Các cuộc viễn chinh

1. Cuộc viễn chinh lần thứ nhất (1096 – 1099)

Nhận thấy thời cơ xâm lược phương Đông đã thuận lợi, tháng 9–1095, giáo hoàng Uyếcbanh II (1088–1099) đã triệu tập một cuộc hội nghị tôn giáo ở thành phố Clecmỏng (Pháp) để tiến hành cuộc viễn chinh. Tại phiên bế mạc của hội nghị này, giáo hoàng nêu lên những tai hoạ mà người Tuốc và người Ả Rập đã gieo rắc ở phương Đông như xâm lược chiếm đất đai của đế quốc Bidantium, phá hoại giáo hội, giết hại và bắt bớ cư dân. Vì vậy, nhân danh chúa, giáo hoàng kêu gọi tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, hãy nhanh chóng đi cứu giúp những người anh em Kitô giáo ở phương Đông, giải phóng mộ chúa, đuổi bọn tàn bạo ấy ra khỏi thế giới của tín đồ Kitô giáo. Tiếp đó, giáo hoàng thay mặt chúa hứa hẹn rằng nếu ai tham gia viễn chinh mà bị chết thì sẽ được xoá bỏ mọi tội lỗi, được cứu vớt lên thiên đường. Hơn nữa, giáo hoàng không quên chỉ ra những lợi ích thiết thân ở trần gian mà những người tham gia viễn chinh sẽ được hưởng. Ông nói rằng ở phương Tây người thì đông mà đất đai thì chặt hẹp và cần cỗi, người cày ruộng chỉ tạm đủ sống qua ngày, trái lại ở phương Đông “khắp nơi đầy mặt và sữa”, đặc biệt Giêrudalem là trung tâm của mặt đất thì lại càng giàu có, thậm chí đó là “thiên đường thứ hai”. Vì vậy, “ai ở đây buồn khổ nghèo đói thì đến đó sẽ trở thành người giàu có”. 

Lời kêu gọi của giáo hoàng được thính giả hoan hô nhiệt liệt. Họ hồ to : “Đó là ý Chúa ! Đó là ý Chúa !” Ngay sau đó, họ khẩu vào áo hình cây thánh giá màu đỏ để biểu thị quyết tâm tham gia viễn chỉnh. 

Kế hoạch của Uyếcbanh II là sang mùa xuân năm 1096, đoàn kị sĩ Tây Âu sẽ bắt đầu lên đường viễn chinh. Nhưng khi quân kị sĩ chuẩn bị chưa xong thì tháng 2–1096 mấy vạn nông dân Pháp và Đức vội vàng lên đường mở đầu cho phong trào viễn chinh Thập tự. 

Vốn là, bị kích động bởi những viễn cảnh mà giáo hoàng đã phác hoạ, nông dân vội vàng bán rẻ tất cả những gì có thể bán được và mua đất những gì cần thiết cho cuộc hành trình. Nhiều gia đình đã chất đồ đạc và cho con cái ngồi lên xe để tham gia viễn chinh. Ngoài nông dân chất phác, trong hàng ngũ viễn chinh còn có những kẻ lang thang, những người phạm tội, những băng cướp… Người cầm đầu đoàn quân nông dân này là một thầy tu ẩn dật người Pháp tên là Pie Lecmit (Piere l’Ermite). Thực ra đây chỉ là một đoàn người ô hợp, không có đội ngũ chỉnh tề, không có kỉ luật, không có vũ khí lương thực và không có cả hiểu biết về quân sự, thậm chí Giêrudalem ở đâu, cách xa bao nhiêu họ cũng không hề biết. Họ chỉ biết đi theo con đường khách hành hương đã từng đi và tiến về hướng đông. Dọc đường họ phải cướp bóc để kiếm thức ăn nên đã bị giết chết hàng loạt, nhất là ở Hunggari và Bungari, do đó chỉ còn non một nửa (khoảng ba bốn vạn người) đến được Côngxtăngtinople, nhưng khi vừa sang đến Tiểu Á, họ liên bị người Tuốc Xengiúc đánh tan, chỉ còn khoảng 1/10 trốn thoát. Cuộc viễn chính của dân nghèo chỉ là tiền tấu của phong trào viễn chinh Thập tự mà thôi. 

