Những tiền đề của sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
1. Sự tiến bộ kỹ thuật dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
Cho đến thế kỉ XVI, lao động thủ công vẫn là cơ sở của việc sản xuất. nhưng đồng thời trong lĩnh vực thủ công nghiệp đã có nhiều phát minh, nhiều cải tiến quan trọng, do đó đã thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh chóng.
Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sức nước là một nguồn năng lượng rất quan trọng, bởi vậy sự cải tiến guồng nước đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều ngành sản xuất. Kế thừa thời cổ đại, đến cuối thế kỉ XIV, guồng nước đã được hoàn thiện. Guồng nước cải tiến không cần đặt trên mặt sông mà có thể đặt ở bất cứ nơi nào thuận tiện cho việc lập các cơ sở sản xuất. Chỉ cần một kênh nhỏ dẫn nước từ trên cao đổ vào máng của guồng là có thể làm cho guồng quay với tốc độ nhanh. Năng lượng mới được sử dụng vào nhiều ngành sản xuất như xay hạt ngũ cốc, xẻ gỗ, ép đại nghiền quặng. khởi động các ống bể để quạt lò luyện kim, chuyển động búa tạ để ép sắt v.v… Việc sử dụng rộng rãi năng lượng nước cho phép thay thể dẫn sức người và sức súc vật trong một số cơ sở sản xuất.
Đồng thời với việc cải tiến và sử dụng rộng rãi guồng nước là những tiến bộ mới về kĩ thuật sản xuất trong các ngành công nghiệp.
Trong nghề dệt len đạ, các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, ép… đều có những cải tiến rất lớn. Từ thế kỉ XIII, chiếc xã quay sợi bằng tay đã được phát minh để thay thế cho hòn chì xe chỉ thỏ sơ. Đến cuối thế kỉ XV, người ta lại phát minh ra xa quay sợi tự động có bàn đạp. Trong khâu dệt, chiếc khung cửi nằm ngang thay thế cho loại khung cửi dựng đứng được sử dụng trước kia. Khi đập dạ thì dùng những chày lớn chuyển động bằng sức nước. Trong khâu nhuộm, ngoài chăm, người ta còn sử dụng nhiều nguyên liệu đưa từ phương Đông đến, do đó màu sắc hàng dệt phong phú và đẹp. Sự tiến bộ về kĩ thuật trong nghề dệt không những làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng mà còn tạo ra được nhiều loại sản phẩm mới chất lượng cao hơn trước. Ngoài len dạ, nghề dệt lụa và vải bông cũng bắt đầu phát triển ở Tây Âu.
Nghề khai mỏ và luyện kim cũng phát triển mạnh, nhất là ở Đức, Áo, Tiệp Khắc, Hunggari v.v.. Trước kia người ta chỉ mới khai thác được những mỏ lộ thiên hoặc ở độ sâu không đáng kể. Nay nhờ việc sử dụng các loại máy chuyển động bằng sức nước, sức gió…. người ta có thể khai thác quặng ở những hầm lò tương đối sâu. Công việc nghiền quặng, rửa quặng cũng được cơ giới hoá.
Trước kia, quặng được nấu trong những lò thấp và hở, do đó chỉ tạo ra được một loại sản phẩm mà người ta phải dùng búa để loại bỏ tạp chất. Vào thế kỉ XIV ở Xtiri (nước Áo) bắt đầu xuất hiện những lò cao hơn xây bằng gạch hoặc đá. Với những cái lò này, lúc đầu người ta chỉ mới luyện được gang rất giòn, chưa có thể dùng để rèn dụng cụ được. Về sau, nhờ sử dụng những quạt gió chạy bằng sức nước làm cho nhiệt độ trong lò tăng lên người ta đã luyện được một loại gang tốt hơn. Loại gang này đem nấu lại một lần nữa thì được sắt có chất lượng tốt. Kĩ thuật rèn sắt cũng được năng cao nhờ có những búa tạ chuyển động bằng sức nước. Một số máy móc như máy khoan, máy mài…. cũng đã ra đời vào thế kỉ XV.
Sự tiến bộ lớn lao của nghề luyện kim kết hợp với việc truyền thuốc súng do người Trung Quốc phát minh sang châu Âu từ thế kỉ XIII đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nghề chế tạo các loại vũ khí có sức công phá lớn như pháo và các loại súng tay.
