Chế độ ruộng đất
Thời trung đại, ở Trung Quốc có hai hình thái sở hữu ruộng đất cùng tồn tại, đó là ruộng đất của nhà nước và ruộng đất của tư nhân.
1. Ruộng đất của nhà nước
Bộ phận ruộng đất thuộc quyền quản lí trực tiếp của nhà nước trong sử sách Trung Quốc thường được gọi bằng các tên như công điền, vương điền, quan điển v.v… Nguồn gốc của loại ruộng đất này, ngoài bộ phận ruộng đất vốn có của nhà nước còn có ruộng đất vắng chủ sau những thời kì chiến tranh loạn lạc. Trên cơ sở quyền sở hữu của mình, các triều đại phong kiến đem ban cấp cho quý tộc quan lại làm bổng lộc và tổ chức thành đồn điền, điền trang để sản xuất hoặc chia cho nông dân dưới hình thức quân điền để thu tô thuế. Trong các chính sách xử lí ruộng đất công đáng chú ý nhất là chế độ quân diễn tồn tại từ cuối thế kỉ V đến cuối thế kỉ VIII.
Vào thời Nam Bắc triều, ở miền Bắc Trung Quốc, do chiến tranh, đổi kém, địa chủ cũng như nông dân, nhiều người phải rời bỏ quê hương đi nơi khác, do đó ruộng đất bỏ hoang rất nhiều, việc sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Trước tình hình ấy, học tập kinh nghiệm thống trị của các triều đại phong kiến Hán tộc, năm 485, vua Hiếu Văn đế của triều Bắc Ngụy (thuộc tộc Tiên Ti) ban hành chế độ quân điền, mục đích nhằm khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn thuế khoá cho nhà nước. Sau Bắc Ngụy, các triều Bắc Tề, Tuỳ. Đường đều tiếp tục thi hành chính sách quan điển với những nội dung có ít nhiều thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của từng thời kì.
Tuy về quy định cụ thể, chính sách quán điền của các triều đại nói trên có ít nhiều khác nhau, nhưng tinh thần chung của chế độ đó là :
- a) Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.
Thời Bắc Ngụy, đàn ông từ 15 tuổi trở lên được cấp 40 mẫu ruộng trồng lúa (lọ diễn) và 20 mẫu ruộng trồng dâu, đàn bà được cấp 20 mẫu ruộng trồng lúa ; nó tì cũng được cấp như người tự do ; bỏ cây được cấp mỗi con 30 mẫu. Nếu ruộng thuộc loại đất phải để nghỉ một hay hai năm thì được nhân gấp đôi hoặc gấp ba.
Còn thời Đường thì quy định đàn ông từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng trồng lúa gọi là ruộng khẩu phần và 20 mẫu ruộng trống dầu gọi là ruộng vĩnh nghiệp ; cụ già, người tàn tật, ốm yếu được cấp 40 mẫu ruộng khẩu phần; bà goá được cấp 30 mẫu ruộng khẩu phần, nếu là chủ hộ thì được cấp nữa suất của tráng đinh.
- b) Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp được cấp ruộng đất làm bổng lộc. Thời Bắc Ngụy, quan lại thấp nhất được 6 khoảnh (1 khoảnh bảng 100 mẫu), cao nhất được 15 khoảnh.
Thời Đường, quý tộc, quan lại tuỳ theo địa vị, công lao, chức tước mà được ban cấp ruộng vĩnh nghiệp, ruộng thưởng công và ruộng chức vụ. Ruộng vĩnh nghiệp ban cho những quý tộc được phong tước và các quan từ ngũ phẩm trở lên, ít nhất là 5 khoảnh, nhiều nhất là 100 khoảnh ; ruộng thường công ban cho những người có chiến công, ít nhất được 60 mẫu. nhiều nhất được 30 khoảnh ; ruộng chức vụ ban cho các quan lại làm lương bổng, ít nhất là 80 mẫu, nhiều nhất là 12 khoảnh.