Mãi đến tháng 8–1096, quân kị sĩ Tây Âu mới bắt đầu lên đường. Xuất phát từ bốn địa điểm khác nhau (Noócmăngđi, Loren, Nam Pháp và Nam Italia), đến mùa xuân năm 1997, bốn đoàn quân ấy gặp nhau ở Côngxtăngtinôplơ. Dọc đường hành quân cũng như tại Côngxtăngtinôplơ, quân kị sĩ phương Tây thẳng tay cướp bóc nhân dân địa phương ; do đó nhiều cuộc xung đột đã diễn ra. Tuy vậy, hoàng đế Bidantium cố gắng dùng ngoại giao để đẩy quân kị sĩ nhanh chóng chuyển sang Tiểu Á và yêu cầu thủ lĩnh của họ tuyên thệ với mình rằng những đất đai lấy được từ tay người Tuốc sẽ thuộc về đế quốc Bidantium và bản thân họ trở thành bởi thần của hoàng đế.

Cuối tháng 4–1097, quân Thập tự vượt eo biển Bôxpho đặt chân lên đất châu Á. Những cuộc giao chiến với người Xengiúc bắt đầu diễn ra. Sau khi chiếm được vài cứ điểm ở Tiểu Á, đầu năm 1998, quân Thập tự chiếm được Edetxa và thành lập ở đây bú quốc đầu tiên của quân phong kiến Tây Âu. Tiếp đó, trải qua rất nhiều khó khăn, quân Thập tự chiếm được Antiốt và thành lập ở đây một công quốc. Năm 1999, quân Thập tự tấn công Gierudalem. Một cuộc tàn sát hết sức khốc liệt cư dân Hồi giáo đã diễn ra. Vương quốc Giêrudalem được thành lập. Godofroa đơ Buiông (Godefroy de Bouillon), thủ lĩnh quân Thập tự Loren được tôn lên làm vua, nhưng ông ta chỉ tự xưng là “kẻ bảo vệ mộ chúa”. Sau đó, với sự giúp đỡ của hạm đội của Venexia và Giênova, quân Thập tự chiếm được toàn bộ bờ Đông Địa Trung Hải rồi thành lập ở đó bá quốc Tøripoli và một số tiểu quốc khác. Về danh nghĩa, các nước Edetxa, Antiốt và Tơripoli đều phụ thuộc vào vương quốc Giêrudalem, nhưng về thực chất thì hoàn toàn độc lập. 

Trong các nước này, giai cấp phong kiến cũng thi hành chính sách phân phong ruộng đất và thành lập trang viên như ở phương Tây. Quán chúng nông dàn bao gồm người Ả Rập, người Tuốc theo Hỏi giáo và người Xiri, người Hy Lạp theo Kitô giáo đều bị biến thành nông nô. Do bị áp bức bóc lột tàn nhẫn để thoả mãn cuộc sống xa xỉ của giai cấp thống trị, nông dân luôn luôn nổi dậy khởi nghĩa, nhất là ở vương quốc Giêrudalem và bá quốc Toripoli. 

Để có đủ lực lượng trấn áp sự phản kháng của nhân dân địa phương và để chống các nước Hồi giáo láng giềng nhằm bảo vệ và mở rộng lãnh địa của quân Thập tự, các đoàn kị sĩ tôn giáo như đoàn kị sĩ Y viện, đoàn kị sĩ Đền miếu, đoàn kị sĩ Tơtôn đã được thành lập. 

Cơ sở đầu tiên của đoàn kị sĩ Y viện là một tổ chức từ thiện thành lập ở bệnh viện Thánh Giảng ở Giêrudalem. Nhiệm vụ lúc đầu của tổ chức này là giúp đỡ những người đến Palextin hành hương như bố trí chỗ ở của họ, chữa bệnh cho những người đau ốm. Sau khi cuộc viễn chinh lần thứ nhất kết thúc thì tổ chức này biển hẳn thành một đoàn kị sĩ mà nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu. 

