Văn hóa Tây Âu thời trung kì phong kiến (Trước thế kỉ XIV)
1. Sự thành lập các trường đại học
Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự đòi hỏi của con người về các loại tri thức cũng tăng lên, nhưng các trường học của giáo hội không đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy trường đại học của thành thị dẫn dẫn ra đời.
Đầu tiên, từ thế kỉ X, nhiều trường học không dính dáng gì đến giáo hội đã được thành lập ở các thành phố khác ở Tây Âu. Những trường học thành thị này là cơ sở để phát triển thành các trường đại học sau này.
Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là trường Đại học Bolona ở Italia được thành lập vào thế kỉ XI mà tiền thân của nó là trường Luật Bolona. Sang thế kỉ XII, XIII, nhiều trường đại học khác đã lần lượt xuất hiện như đại học Pari, đại học Docleăng ở Pháp, đại học Oxfớt (Oxford), đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh””, đại học Xalamanca ở Tây Ban Nha, đại học Paléemo (Palermo) ở Italia v.v… Đến cuối thế kỉ XIV ở châu Âu đã có tất cả hơn 40 trường đại học.
Khi mới thành lập, các trường học này gọi là “trường phổ thông” (Etudia generalia), sau dần dần gọi là “trường đại học” (Universitas). Chữ “Universitas” nghĩa đen là “liên hợp” vì trường đại học lúc đầu thực sự là một tổ chức liên hợp gồm các đoàn thể của sinh viên và giáo sư, những đoàn thể được lập ra để bảo vệ quyền lợi các thành viên giống như các phường hội của thợ thủ công.
Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giờ, điển hình nhất và cũng nổi tiếng nhất là Trường đại học Pari ra đời từ thế kỉ XII. Sinh viên ở đây lập thành bốn hội đồng hương là Noócmăngđi, Anh, Gold và Picácđi. Các giáo sư cũng gia nhập những tổ chức mà về sau phát triển thành các khoa. Đến cuối thế kỉ XII, các tổ chức của sinh viên và giáo sư mới bắt đầu liên hợp lại bầu ra Hiệu trưởng để điều hành việc giảng dạy và học tập. Năm 1200, quy chế do trường đặt ra được vua Philíp II phê chuẩn và như vậy, Trường đại học Pari được chính thức thành lập.
Trường đại học Pari có bốn khoa là Nghệ thuật, Y học, Luật học và Thần học, trong đó Nghệ thuật là khoa sơ cấp, chương trình học tập là “bảy môn nghệ thuật tự do”. Tốt nghiệp bậc sơ cấp thì được cấp bằng Cử nhân. Các khoa Y học, Luật học và Thần học thuộc về bậc cao cấp. Chỉ những người đã có bằng Cử nhân mới được tiếp tục học. Tốt nghiệp bậc cao cấp thì được cấp bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Những người có bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ mới được làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học.
Ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong nhà trường là tiếng Latinh. Phương pháp học tập là lên lớp nghe giảng, ghi chép và thảo luận, trong đó thảo luận giữ vai trò rất quan trọng. Khi tốt nghiệp sinh viên phải làm luận văn tốt nghiệp và phải bảo vệ luận văn.
Phương pháp tổ chức, giảng dạy và học tập ở các trường đại học khác ở châu Âu đều như thế cả. Như vậy, nội dung học tập trong các trường đại học ở châu Âu trong thời kì này không phải chỉ là thần học và các thầy giáo không phải là các giáo sĩ mà là những người thường. Thế là trường đại học đã thoát li khỏi giáo hội và phát triển một cách tự do. Đây là điều giáo hội không thể chấp nhận được, nên đã tìm cách nắm lấy các trường đại học. loại trừ các giáo sư có tư tưởng chống lại giáo hội và ca ngợi lí trí con người. Đến giữa thế kỉ XIII, Trường đại học Pari bị giáo hội khống chế hoàn toàn. Nhiều giáo sư tiến bộ bị đuổi và thay thế bằng các giáo sĩ. Từ đó môn học chiếm địa vị quan trọng nhất trong trường đại học là môn Triết học kinh viện. Tuy nhiên, Y học và Luật học là những môn học thực dụng nên vẫn được duy trì.