- c) Ruộng trồng lúa đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, còn ruộng trồng dâu, ruộng vĩnh nghiệp được truyền cho con cháu. Ruộng chức vụ của quan lại khi thôi chức phải giao lại cho người kế nhiệm. Trừ ruộng ban thưởng cho quý tộc, quan lại được tự do mua bán, còn nói chung ruộng cấp cho nông dân là không được chuyển nhượng. Nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt như nông dân thiếu hoặc thừa ruộng trồng dâu hoặc gia đình có việc tang ma mà quá nghèo túng thì có thể mua bán ruộng trồng dâu ; hoặc nông dân dời chỗ ở từ nơi ít ruộng đất đến nơi nhiều ruộng đất thì được bán cả ruộng khẩu phần.
Trên cơ sở quân điền, nhà nước bắt nông dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về thuế khoá và lao dịch. Đặc biệt, đến thời Tuỳ Đường, nghĩa vụ đó được quy định thành chế độ “tô, dung, điệu”.
“Tô” là thuế đánh vào ruộng lúa, nộp bằng thóc.
“Dung” là thuế hiện vật hay cho nghĩa vụ lao dịch, cũng nộp bằng lúa.
“Điệu” là thuế đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng tơ lụa.
Ví dụ : thời Đường, mức các loại thuế ấy được quy định như sau : mỗi tráng đỉnh mỗi năm phải nộp “to” 2 thạch thóc, “dung” 60 thước lụa để thay cho 20 ngày lao dịch, “điệu” 20 thước lụa và 3 lạng tơ. Như vậy, mục đích của chế độ quân điền là nhằm bảo đảm cho nông dân có ruộng đất cày cấy, do đó sẽ bảo đảm nguồn thuế khoá và lao dịch cho nhà nước.
Sau khi thi hành chế độ quân điền, những nông dân không có hoặc có ít ruộng đất, những người đi lưu tán trở về quê hương đều được cấp ruộng đất, do đó họ đã trở thành nông dân cày cấy ruộng đất công, thoát khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ. Hơn nữa, do việc giao ruộng đất cho nông dân, nên toàn bộ ruộng đất bị bỏ hoang vì chiến tranh đã được canh tác trở lại, vì thế nông nghiệp lại được phát triển, nhà nước và nông dân đều có lợi.
Chế độ quan điển là một chính sách chung của cả nước, nhưng thời Tuy Đường, chế độ đó thực tế chỉ thi hành ở miền Bắc là nơi có nhiều ruộng đất vô chủ mà thôi. Hơn nữa, ngay ở miền Bắc, chế độ đó cũng không được thi hành triệt để. Nhiều tài liệu đời Đường để lại cho biết rằng rất nhiều nông dân không có đủ số ruộng theo mức quy định.
Đến giữa đời Đường, do sự chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ, do một số nông dân không chịu nổi nghĩa vụ thuế khoá phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực, đặc biệt là do vụ loạn An Sử (755 – 763) đã gây nên sự xáo trộn lớn về nhân khẩu, nên chế độ quân điền bị phá hoại dần dần. Do vậy, năm 780, nhà Đường phải đặt ra một chính sách thuế khoá mới gọi là phép thuế hai kì. Chính sách thuế mới này quy định : nhà nước chỉ căn cứ theo số ruộng đất và tài sản thực có để đánh thuế, đồng thời thuế được thu làm hai lần vào hai vụ thu hoạch trong năm. Bỏ tô dung điệu, chỉ căn cứ theo tài sản thực có để đánh thuế, điều đó chứng tỏ rằng, đến đây nhà nước đã công khai thừa nhận chế độ quân điền không tổn tại nữa.
Từ đó cho đến cuối thời trung đại, bộ phận ruộng đất của nhà nước vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng nhìn chung ngày càng thu hẹp. Với số ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, các triều đại từ Tống về sau chỉ đem ban cấp cho quan lại, lập đồn điền, điền trang gọi là hoàng trang, quan trọng, tỉnh trang… mà thôi chứ không có chính sách gì mới.
2. Ruộng đất của tư nhân
Bắt đầu từ thời Chiến quốc, ruộng đất tư ở Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều. Đến thời Tần Hán, phần lớn ruộng đất trong nước đều tập trung vào tay giai cấp địa chủ. Ví dụ : Trương Vũ cuối thời Tây Hán có 400 khoảnh ruộng. Lương Kí, một người bà con bên ngoại của vua Đông Hán đã chiếm một vùng đất chu vi gần 1000 dặm để làm một khu vườn riêng.