Đoàn kị sĩ Đến miếu thành lập khoảng năm 1118, lúc đầu đóng ở gần nền cũ của đền thờ vua Do thái là Xalamôn mà ở đó lúc bấy giờ đã xây dựng nhà thờ Chúa cứu thế. Thành viên của hai đoàn kị sĩ này chủ yếu là người Pháp và Italia. 

Còn đoàn kị sĩ Toàn đến mãi cuối thế kỉ XII mới thành lập và thành viên của nó là các kị sĩ người Đức. Nhưng sang đầu thế kỉ XIII thì đoàn kị sĩ này rời Giêrudalem về hoạt động ở vùng biển Ban Tích. 

Thành viên của những tổ chức này vừa là kị sĩ vừa là tu sĩ. Họ bên trong mặc áo giáp, nhưng bên ngoài khoác áo choàng trắng, đen hoặc đỏ và có khâu hình cây thập tự. Họ phải sống độc thân, không được ham muốn giàu sang, suốt đời hiến thân cho việc bảo vệ Kito giáo. Họ chỉ phục tùng giáo hoàng chứ không chịu sự lãnh đạo của lãnh chúa và giáo hội địa phương. Tuy về danh nghĩa thì như vậy, nhưng trong thực tế, bằng các biện pháp chiến tranh cướp bóc, buôn bán, lại được vua chúa các nước Tây Âu biểu tặng, nên các thành viên của đoàn trở thành những kẻ rất giàu có. 

Sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến Tây Âu làm cho nhân dân địa phương luôn luôn nổi dậy phản kháng. Đồng thời, nội bộ giai cấp phong kiến ở đây cũng thường xảy ra xung đột, nên các quốc gia này không ổn định. 

2. Cuộc viễn chinh lần thứ hai (1147–1149) 

Năm 1144, người Tuốc Xengiúc chiếm được bá quốc Êdetxa, nước Antiốt bị đe doạ nên đã sai sứ về Roma cầu cứu giáo hoàng. Đó là nguyên nhân trực tiếp của cuộc viễn chinh lần thứ hai. 

Do sự kêu gọi của giáo hoàng, Tây Âu lại rộn ràng như 50 năm về trước để chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh mới. Tham gia cuộc viễn chinh này có vua Pháp Lui VII và hoàng đế Đức Cônrat III. Quân kị sĩ Pháp-Đức qua Côngxtăngtinôple sang Tiểu Á rồi tiến xuống phía nam phối hợp với quân chiếm đóng Giêrudalem tấn công Đamất, nhưng kết quả là họ bị người Tuốc Xengiúc đánh bại phải rút về nước. 

3. Cuộc viễn chinh lần thứ ba (1189–1192) 

Vào thập kỉ 70 của thế kỉ XII, ở vùng Đông Địa Trung Hải có một thay đổi quan trọng có quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của các quốc gia của quân Thập tự. 

Năm 1171, một viên tướng của Ai Cập là Xalaétdin (quen gọi là Xaladin) lật đổ vương triều Phatima rồi tự xưng làm Xuntan (vua), thống trị cả một đế quốc rộng lớn bao gồm Ai Cập, Xiri, Lưỡng Hà. Năm 1187. Xalaétdin đánh bại quân Thập tự ở gần hồ Tiberiat rồi chiếm được Giêrudalem. Quân Thập tự chỉ còn giữ được Antiốt, Toripoli và Tia. 

Tin Gièrudalem bị thất thủ làm cho Tây Âu hoang mang đến nỗi giáo hoàng Uyếcbanh II bị chấn động thần kinh quá mạnh mà chết. Giáo hoàng mới là Grégoa VIII lập tức hô hào tiến hành một cuộc viễn chinh mới. 

