông Ranh ở phía tây và từ sông Đanuýp ở phía nam đến biển Bantích ở phía bắc. Còn người Xlavơ thì ở phía đông khu vực đó. 

Đến thế kỉ III, các bộ lạc Giécmanh đã liên kết thành nhiều liên minh bộ lạc như Ôxtơrôgốt (Đông Gốt), Vidigốt, (Tây Gốt), Văngđan, Frăng. Ăngglo, Xácxông, Alamang, Longba v.v… và thường tập kích vùng biển cương của đế quốc Roma. Không ngăn chặn nổi sự xâm nhập ấy, các hoàng đế Roma buộc phải cho một số liên minh bộ lạc Giécmanh bắt đầu di cư ở ạt vào phần lãnh thổ phía tây của đế quốc Rôma, lịch sử gọi đó là cuộc thiên di lớn của các tộc người Giécmanh và từ đó họ đã lần lượt thành lập các vương quốc sau đây : 

– Vương quốc Vidigốt : Bị người Hung nổ dồn đuổi từ năm 376, người Vidigốt đã được hoàng đế Rôma cho định cư tại một vùng trên lãnh thổ phía đông của đế quốc. Nhưng do sự áp bức của các quan lại địa phương, người Vidigốt nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa. Đặc biệt, đến năm 395, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh nổi tiếng của họ là Alarich, người Vidigốt đã tiến vào kinh đô Côngxtăngtinôplơ (Constantinople) của đế quốc Đông Roma. Sau khi nhận được một khoản hối lộ lớn, họ bèn tiến sang phía tây. Năm 401, họ tràn vào miền Bắc Italia và đến năm 410 thì hạ được Rôma. Ít lâu sau, Alarích bị chết đột ngột khi đang tiến quân xuống miền Nam Italia. Người kế thừa ông là Atônphơ (Ataulphe) dẫn người Vidigốt quay lên phía bắc rồi tràn sang xứ Golơ, chiếm được vùng Akiten (tây nam Golơ). Tại đây, năm 419, họ thành lập vương quốc đầu tiên của người Giéc mạnh trên đất đai của đế quốc Roma. Tiếp đó, họ mở rộng thế lực sang bán đảo Ibêrích và đuổi người Văngđan và người Alanh đến đó từ trước ra khỏi bán đảo này. 

Đến nửa sau thế kỉ V, vương quốc Vidigốt đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất, nhưng đến năm 507, trước sự tấn công của vương quốc Frăng, Vidigốt phải dời đô sang Tây Ban Nha, toàn bộ đất đai ở phía bắc dãy núi Pirênè bị rơi vào tay người Frăng. Năm 711, Vidigot bị A Rập chinh phục. 

– Vương quốc Xuyevơ : Năm 401, khi người Vidigốt tràn vào Italia, người Vangđan, người Xuyevơ và người Alanh cũng vượt sông Đanuýp rồi tiến dần về phía tây. Năm 409, từ xứ Golơ, họ tiến vào Tây Ban Nha. Sau khi người Vidigốt xâm nhập Tây Ban Nha, người Xuyevợ phải rút lên phía tây bắc của bán đảo và thành lập ở đó vương quốc của mình.

– Vương quốc Văngđan : Bị người Vidigốt dồn đuổi, người Văng đan và người Alanh phải rút xuống phía nam bán đảo và đến năm 429 thì vượt biển sang Bắc Phi. Năm 439, họ chiếm được thành Cáctagiơ và thành lập ở đó vương quốc Văngđan. Tiếp đó, họ chinh phục được miền Tây đảo Xixilia, đảo Xácđenhơ, đảo Coócxơ và quần đảo Balea. Năm 455, người Vangđan hạ được thành Rôma, thẳng tay cướp bóc trong 14 ngày liền. Vương quốc Văngđan tồn tại gần một thế kỉ, đến năm 534 thì bị hoàng đế Đông Roma tiêu diệt. 

– Vương quốc Buốc gôngđơ (Burgondes) : Tiếp sau người Văngđan, vào khoảng những năm 30 của thế kỉ V, người Buốcgôngđơ vốn cư trú ở khu vực giữa sông Ôde và sông Vixtuyn cũng vượt sông Ranh đến định cư ở đông nam xứ Gôlơ. Năm 457, họ thành lập vương quốc Buốcgông đơ đóng đó ở Lyông. Quốc gia này tồn tại không đầy một thế kỉ, đến năm 534 bị vương quốc Frăng thôn tính.