Từ đời Đường về sau, việc ban cấp ruộng đất cho các thân vương, công thần lại càng phóng tay hơn. Ví dụ : một công thần tên là Lý Tịch được vua Đường ban cho 1.000 khoảnh ruộng. Ngoài số ruộng đất được ban thưởng, các địa chủ còn tìm cách chiếm thêm ruộng đất, vì vậy lúc bấy giờ có một số đại địa chủ được gọi là “ông nhiều ruộng” (Lư Tùng Nguyên), “kẻ nghiện đất” (Lý Bành Niên).
Hiện tượng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ đến đời Nguyên lại càng nghiêm trọng hơn, vì các thân vương quý tộc Mông Cổ thường được vua ban cho rất nhiều ruộng đất, có kẻ được ban hơn 20.000 khoảnh. Nhân tình hình đó, các địa chủ Hán tộc cũng đua nhau chiếm ruộng đất, vì vậy có nơi như ở Phúc Kiến, 5/6 ruộng đất của một huyện là thuộc về địa chủ.
Đầu đời Minh, Chu Nguyên Chương có quy định ruộng đất ban cấp cho các công thần, công hầu, thừa tướng nhiều nhất là 100 khoảnh, còn thân vương thì được 1.000 khoảnh. Nhưng đến cuối đời Minh, các thân vương, công chúa, sùng thần thường được ban cấp hàng nghìn hàng vạn khoảnh như Phúc Vương được bàn 20.000 khoảnh, quan hoạn Ngụy Trung Hiến được ban 10.000 khoảnh. Các phú hào ở địa phương cũng chiếm hàng ức hàng triệu mẫu, do đó ở miền ven biển Đông Nam có nơi cứ 10 người thì 9 người không có ruộng.
Do tình hình tập trung ruộng đất ngày càng nghiêm trọng như vậy, nên câu nói “nhà giàu ruộng liền bờ bát ngát, người nghèo không có tấc đất cắm dùi” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sử sách Trung Quốc.
Trên cơ sở ấy, từ thời Đông Hán, tổ chức điền trang đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử.
Tương tự như trang viên phong kiến ở Tây Âu, điển trang là những đơn vị kinh tế tự sản tự tiều. Trong các điền trang không những chỉ trồng các loại ngũ cốc mà còn trồng các thứ cay nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nghề thủ công như dâu, đay… Ngoài ra ở đây còn có vườn cây ăn quả, ao thả cá, bãi chăn nuôi. Trong điền trang lại có nghề thủ công như nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, may, nấu rượu, làm tương, chế thuốc, làm công cụ, binh khí… có thể cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày cho chủ điển trang và trang dân. Có một số điền trang còn có nơi khai thác gỗ, quặng, sắt… do đó phạm vi tự túc lại càng rộng.
Những người lao động ở trong các điền trang từ thời Đông Hán đến Nam Bắc triều là điền khách, bộ khúc, nô tì. Điền khách là những nông dân lĩnh canh ruộng đất của điền trang và có nghĩa vụ phải nộp địa tổ cho chủ. Hình thức địa tô chủ yếu ở đây là tô sản phẩm. Còn bộ khác là những điển khách được luyện tập quân sự, ngày thường thì sản xuất nông nghiệp; khi có chiến sự thì trở thành lực lượng tự vệ của điền trang. Tuy có khác nhau về tên gọi, nhưng cả hai loại điền khách và bộ khúc đều là nông dân lệ thuộc vào chủ điển trang. Tuy nhiên, mức độ lệ thuộc ấy không chặt chẽ như nông nô ở phương Tây. Họ không bị đời đời buộc chặt vào ruộng đất của chủ mà có thể tự ý rời bỏ diễn trang bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc đã dùng nhiều chính sách mà quan trọng nhất là chính sách quân điền để thu hút nông dân lệ thuộc vào địa chủ thành nông dân cày cấy ruộng đất của nhà nước.