Tham gia cuộc viễn chỉnh lần này có hoàng đế Đức Phridrich I “Râu đỏ”, vua Pháp Philip II Ôguýt và vua Anh Risớt I “Tim sư tử”. Quân Đức vẫn đi đường bộ qua bán đảo Bancăng rồi sang Tiểu Á. Nhưng ngày 6-10–1190, hoàng đế Đức bị chết đuối khi vượt qua một con sông nước chảy xiết ở gần Xélơri (Tiểu Á), đoàn quân Thập tự của Đức tan rã, một bộ phận trở về nước. Mãi đến mùa hè năm 1190, quân Thập tự Anh và Pháp mới bắt đầu lên đường. Cả hai đoàn quân này đều đến Xixilia để đi bằng đường biển. Chiến công đầu tiên của Risớt “Tìm sư tử” là chiếm được Acrơ, nhưng mâu thuẫn vốn có giữa hai vương quốc này nên Philíp II bỏ về nước để thực hiện những mưu đồ thiết thân hơn ở Tây Âu. 

Risớt “Tìm sư tử” vẫn tiếp tục dự định tấn công Giêrudalem nhưng không thể thực hiện được. Nhận thấy không có hi vọng giành được thắng lợi, ngày 2–9–1192, Risớt phải kí hoà ước với Xalaétdin. Theo hoà ước này. quán Thập tự được chiếm giữ một dải đất hẹp từ Tia đến Giapha (nay đã hợp nhất với Tenl Avip) còn Gierudalem thì vẫn thuộc về Ai Cập, nhưng tín đồ Kitô giáo được đến dày hành hương trong thời hạn 3 năm. 

Như vậy, cuộc viễn chỉnh lần thứ 3 là một cuộc viễn chinh lớn do ba vua của ba nước mạnh nhất Tây Âu đích thân chỉ huy và lực lượng chiến đấu là các đội quân chính quy của ba nước ấy, nhưng cuối cùng không thu được kết quả gì đáng kể.

4. Cuộc viễn chinh lần thứ tư (1202–1204) 

Mặc dù đã tiến hành ba cuộc viễn chinh, mục đích của toà thánh Rôma và giai cấp phong kiến Tây Âu vẫn chưa đạt được. Vì vậy, đến thời giáo hoàng Inoxăng III (1198–1226), nhân khi thế lực của toà thánh vững mạnh. uy tín của giáo hoàng được nâng cao, ông lại phát động một cuộc viễn chính mới. Sự hô hào của giáo hoàng đã được các lãnh chúa phong kiến Pháp, Đức, Italia hưởng ứng. Theo kế hoạch của giáo hoàng thì mục tiêu của cuộc viễn chinh này là Ai Cập, vì nếu đánh bại được Ai Cập thì sẽ chiếm được Gierudalem một cách dễ dàng. 

Để thực hiện kế hoạch quân Thập tự phải hợp đồng với Vênêxia, nhờ họ dùng thuyền chở quân Thập tự đi viễn chinh và phải trả cho họ 85.000 đồng mắc bằng bạc, ngoài ra còn phải chia cho họ một nửa đất đai và chiến lợi phẩm cướp được. Nhưng quan Thập tự không đủ tiền để thanh toán. Để bù vào số tiến 34.000 mắc còn thiếu, Vênêxia yêu cầu quân Thập tự đánh chiếm thành phố Dara nằm trên bờ biển Adriatích của vương quốc Hunggari, một địch thủ thương nghiệp của Venêxia. Tháng 11–1202, quân Thập tự đã thoả mãn yêu cầu ấy của Vênêxia, mặc dù cư dân của thành phố này đều là tín đồ đạo Thiên chúa. 

Trong khi quân Thập tự đang nghỉ ngơi để chuẩn bị lên đường viễn chính thì đầu năm 1203, thái tử lưu vong của Bidantium là Alexiút sai người đến cầu cứu. Vốn là, năm 1195, hoàng đế nước này là Idaắc II bị Alexiút III lật đổ rồi chọc mù mắt và bắt cầm tù. Đến đầu năm 1202, thái tử Alexiút trốn thoát sang Rôma. Vì vậy, sứ giả của thái tử yêu cầu quân Thập tự sang Côngxtăngtinôplơ để khôi phục ngôi vua cho hoàng đế hợp pháp của Bidantium. Nếu công việc thành công, hoàng đế Bidantium sẽ trả cho quân Thập tự 200.000 mắc, sẽ cung cấp 10.000 binh lính và 500 kị sĩ đóng ở “đất thánh”. Yêu cầu đó lập tức được chấp nhận vì nó phù hợp với lòng mong muốn từ lâu của nhiều tầng lớp xã hội ở Tây Âu. Đặc biệt là lúc bấy giờ Vênêxia không muốn quân Thập tự tấn công Ai Cập vì việc buôn bán của họ ở đó đang có nhiều thuận lợi mà trái lại muốn tấn công Bidartium để được khống chế hoàn toàn việc buôn bán ở vùng này. 