2. Triết học kinh viện
Triết học kinh viện là một thuật ngữ dịch từ chữ Scolasticus trong tiếng Latinh nghĩa là triết học nhà trường, vì đó là môn học rất được chú trọng trong các trường đại học lúc bấy giờ.
Vào thế kỉ XII, tại cung đình vương quốc Noóc măngđi trên đảo Xixilia và ở Trường đại học Toledo ở Tây Ban Nha, các học giả đã tiến hành phiên dịch những tác phẩm của Hy Lạp cổ đại đã được dịch ra tiếng Ả Rập, đồng thời còn dịch các tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp được bảo tồn ở Bidantium. Việc đó đã làm cho sự hiểu biết của người Tây Âu càng được mở rộng. Nhưng các nhà triết học kinh viện muốn khai thác các kiến thức ấy để phục vụ cho thần học, do đó đã vận dụng một cách xuyên tạc học thuyết của các triết gia Hy Lạp và Rôma cổ đại, nhất của Arixtốt. Người có thành tích lớn nhất về mặt này là Anbe (1193–1280), một giáo sĩ người Đức. Ông đã chú thích toàn bộ các tác phẩm của Arixtôt thuộc các lĩnh vực lôgich học, siêu hình học, luận lí học, vật lí học, thiên văn học, địa lí học, động vật học, thực vật học ; qua đó chứng minh rằng giáo lí của đạo Kitô không hề trái ngược với triết học và khoa học tự nhiên. Chính vì sự hiểu biết uyên bác như vậy, nên ông được gọi là Anbe “vĩ đại”.
Triết học kinh viện có một đặc điểm là áp dụng phương pháp biện luận cực kì rắc rối, rất chú trọng logich hình thức. Nói chung, các nhà triết học kinh viện cho rằng, đối với các hiện tượng tự nhiên người ta không cần phải quan sát, thí nghiệm mà chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũng có thể đạt đến chân lí.
Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về vấn đề khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phải là phải duy danh (nominalisme) và phải duy thực (réalisme). Phái duy danh cho rằng khái niệm chung do tư duy của con người sáng tạo ra là tên gọi của các vật thể riêng lẻ và các vật thể riêng lẻ có trước khái niệm chung. Còn phải duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó thì khái niệm về vật thể ấy đã tồn tại, đã có thực rồi. Như vậy, duy thực là chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn, còn duy danh là trường phải có nhân tố của chủ nghĩa duy vật. Chính vì thế, tuy vẫn tin Chúa, nhưng các nhà duy danh thường bị giáo hội ngược đãi và rút phép thông công, trái lại những người duy thực rất được đề cao, trong đó người tiêu biểu nhất là Ackinat (Thomas Acquinas), quen gọi là Tômát Đacanh (Thomas d’Aquin).
Tômát Đacanh (1225–1274) là một giáo sĩ người Italia, là học trò của Anbe vĩ đại. Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm trong đó quan trọng nhất là Thần học toàn thư (Somme Théologique). Tác phẩm này rất đồ sộ, được chia làm bốn phần, gồm 100 chương trong đó dùng quan điểm của giáo hội – để giải quyết 1.000 vấn đề thần học và bác lại 10.000 thuyết. Ông cho rằng vũ trụ chia làm nhiều đẳng cấp, bắt đầu là phi sinh vật, dần dần lên đến người, tín đồ, thiên sứ, rồi cao nhất là Chúa trời. Mỗi một đẳng cấp thấp đều muốn vươn lên đẳng cấp cao, vì vậy cả hệ thống ấy đều hướng về Chúa Trời, Chúa là mục đích cuối cùng của vũ trụ.
