Những cuộc đấu tranh của thị dân và ảnh hưởng của thành thị đối với chế độ phong kiến
1. Những cuộc đấu tranh của thị dân
a) Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến
Các thành thị đều xây dựng trên đất đai của lãnh chúa, thậm chí có một số thành phố không phải chỉ nằm trên đất của một mà của nhiều lãnh chúa. Ví dụ : Pari xây dựng trên đất của hai lãnh chúa, Bove nằm trên đất của bà lãnh chúa, Amiếng nằm trên đất của bốn lãnh chúa. Do vậy, khi mới ra đời, các thành thị đều bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
Là chủ sở hữu, lãnh chúa có quyền chuyển thành phố cho con cháu hoặc bán cho kẻ khác. Lãnh chúa thường uỷ nhiệm cho những đại diện của mình đến quản lí thành phố, đồng thời có rất nhiều quyền đối với thành phố như quyền tư pháp, quyền đúc tiền, quyền thu thuế, quyền cư trú trong những ngày lãnh chúa đến thành phố, quyền trưng dụng ngựa để phục vụ cho những việc cần thiết. Ở một số thành phố lãnh chúa còn bất thị dân phải làm một số công việc tạp dịch. Sự bóc lột và hạch sách của lãnh chúa không ngừng tăng lên cùng với sự giàu có ngày càng tăng của thành thị, do đó đã cản trở sự phát triển của công thương nghiệp. Trước tình hình ấy, thị dàn đã đoàn kết lại để đấu tranh với lãnh chúa nhằm giành quyền tự trị cho thành phố. Để đạt mục đích đó, có một số thành phố đã nộp cho lãnh chúa một khoản tiền lớn để được hưởng quyền tự do, nhưng hình thức thông thường nhất là đấu tranh vũ trang.
Hình thức đấu tranh bằng bạo lực của thị dẫn diễn ra sớm nhất ở Milano. Năm 1037, lực lượng vũ trang của thành phố đã sớm đánh đuổi được quân đội của Tổng giám mục (lãnh chúa của thành phố) và viện binh của các chúa phong kiến khác. Sau đó, thị dân ở đây đã thành lập chính quyền tự trị của thành phố.
Cuộc đấu tranh của thành phố Lăng ở Bắc Pháp cũng là một ví dụ tương đổi điển hình. Để được phép thành lập công xã tự trị, năm 1108, thị dân ở đây đã nộp cho lãnh chúa là Giám mục Gỗđri một khoản tiền lớn, đồng thời nộp tiền cho vua Lui VI của Pháp để được phê chuẩn. Nhưng đến năm 1112, sau khi tiêu hết tiền, Godri tuyên bố xoá bỏ quyền tự trị của thành phố Lãng nên thị dân nổi dậy khởi nghĩa, giết chết Godri, do đó lại giành được quyền lập công xã tự trị.
Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị của thành thị Tây Âu diễn ra rầm rộ nhất là trong hai thế kỉ XII, XIII. Kết quả là các thành thị đã giành được thắng lợi với những mức độ khác nhau. Nhờ có nền kinh tế phát triển sớm và do không có chính quyền trung ương mạnh mẽ, các thành thị ở Italia như Venexia, Giênôva, Phirenxe, Milano, Pida… đã được độc lập hoàn toàn. Hơn thế nữa, các thành phố này còn khống chế được vùng nông thôn xung quanh và các thành phố nhỏ lân cận nên đã lập thành những nước cộng hoà thành thị trong đó có chính quyền, viện nguyên lão, pháp luật, toà án và quân đội v.v… Ví dụ : Ở Phirenxê, từ năm 1293, tầng lớp thị dân giàu có bắt đầu giành được chính quyền. Tại đây đã ban bố một bộ luật gọi là Bộ luật chính nghĩa. Cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hoà là Hội đồng trưởng lão mà người đứng đầu được gọi là Người cầm cờ chính nghĩa. Nhân vật này đồng thời cũng là người chỉ huy lực lượng tự vệ của thành phố.
Còn các thành phố ở Bắc Pháp như Lăng, Xanhcāngtanh, Bove, Xoaxông… và ở Nam Pháp như Mácxây, Tuludo, Aclơ, Mongpolie, tuy còn phải thực hiện một vài nghĩa vụ đối với nhà vua hoặc lãnh chúa như phải nộp một khoản địa tô nhất định, nhưng về thực chất cũng hoàn toàn độc lập. Những thành phố này có Hội đồng thành phố và thị trưởng do thị dân bầu ra, đồng thời có tài chính, quân đội, toà án và luật pháp riêng.