Tháng 7-1203, quân Thập tự đổ bộ lên Côngxtăngtinôplo. Alexit III chạy trốn. Idaắc II “mù” lại được lên ngôi. Mặc dầu đã tìm đủ mọi cách, ông ta vẫn không thể kiếm đủ số tiền để nộp cho quân Thập tự như đã hứa. Đất nước kiệt quệ, nhân dân kinh đô nổi dậy khởi nghĩa, Iuắc II lại bị lật đổ. 

Những khó khăn chồng chất ấy của Bidantium đối với dã tâm xâm lược của quân phong kiến Tây Âu lại là một thuận lợi rất cơ bản. Tháng 4–1204, quân Thập tự tấn công và chiếm được Côngxăngtinôplơ rồi thẳng tay cướp bóc, tàn sát, đốt phá. Lửa cháy liên tục 3 ngày đêm. Nhiều công trình kiến trúc, biểu tượng của một nền nghệ thuật tuyệt vời như cung điện, giáo đường … bị tàn phá. Những kẻ tự xưng là “những chiến sĩ giải phóng mộ chúa” ấy còn cướp phủ cả tượng thánh, đồ thờ, nơi giảng đạo v.v… Những của cải mà chúng vợ vết được nhiều đến mức một quyển sử biên niên Pháp đã chép rằng : “Từ khi khai thiên lập địa đến nay chưa có cuộc đánh chiếm thành phố nào lại lấy được nhiều chiến lợi phẩm đến như thế”. Theo sự thoả thuận từ trước, 3/4 số chiến lợi phẩm ấy thuộc về Vénêxia. 

Trong quá trình ấy, giáo hoàng Inoxăng III hết sức khuyến khích việc đánh chiếm Côngxtăngtinôplơ, nhưng sau khi việc đã rồi thì giả vờ lên tiếng trách quân Thập tự đã giày xéo “nước Bidantium Kitô giáo”. 

Sau khi chiếm được Côngxtăngtinôplơ, quân Thập tự không còn muốn đi giải phóng “đất thánh” Gierudalem nữa mà ở lại đây để sinh cơ lập nghiệp. Trên 3/8 lãnh thổ Bidantium đã chiếm được, quân phong kiến Tây Âu lập một quốc gia mới gọi là đế quốc Latinh. Bá tước Boduanh (Baudouin) xứ Flangđro, một thủ lĩnh của quân Thập tự trong cuộc viễn chinh lần thứ tư được cử làm Hoàng đế đầu tiên và một giáo chủ Vênêxia được cử làm Tổng giám mục Thiên chúa giáo đầu tiên ở Côngxăngtinôplơ. 

Người Vênêxia cũng được chia 3/8 đất đai của đế quốc bao gồm các đảo trong đó có Ghẻ và Crét, một số thành phố ven biển và 3/8 kinh đô Congxtängtinoplo. 

Người Bidantium giờ đây chỉ còn lại vùng ven biển Adriatích và phần đất đai ở Tiểu Á. Trên phần lãnh thổ còn lại ấy, họ thành lập hai quốc gia mới là nước Épia và nước Nixe. Nhưng nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt với đế quốc Latinh. Nhân dân trong nước Latinh cũng rất căm thù kẻ thống trị ngoại lai tàn bạo, nên luôn luôn phản kháng. Đế quốc Latinh bị suy yếu nhanh chóng và đến năm 1261 thì bị sụp đổ trước sự tấn công của vương quốc Nixê. Đế quốc Bidantium lại được khôi phục. 

5. Những cuộc viễn chinh cuối cùng 

Sau bốn lần viễn chinh rầm rộ, nhưng không thu được kết quả gì đáng kể, ở nông thôn và thành thị của hai nước Pháp, Đức đã loan truyền một quan niệm cho rằng người lớn phạm nhiều tội nên không thể thực hiện được sử mệnh thiêng liêng giải phóng mộ chúa mà chỉ có các trẻ em trong trắng mới hoàn thành được nhiệm vụ đó. 