Tác phẩm này được giáo hội thừa nhận là một sự tổng kết về giáo lí của đạo Thiên chúa. Do công lao ấy, sau khi ông chết không lâu, đến đầu thế kỉ XIV, ông được giáo hội phong thánh.
Trong số các nhà triết học kinh viện có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là Rogiơ Becon (Roger Bacon, khoảng 1214–1292), một giáo sĩ người Anh và là Giáo sư Trường đại học Oxfới.
Trái với Tômát Đacanh, Rogiơ Bécơn rất chú ý nghiên cứu vật lí học và hoá học, rất coi trọng phương pháp thí nghiệm và đã có nhiều cống hiến về mặt quang học. Chính ông là người đầu tiên giải thích hiện tượng cầu vồng và cũng là người đầu tiên ở châu Âu đem thuốc súng áp dụng vào lĩnh vực quân sự. Ông đã biết chú ý đến từ tính của nam châm, rất đề cao toán học, coi đó là cơ sở không thể thiếu được của tất cả mọi tri thức.
Đi trước thời đại của mình, ông có nhiều dự kiến thiên tài như người ta có thể chế tạo những loại kính “đễ ở cự li rất xa mà có thể đọc được những chữ rất nhỏ, phân biệt được những vật hết sức bé, quan sát các vì sao” ; có thể chế tạo được những chiếc thuyền đi biển và đi sống rất lớn mà chỉ cần một người điều khiển chứ không cần mái chèo. Ông cũng đã nghĩ đến chiếc xe bốn bánh chạy rất nhanh mà không cần ngựa kéo, nghĩ đến máy bay “người ngồi trong đó, cánh đập không khí bay như chim”, nghĩ đến cản trục, đến cầu không có cột v,v..
Do những hiểu biết sâu rộng ấy, ông được gọi là “nhà bác học đáng khâm phục”, nhưng cũng vì những đề xuất mạnh dạn ấy, ông bị giáo hội kết tội là một tên phù thuỷ để xưởng dị đoan và bị bắt bỏ ngục. Mãi 14 năm sau ông mới được tha. Lúc đó, ông đã rất già yếu nên hai năm thì chết.
Sang thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Từ đấy, các nhà triết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cổ điển nữa mà chỉ làm công việc biện hộ cho giáo lí của đạo Thiên chúa, đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mới ra đời tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn.
3. Văn học
Đến thời kì này, ngoài văn học dân gian bao gồm các bài hát, các truyện kế… và văn học Latinh (hay văn học nhà thờ) bao gồm thơ, kịch, truyện viết bằng tiếng Latinh về để tài tôn giáo, có hai loại văn học mới thể hiện sự phát triển của nền văn học Tây Âu là văn học kị sĩ và văn học thành thị.
Vào khoảng thế kỉ XII, do sự trưởng thành của mình và do chịu ảnh hưởng của văn minh thành thị, giai cấp quý tộc phong kiến Tây Âu đòi hỏi phải có một dòng văn học phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Trong hoàn cảnh ấy, có nhiều văn nhân du khách vào tận các lâu đài của các lãnh chúa, kể cho họ nghe những câu chuyện li kì của các hiệp sĩ. cũng có khi họ hát những bài ca ngợi ông chủ anh hùng khẳng khái, bà chủ diễm lệ yêu kiều. Hình thức sinh hoạt văn nghệ ấy làm cho cuộc sống tẻ nhạt của các lãnh chúa trong những lâu đài kín cổng cao tường trở nên vui vẻ. Do đó, các văn nhân ấy đã được các gia đình quý tộc nuôi làm thực khách để chuyên môn mua vui cho họ. Văn học kị sĩ vì thế mà có điều kiện phát triển.
Văn học kị sĩ thường bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong nhân dân, nhưng nhân vật chính trong đó được xây dựng thành một con người mang đầy đủ các tính cách của giới kị sĩ, đó là trung thành với lãnh chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu, nhất là đối với dị giáo.