– Các vương quốc của người Ăngglỏ Xácxông : Ở Britên, từ năm 407, Roma đã rút hết các binh đoàn của mình về bảo vệ phần lãnh thổ của đế quốc ở lục địa, do đó đã kết thúc sự thống trị của Rôma đối với vùng này. Ngay sau đó cư dân bản địa đã nổi dậy làm chủ đất đai của mình. Nhưng đến giữa thế kỉ V, các bộ lạc Ăngglo Xácxông, Giuýt thuộc tộc Giéc mạnh mà trong đó phần lớn là người Ăngglo và người Xácxông nên được gọi chung là người Angglỗ Xácxông vốn cư trú ở vùng bờ biển Bắc đã đi cư sang miền Nam Briten và thành lập ở đó nhiều vương quốc nhỏ. Trong khi đó, ở đông bắc xứ Golơ, từ thế kỉ III, người Frăng đã vượt sông Ranh và đến định cư ở đó. 

Thế là, đến giữa thế kỉ V, phần lớn đất đai trên lãnh thổ phía Tây của đế quốc Tây Rôma đã thuộc về người Giécmanh, Rôma chỉ còn lại vùng lưu vực sông Xen ở xứ Gôlơ, nhưng đã bị vương quốc Buốcgôngđơ cắt rời khỏi đế quốc, vì vậy về thực tế, đế quốc Tay Rôma chỉ còn khống chế được đất đai ở Italia mà thôi. 

Năm 476, một viên tướng người Giécmanh là Ôdoaarơ (Odoacre) đã làm chính biến, lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tay Roma là Romulút Ôguxtulút (Romulus Augustulus). Đế quốc Tây Roma diệt vong. 

Sau sự kiện ấy, về danh nghĩa, Ôdôacro thừa nhận quyền lực của hoàng để Đông Rôma, nhưng thực tế thì chính ông là chúa tể của bán đảo Italia. Đến năm 493, Ôdoacrơ bị người Ôxtơrôgốt đánh bại và về sau bị vua Ôxtơrôgốt là Tèođôrích giết chết trong một bữa tiệc. Sau khi đế quốc Tây Roma diệt vong, người Giécmanh tiếp tục thành lập ba vương quốc mới trên đất đai của đế quốc. Đó là vương quốc Ôxtơrô gốt, vương quốc Longba (Lombard) và vương quốc Frăng (Franc).

– Vương quốc Ôxtơrôgốt : Người Ôxtơrôgốt vốn sinh sống ở vùng thảo nguyên gần Biển Đen sau đó dời đến vùng Panoni. Năm 488, để tránh nạn đổi đang đe doạ, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Teođôrích, người Ôxtơrôgốt đã di cư sang Italia. Năm 493, họ tấn công Raven, kinh đô của các hoàng đế cuối cùng của Tây Rôma. Tại đây, Ôdoacrơ bị đánh bại và sau đó bị giết chết. Trên đất đai chinh phục được bao gồm Italia và Đanmati, Teodorích đã thành lập vương quốc Ôxtơrôgốt, đóng đô ở Raven. Năm 535, Ôxtơrôngốt bị hoàng đế của Đông Rôma tấn công và đến năm 555 thì diệt vong. 

– Vương quốc Lôngba : Năm 568, liên minh bộ lạc Lôngba vốn cư trú ở vùng trung và thượng lưu sông Đanuýp đã chinh phục được miền Bắc và miền Trung Italia rồi dựng lên ở đây vương quốc Lôngba, đóng đô ở Bavie. Do vậy, Đông Rôma chỉ còn giữ được miền Nam Italia và Xixin mà thôi. Trong khi vương quốc Lồngba đang tồn tại ở Italia thì ở miền Trung bán đảo này còn một tổ chức chính trị nữa, đó là khu giáo hoàng. Tuy về danh nghĩa, giáo hoàng vẫn chịu sự chi phối của hoàng đế Đông Rôma, nhưng về thực tế, là một ông vua quản lí cả việc đạo lẫn việc đời ở khu vực Rôma. Đến thế kỉ VIII, vua Longba có mưu đồ quản lí cả lãnh địa của giáo hoàng nên giáo hoàng đã dựa vào thế lực của vương quốc Frăng, quốc gia hùng mạnh nhất ở Tây Âu lúc bấy giờ. Vì vậy, năm 754 và 755, Lôngba bị vua Frăng là Pepanh “Lùn” giáng cho những đòn thất bại đầu tiên và đến năm 774 thì bị vua Sáclơ (tức Sáclơmanhơ sau này) chinh phục. Như vậy, trước và sau khi đế quốc Tây Rôma diệt vong, trên đất đai cũ của đế quốc đã thành lập nhiều vương quốc của người Giécmanh, nhưng phần lớn các quốc gia ấy chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, nhiều lắm là đến thế kỉ VIII thì diệt vong. Chỉ có vương quốc Frăng không những tồn tại lâu dài mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ lịch sử Tây Âu thời sơ kì trung đại. 

