Văn hóa Tây Âu thời sơ kì phong kiến

1. Tình hình văn hoá giáo dục và tư tưởng 

Vào thời kì cuối của đế quốc Rôma, cùng với sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự suy sụp toàn diện về kinh tế, nền văn hoá huy hoàng một thời cũng bị lụi tàn. Những cuộc chinh phục liên tiếp của các tộc Giecmanh trên lãnh thổ của đế quốc đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại. Chỉ có một thứ hầu như không bị người man tộc xâm phạm, đó là các nhà thờ và tu viện của đạo Kitô. Chính vì thế, chỉ có ở những cơ sở tôn giáo này mới giữ lại được một số thành tựu của nền văn hoá cổ đại. 

Trong khi đó các vương quốc của người Giecmanh mới thành lập không hề chú ý tới sự nghiệp giáo dục, cho nên hầu hết giai cấp quý tộc kể cả nhà vua đều mù chữ. Toàn xã hội không có trường lớp do giáo hội mở để đào tạo giáo sĩ. 

Tuy giáo sĩ là tầng lớp có văn hoá duy nhất trong xã hội, nhưng chỉ trừ một số rất ít người có tiếng tăm, còn nói chung trình độ học thức của họ rất hạn chế. 

Do nhiệm vụ của giáo dục lúc bấy giờ chỉ đào tạo giáo sĩ, nên nội dung học tập chủ yếu là Thần học, môn học được suy tôn là “bà chúa của klz loại”. Ngoài Thần học, còn có các môn Ngữ pháp. Tu từ học, Lôgich học, Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc được gọi là “buy môn nghệ thuật tự “”. Các môn học này đều là những môn phụ trợ và phải phục vụ cho Thần học. 

Trong số 7 môn này, môn Ngữ pháp được đặc biệt chú trọng, do đó thường được vẽ hình một bà hoàng đầu đội mũ miện làm biểu tượng. Nhiệm vụ của môn Ngữ pháp là dạy tiếng Latinh, thứ ngôn ngữ chính dùng trong các nghi thức ở nhà thờ và để đọc Kinh thánh. 

Logic học được gọi là “đầy tớ của Thần học” cùng với môn Tu từ học chủ yếu dạy thuật hùng biện để biện hộ cho Kitô giáo chiến thắng các tà giáo.

Số học dùng để giải thích một cách thần bí những con số gặp trong kinh thánh, đồng thời để biết tính toán, đếm được gạch ngói khi xây dựng các cơ sở của giáo hội. 

Hình học là môn học miêu tả về quả đất, nhưng do sự hiểu biết có hạn, nên nội dung thường sai lầm, thậm chí rất hoang đường. Ví dụ trong một quyển sách tham khảo của môn Hình học có một đoạn như sau : 

“Đây là bộ mặt không phải người ở một sa mạc hoang vu (ở Êtiôpi) và ở các bộ lạc kì quái. Một số bộ lạc không có mũi, tất cả bộ mặt của họ đều giống nhau và tầm thường… miệng của một bộ lạc khác thì dính lại với nhau, họ chỉ có một lỗ nhỏ để hút thức ăn bằng bột mì… còn người Étopi của tộc Môrơ thì có bốn mắt, đó là vì để bắn cho chính xác”. 

Môn Thiên văn học chủ yếu là để chọn ngày cho nhà thờ làm lễ. Còn quan niệm về trời đất của họ lúc bấy giờ thì hoàn toàn trái với khoa học. Họ kiên quyết chống lại thuyết quả đất hình cầu vì họ lập luận rằng nếu nói mặt đất hình cầu thì phải thừa nhận có những người phải đi lộn đầu xuống dưới mà như thế là không thể được. Vì vậy, theo giáo lí của đạo Kitô, mặt đất giống như một cái màm tròn nổi trên mặt biển, còn trời giống như một cái mái tròn có bốn cột chống đỡ. Trung tâm của mặt đất là Gierudalem.

Như vậy, tình hình văn hoá giáo dục ở Tây Âu trong thời kì này rất thấp kém và hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Hơn nữa, một khi trở thành kẽ được bảo tồn một số thành tựu của văn hoá cổ đại, giáo hội chỉ giữ lại những gì có lợi cho mình, còn những gì trái với giáo lí của đạo Kitô đều bị huy bỏ hoặc cắt xén một cách không thương tiếc”. Việc đó càng làm cho nền văn hoá Tây Âu bị suy sụp nghiêm trọng. 

Song song với việc lũng đoạn về văn hoá giáo dục, giáo hội còn tích cực truyền bá hệ tư tưởng của đạo Kitô thời trung đại mà trong đó chủ yếu là chủ nghĩa cấm dục. Người đặt cơ sở cho hệ tư tưởng này là Ôguxtin (Augustin, 354–450), Giám mục xứ Hippon (ở Angiêri ngày nay). 