Văn học kị sĩ có thể chia thành hai loại chính là anh hùng ca và thơ trữ tình. Bài ca Rôlăng. Bài ca Xát, Bài ca Nibélunghen là những bản anh hùng ca tương đối nổi tiếng lúc bấy giờ.
Bài ca Rôlăng được sáng tác vào khoảng năm 1100 ở Pháp, dựa vào câu chuyện dân gian kể về cuộc chiến tranh giữa Saclomanh và người A Rập ở Tây Ban Nha năm 778.
Sau khi vây đánh thành Xaragôxe ở Tây Ban Nha do người Ả Rập thống trị thành công, người Frăng phải kí hoà ước với người Ả Rập để rút quân về nước. Nhưng do sự phản trắc của người Ả Rập, hậu quân của Sáclơmanh, do Bá tước Rôlăng chỉ huy đã bị quân Ả Rập phục kích và tiêu diệt ở đèo Rôngxovô thuộc vùng núi Pirênè. Trong giờ phút nguy nan ấy, Rôlăng đã tỏ ra hết sức trung thành với vua của mình và đã dũng cảm chiến đấu cho đến chết.
Bài trường ca này dài 1400 câu.
Bài ca Xít xuất hiện vào thế kỉ XII ở Tây Ban Nha, nội dung miêu từ sự đấu tranh giữa người Tây Ban Nha và người Ả Rập, trong đó bao gồm cả cuộc đấu tranh với Hồi giáo.
Bài ca Nibelunghen xuất hiện vào thế kỉ XIII ở Đức, miêu tả sự đấu tranh của người Buốc gônhư chống lại người Hung nó vào thế kỉ V
Còn loại thơ trữ tình thì chủ yếu phát triển ở Đức và Pháp. Tình yêu lãng mạn say đắm và mạo hiểm kiểu kị sĩ là chủ đề của loại thơ này mà tác phẩm tiêu biểu nhất là Toristing và Ydo.
Bắt nguồn từ một truyền thuyết lưu hành trong các bộ lạc Xenter và được bổ sung bằng một số chi tiết bắt chước câu chuyện cánh buồm den và cảnh buồm trắng trong thần thoại Êgiẻ, tác phẩm này miêu tả tình yêu mãnh liệt bất chấp tất cả của Tori tăng và Yde.
Văn học thành thị ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XII, khi tầng lớp thị dân đang ngày một lớn mạnh. Nguồn gốc của dòng văn học này cũng là dân ca và những truyện dân gian do những người thợ thủ công vốn là nóng nó đưa từ nông thôn vào thành thị. Vì vậy loại văn học này viết bằng tiếng nói của nhân dân và nội dung mang tính chất chống phong kiến và chống giáo hội Thiên chúa rất rõ rệt.
Văn học thành thị bao gồm các hình thức thơ, kịch, truyện ngắn và thường mang tính chất trào phúng nhằm đã kích giai cấp phong kiến, vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời miêu tả sự thông minh tháo vát của nhân dân. Những truyện ngắn tương đối tiêu biểu là Di chúc của con lừa, Thủy lang vườn.
“Di chúc của con lừa” kể chuyện một linh mục đã chôn con lừa của mình vào đất thành của giáo hội nên bị phạt, nhưng theo lời trăng trối của con lừa đem nộp cho giáo chủ một số tiền nên được tha. .
“Thầy lang vườn” kể chuyện một nông dân làm cho một công chúa đang bị hóc xương bật cười mà khỏi. Từ đó cả thành phố đến nhờ anh ta chữa bệnh. Để khỏi bị quấy rầy, anh ta đi nói chuyện với từng người, yêu cầu người bị bệnh nặng nhất phải hy sinh mình để thiếu lấy tra chữa cho những người khác, vì vậy ai cũng bảo mình không có bệnh nữa.