2. Quá trình thành lập, phát triển và tan rã của vương quốc Frăng 

a) Sự ra đời của nhà nước 

Người Frăng (Franc) nghĩa là “dũng cảm”, “tự do” lúc đầu cư trú ở vùng hữu ngạn hạ lưu sông Ranh. Họ chia thành hai nhánh lớn: những bộ lạc sống ở gần Bắc Hải gọi là “người Frăng ven biển” (Francs Saliens) và những bộ lạc sống gần sông Ranh gọi là “người Frăng ven sông” (Francs Ripuaires). Từ thế kỉ III, người Frăng đã vượt qua sông Ranh tràn vào xứ Golơ, đến thế kỉ IV thì được coi là bạn đồng minh của Rôma và được định cư ở vùng đông bắc xứ Golo. Nam 451, người Frăng cùng với người Vidigốt, người Buốcgôngđơ liên minh với quân đội Rôma đánh bại quân đội Hung nô do Attila chỉ huy ở Cataloních gần Tơroay (Troyes). 

Sau khi Tay Roma diệt vong, viên Tổng đốc cũ của Roma là Xiagriút vẫn tiếp tục cầm quyền ở xứ Gold. Nhân khi chính quyền ở đây suy yếu, người Frang bắt đầu mở cuộc tấn công chinh phục vùng này. Năm 486, dưới sự chỉ huy của Clovit (Clovis), một thủ lĩnh bộ lạc của người Frăng ven biển, liên minh bộ lạc Frăng đã đánh bại quân đội của Xiagriút ở Xoaxông và do đó chiếm thêm được vùng đất đai nằm giữa sông Xen và sông Loa ở miền Bắc xứ Gold.

Trong quá trình chinh chiến và không ngừng giành được thắng lợi ấy, từ một thủ lĩnh quân sự, Clôvít đã biến dẫn thành một ông vua có uy quyền rất lớn. Để để cao hơn nữa địa vị và uy tín của mình, để tìm một chỗ dựa vững chắc cho chính quyền đang hình thành, để có một thế lực đồng tình ủng hộ những cuộc chinh phục sắp tới và để hạn chế sự cách biệt giữa người Frăng với người Rôma, năm 496, Clovít dẫn 3.000 thân binh đến nhà thờ Ranhxơ (Reims) làm lễ rửa tội để theo Kitô giáo. 

Ngay năm đó, Clôvít tấn công và chiếm được một phần đất đai của người Alamang ở phía đông. Từ năm 507–510, Clovít tiến xuống phía nam đánh Vidigot, chiếm được vùng Akiten. Trong quá trình ấy, Clovit còn tiêu diệt các thủ lĩnh khác của người Frăng ven biển và Frăng ven sông, những kẻ đã ủng hộ mình trong công cuộc chinh phục xứ Golo, do đó trở thành ông vua duy nhất của vương quốc Frăng mà lúc bấy giờ lãnh thổ đã bao gồm 3/4 xứ Gold và một vùng rộng lớn ở hữu ngạn sông Ranh. 

b) Vương triều Mêrôvanhgiêng 

Vương triều đầu tiên do Clovit (481–511) sáng lập căn cứ theo tên của ông tổ Clovít, một thủ lĩnh bộ lạc của người Frăng ven biển sống vào giữa thế kỉ V là Merové (Mérovée) gọi là triều Merôvanhgiềng (Mérovingiens). 

Nam 511, Clovít chết. Vì chưa có quan niệm con trưởng được quyền kế thừa, vương quốc Frăng chia thành bốn phân để chia cho bốn con trai của ông. Sau đó, có thời kì đã được thống nhất lại, nhưng chẳng bao lâu lại bị chia cắt. Tuy vậy, những vua kế thừa Clovit vẫn tiếp tục thi hành chính sách mở rộng lãnh thổ. Trong nửa đầu thế kỉ VI, vương quốc Frăng thôn tính được nước Buốcgôngđơ, chiếm được vùng Prôvăngxơ là phần đất đai còn lại của nước Vidigot ở xứ Gold, chinh phục được nhiều đất đai của người Alamăng ở phía đông và sáp nhập được vùng Thuringghen vào bản đỗ của mình. Ngoài ra, các vua Frang còn thần phục được người Xắc xông ở miền Bắc nước Đức ngày nay và người Brơtông ở bán đảo Acmtrích, buộc họ phải triều cống. Vì vậy đến nửa sau thế kỉ VI, Frăng trở thành vương quốc lớn mạnh nhất trong số các quốc gia “man tộc” ở Tây Âu. 