Đồng thời, các ngành công nghiệp phục vụ sự nghiệp văn hoá cũng phát triển nhanh. Nghề làm giấy do người Ả Rập học được của người Trung Quốc đã truyền sang Tây Âu từ giữa thế kỉ XII đến thế kỉ XIV thì phát triển phổ biến ở các nước Đức, Anh, Nedeclan, Pháp v.v.. và do đó đã thay thế giấy da cừu vốn hiếm hoi và đắt tiền. Nghề in với những con chữ rời bằng kim loại cũng được áp dụng ở Tây Âu vào thế kỉ XV. Cũng vào thời kì này, đồng hồ – loại máy tự động đầu tiên – đã ra đời. Những tiến bộ kể trên càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá rộng rãi và phát triển không ngừng của các ngành khoa học kĩ thuật và do đó càng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất.
Những biến đổi mới về công nghiệp đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nông nghiệp. Chính sự tiến bộ của luyện kim và rèn sắt đã cung cấp cho nông nghiệp nhiều loại công cụ hoàn thiện. Vì thế, người ta có thể mở rộng diện tích canh tác bằng cách khai phá rừng rậm, làm khô đầm lầy. Đồng thời cũng nhờ có công cụ hoàn thiện và nhờ có phân bón mà năng suất cây trồng được tăng lên. Kết quả là lương thực , các loại nguyên liệu công nghiệp như gai, lạnh, lông cừu v.v.. ngày càng phong phú.
Trong quá trình đó, sự phân công lao động giữa các ngành nghề, giữa các vùng sản xuất cũng không ngừng phát triển. Lúc bấy giờ, ở Tây Âu số ngành nghề trong xã hội tăng lên rất nhiều. Ví dụ vào cuối thế kỉ XIV, ở Pari đã có đến 350 ngành sản xuất thủ công nghiệp. Mặt khác số vùng được chuyên môn hoá về một ngành sản xuất cũng xuất hiện nhiều. Ví dụ : Anh nổi tiếng về len, Flangdro và Phirenxe nổi tiếng về nghề dệt dạ, Milano nổi tiếng về nghề làm giáp trụ, Venexia nổi tiếng về nghề thuỷ tinh, Pháp nối tiếng về rượu nho. Nědéclan nổi tiếng về nghề đóng thuyền v.v.v.
Sự phát triển của công nông nghiệp và sự phân công lao động giữa các ngành nghề và các vùng sản xuất đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá. Do vậy, đến thế kỉ XVI, nền thương nghiệp ở châu Âu cũng bước vào một thời kì phồn thịnh. Hơn nữa, nhờ những tiến bộ mới trong nghề hàng hải như từ thế kỉ XIII đã biết sử dụng la bàn, thuyền đi biển Caravenla xuất hiện v.v… nên phạm vi buôn bán có thể mở rộng đến những vùng xa xôi. Những hình thức mới của sự lưu thông hàng hoá như sở giao dịch, ngân hàng… ra đời càng làm cho thương nghiệp phát triển nhanh chóng và do đó càng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ.
2. Sự tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ có kinh tế hàng hoá thôi thì chưa đủ. Muốn có quan hệ tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích luỹ ban đầu. Định nghĩa về quá trình tích lũy ban đầu. Mác viết:
“Quá trình tạo ra quan hệ tư bản chủ nghĩa không thể là cái gì khác hơn là một quá trình tách rời giữa người lao động khỏi quyền sở hữu điều kiện lao động của anh ta, quá trình một mặt thì biến tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của xã hội thành tư bản, và mặt khác biến những người sản xuất trực tiếp thành những người lao động làm thuê. Do đó, cái gọi là tích luỹ ban đầu chẳng qua chỉ là một quá trình lịch sử tách rời người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất”.
Như vậy, quá trình tích luỹ ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người và cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của quản chúng lao động mà chủ yếu là nông dân, nhằm biến họ thành những người làm thuê.
Quá trình tích luỹ ban đầu đó được thực hiện bằng nhiều biện pháp như cướp ruộng đất của nông dân, tăng thuế, ban hành quốc trái v.v.., trong đó có hai biện pháp trắng trợn nhất, tàn bạo nhất được Mắc đặc biệt chú ý là phong trào rào đất ở Anh và việc cướp bóc thuộc địa.