Những thành phố trực thuộc nhà vua như Pari, Oócleăng. Năngtơ, Buốcgiơ… ở Pháp và Oxfơt (Oxford), Kembrit (Cambridge)… ở Anh thì mức độ tự do giành được có hạn chế hơn. Những thành phố này cũng có quyền bầu cử cơ quan quản lí thành phố, nhưng cơ quan này phải thảo luận với quan lại của vua cử đến khi giải quyết các công việc hành chính và tư pháp. Còn những thành phố nhỏ không có tiền để nộp cho lãnh chúa, cũng không dù lực lượng để đấu tranh giành quyền tự trị thì vẫn tiếp tục chịu sự thống trị của các cơ quan hành chính của lãnh chúa như cũ.
Tuy mức độ tự trị giành được có khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là cư dân tất cả các thành thị đều được thoát li khỏi thân phận nông nô, do đó đều được tự do. Trong quá trình ấy, một tục lệ được hình thành là lãnh chúa không có quyền lùng bắt những nông nô đã trốn ra thành thị được 1 năm lẻ 1 ngày. Do vậy lúc bấy giờ ở Đức có câu tục ngữ : “Không khí thành thị có thể làm cho con người tự do”.
b) Đấu tranh của thợ thủ công chống quý tộc thành thị
Trong cuộc đấu tranh của thành thị chống lãnh chúa phong kiến, thợ thủ công là lực lượng giữ vai trò quan trọng nhất, nhưng sau khi giành được thắng lợi, thành quả đấu tranh lại rơi vào tay tầng lớp quý tộc thành thị bao gồm các thương gia giàu có, các chủ nợ, các chủ cho thuê nhà và chủ ruộng đất xung quanh thành phố. Nhờ có thể lực lớn về kinh tế, tầng lớp này chiếm giữ mọi chức vụ quan trọng về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự trong chính quyền thành phố. Trên cơ sở ấy, tầng lớp quý tộc thành thị đã tăng cường áp bức bóc lột thợ thủ công và dân nghèo thành thị, chuyển mọi gánh nặng về thuế khoá, lao địch lên lưng họ.
Vì vậy, từ thế kỉ XIII – XV, khi tổ chức phường hội đã vững chắc, thợ thủ công liền đấu tranh mạnh mẽ với quý tộc thành thị để đòi quyền tham gia vào các cơ quan quản lí thành phố. Các nhà sử học gọi cuộc đấu tranh này là cuộc cách mạng của phường hội. Kết quả là ở những thành phố thủ công nghiệp phát triển kém hơn thương nghiệp như Vênêxia, Gienova ở Italia và Hambua, Lubếch, Brêm ở Bắc Đức thì tầng lớp quý tộc vẫn giữ vững chính quyền. Còn ở những thành phố có nền thủ công nghiệp phát triển như Colonhơ ở Đức và Phirenxe ở Italia v.v… thì phường hội giành được thắng lợi, do đó họ đã thành lập chính quyền mới hoặc giành được một số chức vụ trong chính quyền thành phố.
Tuy nhiên, thành quả đấu tranh không thuộc về tất cả thợ thủ công của các phường hội mà bị các phường hội giàu có lũng đoạn. Vì vậy, ở một số nơi lại diễn ra cuộc đấu tranh của những người thợ thủ công mà nghề nghiệp của họ bị coi là thấp kém như thợ cắt lông cừu, thợ dệt sợi lanh v.v… chống lại tầng lớp chủ xưởng giàu có và có đặc quyền. Ví dụ : Ở Colonhơ, năm 1396, phường hội đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với quý tộc thành thị. Nhưng những kẻ cầm quyền mới gồm đại biểu của các chủ xưởng giàu có và các thương gia lớn lại trở thành một tập đoàn lũng đoạn và chỉ lo làm giàu cho mình. Vì vậy năm 1482, một cuộc khởi nghĩa mới của quần chúng thị dân rộng rãi do các chủ xưởng và nhà buôn bị gạt ra khỏi chính quyền lãnh đạo đã diễn ra nhưng bị thất bại.
c) Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng
Theo quy chế của phường hội, sau một thời gian nhất định, thợ bạn có thể trở thành thợ cả và có quyền mở xưởng rồi gia nhập phường hội. Nhưng đến thế kỉ XIII, nhất là thế kỉ XIV, việc đó ngày càng khó khăn đối với thợ bạn. Muốn gia nhập phường hội, thợ bạn phải làm một tác phẩm để chứng minh trình độ tay nghề của mình. Nguyên liệu để làm tác phẩm ấy do thợ bạn phải tự mua lấy. Ngoài ra khi gia nhập phường hội họ còn phải tặng quà cho chủ xưởng. Càng về sau chủ xưởng càng không muốn thợ bạn có thể tách ra mở xưởng riêng để vừa khỏi mất người giúp việc vừa khỏi tăng thêm lực lượng cạnh tranh với mình. Vì vậy, phường hội thủ công nghiệp thực chất đã biến thành những tổ chức đóng kín. Chỉ có con trai, con rễ của chủ xưởng hoặc những người kết hôn với vợ goá của chủ xưởng đã chết mới được gia nhập phường hội.
