Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

1. Công trường thủ công 

Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp. Công trường thủ công được chia thành hai loại chính : công trường thủ công phần tấn và công trường thủ công tập trung. Cả hai loại công trường thủ công ấy đều giống nhau về bản chất, nhưng hình thức tổ chức thì khác nhau, do đó quá trình ra đời cũng khác nhau. 

Sự xuất hiện công trường thủ công phân tần thường gắn liền với hoạt động của lái buồn bao mua. Những lái buôn đem nguyên liệu đến bán cho thợ thủ công ở thành thị hoặc nông thôn rồi thu mua sản phẩm của họ để đem bán cho người tiêu dùng. Nếu mặt hàng thu mua được chỉ mới là nửa thành phẩm thì họ bán lại cho người thợ thủ công khác để tiếp tục gia công thành thành phẩm. Ví dụ : lái buôn mua sợi của thợ kéo sợi rồi bán cho thọ dệt để dệt thành vải. Trong giai đoạn này người thợ thủ công có quyền làm chủ kinh tế của mình. 

Dần dần, do sự cạnh tranh trên thị trường, nhiều thợ thủ công không còn đủ vốn liếng để tiếp tục sản xuất, nên họ cho vay nguyên liệu hoặc cho vay tiền của lái buôn để mua nguyên liệu. Do sản xuất bằng nguyên liệu của lái buồn bao mua, thợ thủ công phải bán sản phẩm cho họ theo giá đã thoả thuận trước. Về sau, thợ thủ công không những chỉ vay nguyên liệu mà còn dựa vào lãi buôn bao mua để được trang bị công cụ lao động, nên họ phải giao nộp toàn bộ sản phẩm cho lái buôn bao mua và được nhận một khoản thù lao nhất định. 

Trong quá trình đó người thợ thủ công vẫn làm việc tại nhà mình như trước. Nhưng vì phải làm việc theo yêu cầu của người lái buồn sau bao mua, nên thực tế họ đã được tổ chức thành một tập đoàn sản xuất, gọi là công trường thủ công phân tán. Trong đó, họ đã trở thành người làm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư, còn lái buôn bao mua thì thực tế trở thành những ông chủ xí nghiệp. Đồng thời, tuy công trường thủ công phân tán về hình thức vẫn mang tính sản xuất nhỏ nhưng trong đó bước đầu đã có sự phân công lao động : mỗi loại thợ thủ công chỉ làm một khâu trong toàn bộ quá trình hoàn thành sản phẩm. Như vậy công trường thủ công phân tán là hình thức phôi thai của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. 

Vào thế kỉ XVI, hình thức công trường thủ công phân tán này xuất hiện phổ biến ở những thành phố mới thành lập và nông thôn của các nước Tây. Âu vì tại những nơi đó không có phường hội hoặc thế lực của phường hội không đáng kể. 

Khác với công trường thủ công phân tán, những kẻ đầu tiên tổ chức công trường thủ công tập trung chủ yếu là những người thợ thủ công khá giả. Nhờ tích luỹ được một số vốn nhất định, trước hết họ phải mở rộng quy mô công xưởng của mình rồi thu hút những người thợ thủ công không có tư liệu sản xuất vào làm việc. Do cùng lao động tại một chỗ (công xưởng, hầm mỏ), những người thợ của công trường thủ công tập trung phải làm việc theo giờ giấc quy định và phải chịu sự giám sát, đôn đốc của chủ hoặc viên quản đốc thay mặt chủ, vì vậy thời gian làm việc và cường độ tăng lên rất nhiều. 

Sự phản công lao động trong công trường thủ công tập trung đã đạt đến mức tỉ mỉ, trong đó mỗi người thợ chỉ làm một số thao tác trong dây chuyển sản xuất. Ví dụ : Trong xưởng làm kim, sợi dây thép phải qua tay 72, thậm chí 92 người thợ mới có thể trở thành những cái kim. 

Hơn nữa, trong công trường thủ công tập trung, công cụ sản xuất được chú ý cải tiến thường xuyên, những công cụ tiên tiến nhất đương thời đều được sử dụng. Ví dụ : một số xí nghiệp đã dùng máy phát động thô sơ chuyển bằng sức nước. Đồng thời, nhờ làm việc tập trung, nhờ phản công lao động tỉ mỉ, kĩ thuật sản xuất không ngừng được nâng cao. Bằng những yếu tố đó, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đều tăng lên hết sức rõ rệt.