Đầu tiên, vào năm 1212, một em bé mục đồng người Pháp 12 tuổi đã tự xưng là “sứ giả của chúa”, được chúa cử làm người chỉ huy đội quân nhĩ đóng đi giải phóng “đất thánh”. Tin đó được loan truyền đi các nơi rất nhanh chóng. Chỉ 3 tháng sau, 30.000 trẻ em Pháp đã tập hợp ở Mác xây để xuống thuyền đi Palextin. Nhưng, 2 thuyền đã bị đảm vì bão, số trẻ em trên 5 thuyền còn lại thì bị chủ thuyền chở sang Ai Cập bán làm nô lệ. 

Tiếp đó, ở Đức cũng diễn ra một cảnh tương tự, 20.000 trẻ em đã được tập hợp lại để đi giải phóng mộ chúa. Trên đường sang Italia, nhất là khi vượt dãy núi Anpơ, các em đã bị chết mất khoảng một nửa, số còn lại đã đến tận miền Nam Italia. Tại đây, do sự can thiệp của chính quyền địa phương nền các em được đưa về Đức, trên đường về phần lớn các em bị chết vì đối và bệnh tật. Trong khi đó nhiệt tình viễn chinh của các tầng lớp cư dân trong xã hội đã giảm sút rất nhiều. Tuy vậy, do sự vận động tích cực của giáo hoàng. trong thế kỉ XIII, giai cấp phong kiến phương Tây còn tiến hành bốn cuộc viễn chinh nữa, song càng về cuối càng kém rầm rộ so với trước. 

Cuộc viễn chinh lần thứ 5 (1217 – 1219) có sự tham gia của vua Hunggari và lãnh chúa phong kiến Đức, Áo, Nêđéclan. Nhưng đến Ác cô. vua Hunggari quay về, bộ phận còn lại tấn công xuống Ai Cập, song cuối cùng bị thất bại. 

Cuộc viễn chinh lần thứ 6 (1228 – 1229) do hoàng đế Đức Phridrich II tiến hành. Ông đã dùng biện pháp ngoại giao kí với Xuntan Ai Cập một hoà ước, do đó đã chiếm được Gièrudalem và nhiều thành phố khác ở Palextin. Nhưng trong quá trình ấy, do mâu thuẫn với toà thánh Rôma, giáo hoàng tuyên bố khai trừ giáo tịch của ông, lại còn cho quân tấn công lãnh địa của ông ở Nam Italia, nên ông phải vội vàng rút quân về. Đến năm 1244, Ai Cập lại chiếm Giêrudalem, và từ đó “đất thánh” của đạo Kitô vĩnh viễn ở trong tay người Hồi giáo. 

Cuộc viễn chinh lần thứ 7 (1248 – 1254) do vua Pháp Luy IX cầm đầu. Tham gia viễn chinh, ngoài bọn phong kiến Pháp còn có quý tộc và kị sĩ Anh. Mục tiêu của cuộc viễn chinh này là Ai Cập, nhưng cũng bị thất bại nặng nề. Bản thân Luy IX bị bắt, phải dùng một khoản tiền lớn để chuộc tự do và phải rút khỏi Ai Cập đến Accô và năm 1254 thì rút về nước. 

Cuộc viễn chinh lần thứ 8 (1270) vẫn do vua Pháp Luy IX chỉ huy. Mục tiêu tấn công lần này nhằm vào Tuynít (Tunis), nhưng tại đây, Luy IX đã bị chết vì bệnh dịch hạch. Quân Thập tự tan rã.

Sau đó, giáo hoàng còn nhiều lần hô hào tổ chức viễn chinh, nhưng không ai hưởng ứng. Đến năm 1289, Toripoli bị Xuntan Ai Cập chiếm. Hai năm sau, cứ điểm cuối cùng của quân Thập tự ở bờ Đông Địa Trung Hải là Áccô cũng bị rơi vào tay người Ai Cập và bị phá huỷ.