Ngoài điền khách và bộ khúc, nó tì vẫn còn giữ địa vị khá quan trọng trong sản xuất, nhất là trong thủ công nghiệp.
Trong những thời kì chính quyền trung ương suy yếu, đất nước loạn li, các điển trang đã trở thành cơ sở của các lực lượng phong kiến mang ít nhiều tính chất độc lập, nhưng nói chung, điển trang ở Trung Quốc tồn tại trong điều kiện có bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương nên điển trang không phải là những đơn vị hành chính và tư pháp.
Đến đời Đường, Tống, cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất tư hữu, số điền trang trong nước càng nhiều hơn trước. Nhưng, đồng thời, do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tính chất tự nhiên của kinh tế điền trang có giảm bớt, có một số diễn trang đã sản xuất rau, đốt than… để đem ra bán ở thị trường. Mặt khác, thân phận của lực lượng lao động sản xuất chủ yếu trong các điển trang (nay gọi là trang khách) thuần tuý là những tá điền của địa chủ.
Những thay đổi nói trên trong tổ chức điền trang thời Đường Tổng chính là những biểu hiện của sự tan rã dần dần của chế độ điền trang ở Trung Quốc.
Như vậy, dưới thời phong kiến, nói chung phần lớn ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của giai cấp địa chủ. Tình hình ấy đã ảnh hưởng đến sự vững chắc của chế độ chuyên chế tập quyền, đến nguồn thuế khoá và lao dịch của nhà nước. Bởi thế các triều đại phong kiến đã nhiều lần ban hành các chính sách nhằm hạn chế sự chiếm hữu ruộng đất vô hạn độ của giai cấp địa chủ như chính sách hạn điền của Vương Mãng, chính sách quân diễn từ Bắc Ngụy đến Tuỳ – Đường, chính sách cấm chiếm đoạt ruộng đất của Chu Nguyên Chương v.v… Nhưng những chính sách ấy hoặc là không thực hiện được, hoặc là hiệu quả chẳng được bao nhiêu, do đó hiện tượng giai cấp địa chủ tìm mọi cách để ngày càng chiếm hữu được nhiều ruộng đất trở thành một xu thế không thể ngăn chặn được.
Bên cạnh địa chủ tư nhân, nhà chùa Phật giáo và Đạo giáo cũng chiếm hữu rất nhiều ruộng đất. Vì vậy, giữa thế kỉ IX, Đường Vũ Tông đã ra lệnh “bỏ Phật”, tức là chỉ cho giữ lại một số rất ít chùa chiền ở kinh đô và các châu quận với một số sư sãi rất hạn chế, còn các chùa khác đều phải xoá bỏ. Kết quả là nhà nước đã tịch thu được 10 triệu khoảnh ruộng, qua đó có thể biết số ruộng đất của nhà chùa không phải là ít. Lệnh “bỏ Phật” này chỉ duy trì được dăm ba năm, sau khi Đường Vũ Tông chết thế lực của nhà chùa lại khôi phục, thậm chí còn phát triển hơn trước. Đến thời Nguyên, thế lực Phật giáo nhất là giáo phái Lạt ma càng mạnh.
Các vua Nguyên thường ban rất nhiều ruộng đất cho các chùa đạo Lạt mã, trong đó có chùa được ban đến 325.000 khoảnh. Ngoài ruộng đất được vua ban, các nhà sư còn chiếm đoạt ruộng đất của dân, có kẻ đã chiếm đến 20.000 khoảnh. Đạo giáo trong thời Đường Tống được tôn làm quốc giáo nên thế lực cũng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt thời Nguyên, đạo sĩ Trương Tổng Diễn được Hốt Tất Liệt cho đời đời cắm đầu Đạo giáo ở miền Nam Trung Quốc và được ban cho nhiều ruộng đất, vì vậy họ Trương cũng trở thành một địa chủ lớn.
Ngoài ruộng đất của địa chủ còn có ruộng đất của nông dân tự canh. Bộ phận ruộng đất của họ rất bấp bênh, nhưng trước sau vẫn tồn tại trong xã hội phong kiến Trung Quốc.