Tuy chiếm tỉ lệ ít hơn so với công trường thủ công phân tán, nhưng hình thức công trường thủ công lập trung đã thảm nhập vào nhiều ngành công nghiệp ở các nước Tây Âu lúc bấy giờ, nhất là những ngành có yêu cầu phức tạp về trang bị kĩ thuật như khai mỏ, luyện kim, cơ khí, đóng thuyền, chế tạo thuốc súng, ươm tơ, làm giấy, in, v.v… 

Quy mô của các công trường thủ công tập trung thời kì đó nói chung vẫn còn rất nhỏ bé, chỉ có những xí nghiệp thuộc một số ngành như khai mỏ, luyện kim, đóng thuyền, chế tạo vũ khí v.v… mới có 100 công nhân trở lên. Mặc dù công việc chủ yếu vẫn làm bằng tay, quy mô của các xưởng còn tương đối nhỏ, nhưng công trường thủ công tập trung đã thể hiện khuynh hướng tiến tới nền sản xuất lớn, đồng thời đã đặt cơ sở về tổ chức cho việc thành lập nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa sau này. 

Ngoài công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung, trong thực tế còn có những công trường thủ công hỗn hợp. Ở đây, một số khâu trong dây chuyển sản xuất được giao cho các thợ thủ công làm việc tại nhà riêng của họ, còn một số khẩu khác được đưa về gia công tại xưởng. Công trường thủ công hỗn hợp không phải là loại công trường thủ công thứ ba mà chỉ là một hình thức chuyển tiếp của hai loại công trường thủ công nói trên. 

Công trường thủ công là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giai đoạn ấy bắt đầu từ thế kỉ XV và kéo dài cho đến thế kỉ XVIII, XIX tức là khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở các nước Tây Âu mới kết thúc. 

2. Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp 

Điều kiện tiên quyết của sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là sự xoá bỏ chế độ nông nô. 

Vào thế kỉ XIV, XV, việc đó đã xảy ra ở Anh, Nědéclan và một phần nước Pháp, do đó sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào lĩnh vực nông nghiệp cũng diễn ra ở đây sớm nhất. 

Sự phát triển nhanh chóng của công trưởng thủ công đòi hỏi có nguyên liệu đối dào, đồng thời sự tăng lên không ngừng của cư dân thành thị và tầng lớp thợ thủ công tạo nên nhu cầu ngày càng lớn về lương thực thực phẩm. Tình hình ấy đã lôi cuốn nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và do đó đã tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp. Những nhân tố tư bản chủ nghĩa ấy được biểu hiện dưới các hình thức sau đây : 

Một là, những trang trại của phú nông. Do tham gia vào việc sản xuất hàng hoá một số ít nông dân trở nên giàu có. Họ tìm mọi cách mở rộng trang trại của mình rồi thuê cố nông tức là những người nông dân bị phá sản vào làm việc, qua đó để bóc lột sức lao động của họ. Như vậy, những trang trại ấy đã biến thành những cơ sở sản xuất nông nghiệp mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên nhìn chung những yếu tố tư bản chủ nghĩa ở đây vẫn còn có nhiều hạn chế, vì số nông dân làm thuê cho các trang trại ấy thường rất ít, hơn nữa bản thân phủ nông và những người trong gia đình họ cũng tham gia lao động. 

Hai là, những nông trang của địa chủ phong kiến. Trước tình hình thị trường ngày càng có nhu cầu lớn về các mặt hàng nông sản, một số địa chủ đã thay đổi cách bóc lột : họ sử dụng sức lao động của những người làm thuê thay cho nông dân lệ thuộc để phát triển việc sản xuất hàng hoá. Như vậy phương thức bóc lột của họ không còn có tính chất phong kiến nữa mà đã mang tính chất tư bản chủ nghĩa, và bản thân họ đã trở thành tầng lớp quý tộc mới có lợi ích gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 

Ba là, những trại ấp của các nhà tư sản nông nghiệp. Những người này vốn xuất thân từ những người nông dân giàu có hoặc là những thị dân khá giả thích có được những thu nhập tuy không lớn bằng nhưng chắc chắn hơn so với việc kinh doanh thương nghiệp. Ruộng đất của trại ấp là những vùng đất nằm trong lãnh địa của các lãnh chúa mà những ông chủ này đã thuê được bằng hợp đồng. Các lãnh chúa thường vui lòng cho các nhà kinh doanh nông nghiệp thuê đất, vì mức địa tổ không phải quy định theo tập quán mà theo tình hình giá cả thị trường. Sau khi thuê đất, họ thuê công nhân nông nghiệp đến làm việc, qua đó đã bóc lột được một khoản giá trị thặng dư. Hơn thế nữa, hợp đồng thuê đất thường dài hạn, trong khi đó giá nông phẩm thường tăng rất nhanh, nên các ông chủ trại ấp này thu được những khoản lợi nhuận lớn. Do sự thay đổi trong việc sử dụng ruộng đất, cơ cấu giai cấp ở nông thôn cũng thay đổi : quan hệ lãnh chúa – nông nô trước kia được thay thế bằng quan hệ lãnh chúa – chủ trại ấp – công nhân nông nghiệp : đồng thời tính chất của khoản địa tô mà chủ trại ấp nộp cho lãnh chúa cũng không phải là địa tô phong kiến nữa mà là địa tô tư bản chủ nghĩa, vì nó được trích ra trong số giá trị thặng dư mà chủ trại ấp bóc lột được của công nhân nông nghiệp.