Trong khi đó chủ xưởng lại tăng cường áp bức bóc lột đối với thợ bạn như tăng thêm cường độ lao động, giảm tiền lương, luật lệ do chủ xưởng đặt ra càng thêm khắt khe.
Trước tình hình ấy, bất chấp sự phản đối của chủ xưởng, các thợ bạn đã tổ chức thành những đoàn thể riêng của mình gọi là “Hội anh em” hoặc “Hội thợ bạn” để đấu tranh với chủ. Bằng hình thức bãi công, họ đòi chủ phải tăng lương, giảm giờ làm và cho họ được quyền thời việc trước thời hạn quy định v.v… Những cuộc đình công của thợ bạn làm các nghề may, sản xuất đô da… đã xảy ra ở nhiều thành phố Tây Âu như Luân Đồn (Anh), Cônxtanxơ (Đức), Fribua (Thụy Sĩ) v.v… vào cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV.
Nói chung những cuộc đấu tranh ấy còn nhỏ bé, thường chưa vượt qua phạm vi những phường hội riêng lễ. Song, cũng đã xuất hiện những cuộc khởi nghĩa có quy mô tương đối lớn thu hút tất cả các loại dân nghèo thành thị bao gồm thợ bạn, thợ thủ công phá sản, người làm công nhật, phu khuân vác, người không có việc làm cố định v.v…. đấu tranh không chỉ với chủ xưởng phường hội, mà với tất cả tầng lớp giàu và có thế lực ở thành thị. Những cuộc khởi nghĩa ở Xienna (năm 1371) và Phirenxe (năm 1378) ở Italia là những ví dụ tiêu biểu.
2. Ảnh hưởng của thành thị đối với chế độ phong kiến
Sự ra đời thành thị là một biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu. Song, thành thị, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá cũng đã phá hoại ngắm chế độ phong kiến.
Trước hết sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên. Trong cuộc sống hằng ngày, cư dân thành thị cần phải có lương thực thực phẩm (rau, thịt, hoa quả…). Trong việc sản xuất thủ công nghiệp, thành thị cần phải có nguyên liệu (nho, lông cừu). Tất cả những thứ đó thành thị đều dựa vào sự cung cấp của nông thôn, do đó đã tạo nên mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị, lỗi cuốn nhiều trang viên phong kiến vào việc sản xuất hàng hoá. Ví dụ : Vào thế kỉ XIII, nhiều trang viên ở Anh đã tập trung lực lượng vào việc sản xuất lông cừu. Vùng Buốcgỗngđơ ở Pháp thì chuyên trồng nho để ép rượu… Như vậy, nền kinh tế tự cấp tự túc trong từng phạm vi nhỏ hẹp, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế phong kiến phương Tây đã bắt đầu thay đổi.
Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã góp phần rất quan trọng trong việc làm tan rã chế độ nông nô. Do hàng hoá ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, trong đó một phần do các thành thị sản xuất, một phần chở từ phương Đông đến, nhu cầu của giai cấp phong kiến cũng ngày càng tăng. Để có tiền mua các thứ hàng hoá đó, các lãnh chúa đã dùng hình thức tổ tiền thay thế các loại tô lao dịch và tỏ sản phẩm. Do vậy, đến thế kỉ XIII, tô tiền ở châu Âu đã tương đối phổ biến. Hơn nữa, có nhiều lãnh chúa còn đồng ý cho nông nô dùng tiền để chuộc lại tự do. Sau khi nộp đủ tiền cho lãnh chúa, họ hoàn toàn thoát khỏi thân phận nông nó. Như vậy, quan hệ tiền tệ đã làm cho chế độ nông nô bắt đầu lỏng lẻo và do đó đã phá hoại từ từ chế độ phong kiến.
Ăngghen nói : “Từ lâu trước khi bị các vũ khí phá huỷ, các pháo đài của hiệp sĩ đã bị sập đổ ; trên thực tế, phải nói rằng thuốc súng chẳng qua chỉ là người thực hành bản án phục vụ đồng tiến.
Thứ ba, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá làm cho mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương càng chặt chẽ, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những quốc gia thống nhất. Đồng thời, thị dân còn tích cực ủng hộ nhà vua trong việc đấu tranh với các thế lực phong kiến cát cứ để thống nhất đất nước và xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền trung ương.