Tác phẩm nổi tiếng nhất là Truyện con cần, trong đó các con vật đã được nhân cách hoá và tượng trưng cho các hạng người khác ; sư tử đại biểu cho vua, gấu chó đại biểu cho lãnh chúa phong kiến, chó sói đại biểu cho kị sĩ, lừa đại biểu cho linh mục, con cáo xảo quyệt đại biểu cho thị dân, các loài vật nhỏ bé như gà, thỏ, ốc sên đại biểu cho nhân dân.
Nội dung chủ yếu của truyện này nói về sự tranh chấp giữa con cáo Røna (Renart) tỉnh khôn và con chó sói Idanggranh (Isengrin) ngu độn. đồng thời cũng đề cập đến sự hà hiếp của con cáo đối với những con vật nhỏ.
Truyện con cáo lúc đó được đông đảo người đọc rất ưa thích và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Flăngđrơ, Anh, Đức, Italia. Người ta ham đọc truyện này đến nỗi các giáo chủ phải kêu lên rằng các tu sĩ thích xem Truyện con cáo hơn là truyện các thánh tử vì đạo !
Kịch bản của thành thị bắt nguồn từ lối biểu diễn hoá trang của nhân dân và phần nhiều mang tính chất hài hước châm biếm. Tác phẩm nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là kịch Rôbanh và Mariông của Adam đơ là Han (Adam de la Halle) (1238–1286), nội dung miêu tả mối tình giữa một chàng trai và cô gái chăn cừu.
4. Nghệ thuật kiến trúc
Trong sự suy thoái chung về văn hoá, thời sơ kì phong kiến, nghệ thuật kiến trúc và điều khác kiểu Rôma hoàn toàn bị tàn tạ. Lúc đó, các giáo đường cũng như các lâu đài của lãnh chúa phong kiến đều làm bằng gỗ. Đến thời Sáclơmanhơ, kiểu kiến trúc Rôma được khôi phục, nhưng về nghệ thuật thì thô kệch nặng nề chứ không được đẹp như các công trình kiến trúc thời cổ đại. Thời kì này, nhà thờ xây bằng đá, mặt bằng hình chữ thập, tường dày, cửa sổ nhỏ, mái tròn, cột to và thấp. Nơi cửa ra vào có tháp chuông nhọn và đồ sộ, bên trong nhà thờ được trang sức bằng bức tượng thô sơ và những bức tranh tô màu loè loẹt.
Đến nửa sau thế kỉ XII, ở miền Bắc nước Pháp xuất hiện một kiến trúc mới gọi là kiến trúc Gotich. Đặc điểm của lối kiến trúc này là vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tưởng tương đối mỏng, cửa số lớn và trang sức bằng nhiều loại kính màu làm cho trong nhà có đầy đủ ánh sáng. Trước cửa lại có nhiều bức phù điêu sinh động.
Lối kiến trúc này rất phù hợp với yêu cầu làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của tôn giáo nên trước hết được áp dụng để xây dựng các giáo đường, ngoài ra còn được dùng để xây các công sở và dinh thự. Hơn nữa, với những tháp chuông cao vút hơn 100m có thể nhìn thấy từ xa, với sự trang trí đẹp đẽ bẻ thế của toàn bộ toà nhà, các công trình kiến trúc này không những thể hiện một bước tiến mới về nghệ thuật xây dựng mà còn thể hiện sức mạnh và sự giàu có của cư dân thành thị lúc bấy giờ. Do những ưu điểm đó, lối kiến trúc Gotích này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc v.v..
Tóm lại từ thế kỉ XI – XIII, tuy giáo hội Thiên chúa vẫn giữ vai trò lũng đoạn về tư tưởng nhưng về văn hoá đã đạt được những thành tựu nhất định. Tình hình đó là một trong những tiền để dẫn đến Phong trào văn hoá phục hưng, một bước phát triển nhảy vọt về văn hoá trong những thế kỉ sắp tới.