3. Quan hệ giai cấp
Do đặc điểm của chế độ ruộng đất và nền kinh tế, cơ cấu giai cấp thời trung đại ở Trung Quốc tương đối phức tạp, trong đó bao gồm các giai cấp và tầng lớp sau đây :
a) Giai cấp địa chủ
Cũng như ở một số nước phương Đông khác, giai cấp địa chủ ở Trung Quốc có thể chia thành hai tầng lớp chủ yếu là địa chủ quan lại và địa chủ bình dân.
Trong tầng lớp địa chủ quan lại có một bộ phận giàu sang nhất, có thể lực nhất, đó là loại địa chủ quý tộc phong kiến. Loại này bao gồm vương hầu, tổn thất, công thần… Đến thời Tấn, địa chủ quý tộc trở thành một đẳng cấp đặc biệt gọi là địa chủ môn phiệt, còn gọi là địa chủ sĩ tộc hay địa chủ thế tộc. Đảng cấp này có sự phân biệt rất rõ rệt với địa chủ quan lại lớp dưới gọi là địa chủ hàn môn. Về chính trị, họ đời đời giữ những chức vụ lớn và được quan niệm là thanh cao ở trong triều đình. Vì vậy, lúc bấy giờ có câu :
“Phẩm cao không có hàn môn, phẩm thấp không có thể tộc”. Về quan hệ xã hội, họ không kết thông gia, không đi lại chơi bời tiệc tùng chè chén với địa chủ hàn môn.
Địa chủ quý tộc là một tầng lớp tồn tại suốt chiều dài của chế độ phong kiến, nhưng do sự thay đổi triều đại, các dòng họ quý tộc cũng luôn luôn thay đổi.
Địa chủ bình dân là tầng lớp không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước. Tuy vậy, bằng biện pháp chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, có kẻ còn kiêm việc buôn bán, nên một số cũng rất giàu có, do đó cũng có thể lực lớn về chính trị.
Truyện Trọng Trường Thống trong Hậu Hán thư chép “Nhà của hào dân hàng trăm cái liền nóc với nhau, ruộng tốt đầy đồng, nó tì hàng nghìn, người phụ thuộc tính hàng vạn. Thuyền xe buôn bán đi khắp bốn phương, của cải tích trữ đầy cả đô thành, vật lạ, hàng quý nhà lớn chứa không hết, ngựa, bò, dê, lợn thung lũng không còn chỗ”. Do đó, “thân không được nhận nửa mệnh lệnh của vua mà trộm mặc áo rỗng, không làm chút chức trưởng nhóm năm nhà mà có cả một ấp lớn nghìn nhà phục dịch, vinh hiển sung sướng hơn cả các bậc vương hầu, thế lực còn vượt các quan Thú, Lệnh”.
Nhân khi chính quyền trung ương suy yếu, trật tự xã hội rối loạn, những nhà phú hào này bắt điền khách luyện tập quân sự để bảo vệ điền trang của mình. Một số đã phát triển lực lượng thành những tập đoàn quân phiệt rồi đánh lẫn nhau, có khi cũng tham gia vào cuộc đấu tranh trong triều đình. Nếu thành công, họ liền giữ lấy quyền cao chức trọng và chuyển thành địa chủ quan lại.
Ngoài ra, từ thời Nam Bắc triều về sau, Phật giáo và Đạo giáo phát triển nhanh chóng, do đó bên cạnh địa chủ thể tục còn có địa chủ nhà chùa. Tầng lớp này cũng có nhiều ruộng đất và nô dịch nhiều nông dân, nhưng ở Trung Quốc vai trò của họ về chính trị và kinh tế không quan trọng lắm.
b) Giai cấp nông dân
Từ khi chế độ tỉnh diễn tan rã, giai cấp nông dân thời cổ đại phân hoá thành hai loại : một số vẫn giữ được phần đất của mình và biến thành nông dân tự canh, một số khác bị mất ruộng đất và trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Sau đó, tuy ruộng đất và thân phận của nông dân luôn xáo động nhưng hai loại nông dân ấy vẫn tồn tại trong suốt xã hội phong kiến.