Lúc bấy giờ do sự phát triển nhanh chóng của nghề dệt len dạ, nhu cầu về lông cừu ngày càng nhiều và giả lông cừu cũng tăng vọt. Vì vậy, “Biến đồng ruộng thành bãi chăn cừu đã trở thành khẩu hiệu của các chúa phong kiến”(2), Trong khi đó “vào cuối thế kỉ XIV chế độ nông nô ở Anh đã thực sự không còn nữa. Bấy giờ tuyệt đại đa số dân cư và trong thế kỉ XV thì lại càng nhiều hơn – là những nông dân tự do, có kinh tế độc lập, mặc dù quyền sở hữu của họ có thể bị che đậy dưới những chiêu bài phong kiến nào chăng nữa”(3). Bọn chúa đất đã khoanh những vùng rộng lớn, trong đó không những chỉ có ruộng đất của chúng mà còn có cả ruộng đất nhà cửa của nông dân và đất hoang mà mọi người cùng được sử dụng.
Bị mất ruộng đất nhà cửa, phần đông nông dân trở thành những người lang thang, những kẻ ăn xin ; thậm chí thành kẻ cướp. Để biến những người vô sản này thành những người làm thuê cho các chủ xưởng, các nước Tây Âu đều ban hành những đạo luật chống những người đi lang thang, trong đó những đạo luật về vấn đề này ở Anh cũng tương đối tiêu biểu.
Năm 1495, chính phủ Anh ra lệnh xử phạt những người ăn mày và đi lang thang 3 ngày giam tù với bánh mì và nước lã.
Đạo luật năm 1530 quy định rằng chỉ trừ những người già cả và không có sức lao động được cấp giấy phép cho đi ăn xin, còn những người khoẻ mạnh mà đi lang thang thì bị phạt đòn và bị tù.
Đạo luật năm 1535 cũng nhắc lại những điều quy định đó và còn bổ sung thêm rằng nếu bị bắt lần thứ hai về tội lang thang thì lại bị đánh và bị cắt nửa tại ; nếu bị bắt lần thứ ba thì bị xử tử.
Đạo luật năm 1547 quy định kẻ nào không chịu lao động thì bị xử làm nô lệ cho người đã tố giác. Nếu trốn hai tuần lễ thì bị xử phạt phải làm nô lệ suốt đời và bị đóng dấu sắt nung đỏ hình chữ S (chữ đầu của từ Slave nghĩa là nô lệ) trên trán hoặc trên má, nếu lại bỏ trốn thì bị xử tử.
Một biện pháp cực kì tàn bạo khác là việc cướp bóc tài nguyên và kể cả bản thân con người ở những vùng mới phát hiện. Sau các cuộc phát kiến lớn về địa lí, các nước Tây Âu đã đua nhau đi chiếm thuộc địa và thị trường buôn bán ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Kết quả là : “Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mĩ, việc tuyệt diệt người bản xứ bắt họ làm nô lệ và chôn với họ trong các hầm mỏ, việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền Đông Ấn, việc biến châu Phi thành khu cấm để sàn bắt. buôn bán người da đen – đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những quá trình thơ mộng ấy là những yếu tố chủ yếu của sự tích lũy ban đầu.
Trong hai biện pháp ấy, biện pháp thứ nhất đem lại kết quả chủ yếu là tạo nên tầng lớp vô sản đông đảo phải làm thuê cho các nhà tư bản, còn kết quả chủ yếu của biện pháp thứ hai là tích luỹ tiền vốn một cách nhanh chóng. Mác viết : “Những kho tàng trực tiếp chiếm đoạt được ở ngoài châu Âu bằng cướp bác nô địch người địa phương, giết người cướp của, được đón về chính quốc và trở thành tư bản ở đó.
Như vậy, bất cứ bằng biện pháp nào, quá trình tích luỹ ban đầu cũng “được thực hiện với một sự phá phách tàn nhẫn nhất và dưới sự thúc đẩy của những dục vọng thấp hèn nhất, bẩn thỉu nhất, nhỏ nhen nhất và đúng ghét nhất”. Do đó, “nến tiến, theo lời của Ô giẻ” ra đời với một vết máu ở bên mở” thì tư bản mới ra đời lại có mẫu và bùn như rỉ ra ở tất cả các lỗ chân làng, từ đầu đến chân.