Nhưng chẳng bao lâu, do mâu thuẫn nội bộ, thế lực của vua Frăng giảm sút. Nhân đó, người Brotong và người Xácxông không đến triều cống nữa. Thuringghen ở Đức ngày nay và Akiten ở tây nam xứ Golơ tách khỏi vương quốc thành những miền độc lập. Phần lãnh thổ còn lại thì chia thành ba xã đối địch với nhau là Nơxtơri ở phía tây, Buốcgôngđơ ở phía nam và Ôxtoradi ở phía đông. Vua các xứ này đã tiến hành cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn kéo dài hơn 40 năm (từ năm 567 đến 613). 

Năm 613, vương quốc Frăng lại được thống nhất dưới sự cai trị của vua Clôte II. Nhưng năm 614, Clote II phải ban bố sắc lệnh thừa nhận đặc quyền về đất đai, về hành chính và tư pháp của các lãnh chúa lớn, đồng thời phải đồng ý chỉ được chọn các lãnh chúa ở địa phương làm Bá tước, tức là quan cai trị ở địa phương đó. Như vậy tuy là vua chung của cả nước, nhưng quyền lực của Clote II cũng rất có hạn. 

Đến giữa thế kỉ VII, mọi quyền hành ở Nextơri, Buốcgôngđơ và Ôxtơradi đều nằm trong tay Tể tướng ở các xứ đó, các vua Frăng chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Vì vậy, cả một thời kì dài hơn một thế kỉ từ năm 639 đến 751 được gọi là thời kì “vua lười”. Trong thời gian ấy, các Tể tướng của Ôxtơradi và Nextơri không ngừng đấu tranh với nhau để giành quyền thống trị cả vương quốc. Lúc đầu, Tể tướng xứ Nơxtơri tương đối mạnh hơn, nhưng đến năm 687, Tể tướng xứ Ôxtoradi đã đánh bại địch thủ của mình và thống trị cả vương quốc. 

Đầu thế kỉ VIII, Tể tướng Sáclơ Mácten (cầm quyền từ 715–741) đã tiến hành cuộc cải cách quân sự và chính sách ban cấp ruộng đất, do đó đã đánh bại được sự phản kháng của giới quý tộc Nơxtơri, chinh phục một lần nữa các bộ lạc ở bên kia sông Ranh, buộc người Xácxông, người Alamang. người Bavaroa lại phải nộp cống cho vương quốc Frăng. Đặc biệt, chiến công nổi bật nhất của Sáclơ Mácten là năm 732, trong trận Peachie, đã đánh bại cuộc tấn công của quân A Rập!”. Từ đó uy tín của ông vang dội trong cả vương quốc và chính ông là người đặt cơ sở cho việc thành lập một triều đại mới thay thế triều đại Mêrovanhgiêng. 

c) Vương triều Carôlanhgiêng (Carolingien) 

Sau khi Sáclơ Mácten chết, con là Pepanh “Lùn” lên thay chức Tể tướng (741–768). Được sự đồng tình của giáo hoàng Rôma, Pepanh tiến hành cuộc chính biến để lật đổ triều Merôvanhgiêng. Năm 751, hội nghị quý tộc đã cử Pepanh lên làm vua. Sau đó, đại diện của giáo hoàng làm lễ xức dầu thánh cho Pepanh ; như vậy, vương triều mới đã được giáo hội công nhận. Vương triều mới do Pepanh “Lùn” lập nên về sau được gọi là vương triều Cardlanhgiêng (Carolingiens) hoặc Cáclovanhgiêng (Carlovingiens).

Cũng vào thời gian ấy, vương quốc Longba đe dọa đánh chiếm Rôma. Để trả ơn giáo hoàng đã đồng tình với mình trong việc lật đổ triều Mêrôvanhgiềng và công nhận mình lên làm vua, năm 754 và 755, Pepanh hai lần đưa quân tấn công người Lôngba rồi đem đất đai lấy được ở vùng Trung Italia tặng giáo hoàng. Từ đó, ở Tây Âu xuất hiện một quốc gia mới là nước Giáo hoàng. Pepanh còn chinh phục vùng hữu ngạn sông Ranh và Akiten. Đến đây, người Ả Rập hoàn toàn bị đuổi khỏi miền Nam xứ Gôla. 