Nông dân tự canh là những người cày cấy ruộng đất của mình hoặc của nhà nước cấp cho theo chính sách quan điền. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thường là bằng 1/10 thu hoạch và phải đi làm lao dịch cho nhà nước. Về địa vị chính trị, họ được coi là dân tự do, nếu có điều kiện học hành và thi cử đỗ đạt thì có thể trở thành quan lại.
Tuy vậy, do sự áp bức bóc lột của nhà nước phong kiến và do trình độ của sức sản xuất còn thấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, nên đời sống của họ cũng hết sức cực khổ. Triều Thổ đời Hán đã miêu tả tình cảnh của họ như sau :
“Nay một nhà nông phu có 5 nhân khẩu, số lao động không dưới 2 người ; ruộng đất cày cấy không quá 100 mẫu, thu hoạch của 100 mẫu chẳng qua được 100 thạch. Mùa xuân cây, mùa hạ xới, mùa thu gặt, mùa động cất vào kho, chặt củi lo việc quan làm lao dịch… trong suốt bốn mùa, không có ngày nào được nghỉ ngơi… Vất vả cực khổ như vậy, nếu lại gặp lụt hạn, việc quan bạo ngược, thuế khoá thất thường, sáng ra lệnh chiều đã thay đổi thì kẻ có cũng phải bán nửa giá, người không phải đi vay với lãi gấp đôi cho nên phải bán ruộng nhà con cháu để trả nợ”.
Nếu bị phá sản, họ sẽ trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, nô tì hoặc phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực.
Nông dân lĩnh canh là những người không có hoặc có rất ít ruộng đất, nên phải trở thành tả điển của địa chủ. Họ có nghĩa vụ phải nộp tỏ cho chủ ruộng thường là bằng 5/10 thu hoạch. Tuy mức bóc lột thì trước sau không thay đổi, nhưng về thân phận thì tuỳ theo từng thời kì mà có ít nhiều khác nhau.
Thời Tây Hán, loại nông dân tá diễn này vẫn là thần dân của nhà nước, nhưng từ thời Đông Hán về sau, trong các điền trang, họ được gọi là điền khách bộ khúc và chỉ lệ thuộc vào địa chủ chứ không có nghĩa vụ gì đối với nhà nước nữa.
Đến thời Nguyên, nông dân lĩnh canh phải nộp tổ nặng hơn trước và mức độ lệ thuộc cũng chặt chẽ hơn. Nông dân muốn rời khỏi ruộng đất của địa chủ là một việc rất khó khăn. Ở một số nơi còn có hiện tượng địa chủ can thiệp vào việc hôn nhân của tá điền và tự ý nô dịch con cái của họ, thậm chí có khi còn bản tá điền theo ruộng đất. Pháp luật triều Nguyên quy định nếu địa chủ đánh chết tá điền thì bị phạt 107 gậy, trong khi đó nếu đánh chết nó tì thì bị phạt 87 gậy.
Vua Thái Tổ nhà Minh vốn xuất thân từ bản nông nên tỏ ra chú ý đến đời sống nông dân. Ấy vậy mà ông cũng quy định nếu tả điển gặp chủ ruộng, không kể tuổi tác, phải lấy lễ của người ít tuổi đối xử với người nhiều tuổi.
Trong hai loại nông dân nói trên, nông dân tự canh là lực lượng nộp thuế và làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước, còn nông dân tá điền là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp địa chủ. Vì vậy, nhà nước muốn duy trì đến mức tối đa tầng lớp nông dân tự canh, còn giai cấp địa chủ thì muốn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và bắt họ lệ thuộc vào mình ; do đó đã dẫn đến sự giành giật ruộng đất và nông dân giữa nhà nước phong kiến và giai cấp địa chủ.
Do bị áp bức bóc lột nặng nề, nên nông dân Trung Quốc thường xuyên nổi dậy khởi nghĩa. Trong các phong trào ấy, thủ lĩnh của họ cũng thường xuyên xưng vương, lập triều đình văn võ giống như chính quyền phong kiến. Một số phong trào đã giành được thắng lợi, do đó tướng lĩnh của họ. đã biến thành một tập đoàn phong kiến mới.
c) Tầng lớp công thương
Sự phát triển sớm của nền thủ công nghiệp và hình thức sản xuất cá thể đã sớm tạo nên tầng lớp thợ thủ công tự do ở Trung Quốc. Từ đời Hán về sau, tầng lớp này ngày một tăng nhiều.