Lúc bấy giờ đế quốc Roma đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, có nhiều người cho rằng sở dĩ như vậy là vì người Rôma theo đạo Kitô nên bị thần trừng phạt. Oguxtin bèn viết quyển “Thành phố của Chúa Trời” (La Cité de Dieu) để biện hộ cho đạo Kitô. Trong tác phẩm người ta mới được sống trong cảnh sung sướng mãi mãi, còn ở thế giới trấn tục này thì đầy rẫy tội ác và đau khổ. Vì vậy, muốn giũ sạch mọi tội lỗi để sau khi chết linh hồn được cứu vớt và được lên thiên đường thì phải ăn chay, sắm hồi, cấm dục, thoát li khỏi cuộc sống trần tục đi, tu trong nhà tu kín. Hơn nữa, tất cả mọi thứ ở đời đều do Chúa Trời sắp đặt. Chỉ có những người bằng lòng với số phận của mình, ngoan ngoãn phục tùng, một lòng tin thờ Chúa thì mới mong được cứu vớt… Rõ ràng là quan điểm đó rất phù hợp với lợi ích của giáo hội và chế độ phong kiến, do đó đã được coi là nền tảng của hệ tư tưởng và quan điểm đạo đức của giáo hội Kitô thời trung đại. Cùng với tình trạng kém phát triển về văn hoá giáo dục, sự gieo rắc từ tưởng này đã có tác dụng kìm hãm rất lớn đối với tư tưởng và tình cảm của nhân dân trong non mười thế kỉ. 

2. Cái gọi là “Văn hoá phục hưng thời “Carôlanhgiêng”

Tuy nói chung trong suốt 5 thế kỉ thời sơ kì phong kiến, nền văn hoá Tây Âu rất thấp kém nhưng riêng dưới thời Sáclơmanhờ thì có phát triển ít nhiều. Lúc bấy giờ Trăng phát triển thành một đế quốc rộng lớn. Để có nhiều quan lại quản lí các công việc của nhà nước như tổ chức, tài chính, ngoại giao v.v… và để có nhiều giáo sĩ cảm hoá nhân dân, nhất là đối với những vùng mới chinh phục, Sáclơmanhơ rất chú ý đến việc phát triển văn hoá giáo dục. Ông mở trường học cung đình, khuyến khích con em quý tộc theo học và mời các học giả nổi tiếng ở Tây Âu đến giảng dạy. Người đóng vai trò quan trọng nhất trong trường học cung đình và cũng là người được Sáclơmanhơ đặc biệt ưu đãi là Anquyn (Alcuin, 735–804), một giáo sĩ người Anh. Chính Anquyn đã nói về nhiệm vụ và mục đích của mình trong thư gửi cho Saclomanhơ như sau:

“Thần xin cố gắng hết sức vào việc bồi dưỡng thật nhiều người có khả năng phục vụ giáo hội thần thánh của đức Chúa Trời và để trang sức cho chính quyền của hoàng đế”.

Ngoài Anquyn còn có nhiều học giả các nước khác như Pie, Paolô người Italia, nhà thơ Têôdunphơ (Theodulf), Eginha (Eginhard) người Tây Ban Nha v.v.. Do vậy, cung đình của Sáclơmanhơ trở thành trung tâm học thuật của Tây Âu lúc bấy giờ. Hơn nữa, trường học cung đình của Sáclơmanhơ đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng của các trường học của giáo hội trong cả nước. Vì vậy, các nhà sử học phương Tây đã gọi phong trào học thuật này là “Phong trào văn hoá phục hưng thời Carôlanhgiêng” 

Tuy nhiên, về thực chất thì phong trào học thuật này vẫn lấy thần học làm nội dung học tập chủ yếu, lấy cung đình và nhà thờ làm trung tâm, khác hẳn với phong trào văn hóa phục hưng lấy thành thị làm trung tâm ở Italia sau này. Hơn nữa, trình độ hiểu biết của các nhà trí thức lúc đó cũng còn rất thấp. Những tài liệu giáo khoa về Ngữ pháp, Tu từ học, Thiên văn học v.v… lúc bấy giờ thường được soạn dưới hình thức vấn đáp giữa thầy và trò và nội dung của nó cũng thường rất ngộ nghĩnh.

Thời gian tồn tại của cái gọi là “Phong trào văn hoá phục hưng thời Carolanhgiềng” cũng rất ngắn ngủi. Sau khi Sáclơmanhơ chết (năm 814) không bao lâu, đế quốc do ông thành lập không duy trì được sự thống nhất nữa và sự phát triển tạm thời về văn hoá cũng suy sụp.