Năm 768, Pepanh chết, con là Sáclơ – đến năm 800 gọi là Sáclơmanhơ lên thay. Sáclơmanhơ là vị vua lỗi lạc của vương triều Carolanhgiêng mà thành tích chủ yếu của ông là về mặt quân sự. Trong 46 năm ở ngôi (768–814), ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chiến tranh chinh phục. Năm 772, Sáclơmanhơ bắt đầu xâm lược đất đai của người Xácxông ở phía nam nước Đức ngày nay. Năm 774, Sáclơmanhơ tiêu diệt vương quốc Longba, sáp nhập miền Bắc Italia vào bản đồ của vương quốc Frăng. Năm 778, Sáclơmanhơ chinh phục Tây Ban Nha lúc bấy giờ đang ở trong tay người Ả Rập, nhưng cuộc tấn công này hoàn toàn bị thất bại. Sau đó, đến cuối thế kỉ VIII đầu thế kỉ IX, Sáclơmanhơ còn nhiều lần đưa quân đội sang Tây Ban Nha, kết quả là chiếm được một vùng đất đai ở phía nam dãy núi Pirênê đến tận sông Êbrơ lập thành một phiên trấn, về sau được gọi là Bacxelona (Barcelona). Sáclơmanhơ còn tiến hành những cuộc viễn chinh sang phía Đông Âu, chinh phục vương quốc của người Bavaroa mà trước kia họ đã thần phục và nộp cổng, bắt vương quốc Avaro ở trung lưu sông Đanuýp phải lệ thuộc và buộc một số bộ lạc người Xlavơ ở vùng sông Enbơ phải nộp cổng. Do những thắng lợi của những cuộc chiến tranh chinh phục ấy. Sáclơmanhơ đã làm cho vương quốc Frăng trở thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ sông Êbrơ và bờ Đại Tây Dương ở phía tây đến sông Enbơ và sông Đanuýp ở phía đông và từ nam Italia ở phía nam đến Bắc Hải và biển Bantích ở phía bắc. Thế là lãnh thổ của đế quốc Sáclơmanhơ tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tay Rôma trước kia. Kinh đô của vương quốc đóng ở Exơ la Sapen (Aix la Chapelle). Vào ngày lễ Noen năm 800, tại nhà thờ lớn Xanh Pie ở Rôma, Sáclơmanhơ được Giáo hoàng Lêông III cử hành lễ gia miện… tôn làm “Hoàng đế của người Roma”. Chính từ đây ông mới mang danh hiệu Sáclơmanhơ nghĩa là “Đại hoàng đế Sáclơ”. 

Năm 814, Sáclơmanhơ chết, người con trưởng là Luy “Mộ đạo” lên nổi ngôi hoàng đế (814-840). Là một người nhu nhược bất tài, Luy phó mặc mọi việc cho các giáo sĩ và các quý tộc phong kiến. Lợi dụng tình hình ấy, giới quý tộc xúi giục hai người con của ông là Lôte và Luy “Xứ Giécmanh”}} chống lại cha mình. Chỉ có người con thứ ba là Sáclơ “Hỏi” đứng về phía cha mà thôi. Năm 840, Luy “Mộ đạo” chết, cuộc nội chiến giữa ba người con lập tức bùng nổ. Lần này, hai người em là Luy “Xứ Giécmanh” và Sáclơ “Hỏi” cùng chống lại anh cả Lote xưng làm hoàng đế, kết quả là đến năm 843, ba anh em phải kí với nhau Hoà ước Vécđoong. 

Theo hoà ước này, lãnh thổ của đế quốc được chia làm ba phần : người anh cả Lote được phản giữa, bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Italia ; người con thứ hai Luy “Xứ Giécmanh” được phần đất phía dòng sông Ranh : người em út Sáclơ “Hỏi” được phần đất phía tây của đế quốc. Hoà ước còn quy định Lote vẫn được giữ danh hiệu Hoàng đế, nhưng không có đặc quyền gì đối với hai người em, Luy “Xứ Giécmanh” và Sáclo “Hỏi” là hai quốc vương hoàn toàn độc lập. 

Sau khi Lote chết, Luy “Xứ Giécmanh” và Sáclơ “Hỏi” chia nhau phần lãnh thổ của Lote ở tả ngạn sông Ranh, do đó con cháu của Lote chỉ còn lại phần đất đai ở bán đảo Italia. Danh hiệu Hoàng đế từ năm 875–877 cũng thuộc về Sáclơ “Hỏi”, từ năm 880-887 thì thuộc về con của Luy “Xứ Giécmanh” là Sáclơ “Béo” và đến đầu thế kỉ X thì không có ý nghĩa gì nữa. 

Như vậy, Hoà ước Vécđoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốc Sáclơmanho hoàn toàn tan rã, đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp, Đức và Italia.