Thợ thủ công cũng bị nhà nước phong kiến bóc lột nặng nề. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế và phải làm nghĩa vụ lao dịch bằng nghề nghiệp của mình. Ví dụ, đầu thời Minh, thợ thủ công cá thể được chia làm hai loại : loại ở kinh đô mỗi tháng phải làm việc cho nhà nước 10 ngày, và loại ở các địa phương cứ 3 năm phải làm cho nhà nước 3 tháng.
Những thợ thủ công nghèo khổ không có tư liệu sản xuất thì phải đi làm thuê cho nhà nước. Từ thế kỉ XVI về sau, ở một số thành phố vùng Đông Nam đã xuất hiện thợ làm thuê cho các chủ xưởng tư nhân.
Chính sách bóc lột của nhà nước cũng đã dẫn đến sự đấu tranh của thợ thủ công như trốn lao dịch, đến cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII đã xuất hiện những cuộc bạo động chống các quan hoạn đến thu thuế công thương.
Tầng lớp buôn bán từ đời Hán đã rất phát triển. Triều Thổ đã miêu tả tình hình tầng lớp ấy như sau :
“Các lái buôn, lớn thì tích trữ để thu lãi gấp bội, nhỏ thì ngồi bày hàng ra mà bản, đầu cơ trục lợi, ban ngày chơi bởi ở chốn đô thị, nhân khi bé trên cần đến, bản ra tất lãi gấp mấy lần. Bởi vậy dàn ông không cày cấy, đàn bà không tắm tư mà mặc thì phải có năm màu, ăn thì phải có thịt ngon ; không phải chịu cái khổ của kẻ nông phu mà có tiền trăm bạc ngàn. Nhờ sự giàu có của mình, đi lại với các vương hầu, thế lực hơn các quan lại”.
Xuất phát từ quan niệm nghề buôn là nghề ngọn, không phải là cơ sở của nền kinh tế phong kiến, vì vậy các triều đại phong kiến ở Trung Quốc đều thi hành chính sách kiềm chế sự phát triển kinh tế của họ như thu thuế nặng, nhà nước giữ độc quyền một số mặt hàng quan trọng, đồng thời dìm thấp địa vị chính trị của họ như không cho họ làm quan, xếp họ vào loại cuối cùng trong “tứ dân” (sĩ, nông, công, thương). Tuy vậy trong những thời kì thái bình, kinh tế phát triển, tầng lớp này cũng ngày càng đông đảo, trong đó có một bộ phận rất giàu có, cho nên “pháp luật khinh lái buồn mà lái buôn vẫn giàu sang, trọng nông phu mà nông phu vẫn nghèo hèn.
Nhưng, do chính sách coi thường nghề buôn, một số nhà buôn giàu có thường mua ruộng đất và trở thành đại thương gia kiêm đại địa chủ. Tình hình ấy đã ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá và sự nảy sinh quan hệ sản xuất mới.
Tầng lớp nô lệ còn gọi là nô tì đến thời trung đại vẫn còn khá đông đảo. Nguồn nô lệ chính là tù binh, những người phạm tội và những người quá nghèo khổ phải bán bản thân hoặc vợ con. Thân phận nô lệ tuy có khá hơn thời cổ đại, nhưng họ vẫn bị coi là một loại hàng hoá để mua bán và trao tặng. Đời Hán, giá một nữ tì là 20.000 tiền, bằng giá 5 con ngựa. So với thời Tây Chu, giá 5 nô lệ mới bằng giá 1 con ngựa và 1 cuộn tơ, thì giá trị của nô tì lúc này đã hơn trước nhiều. Đến đời Nguyên, việc mua bán nô tì càng thịnh hành. Ở kinh đô có chợ bán người công khai như chợ bán ngựa, bán cửu.
Sự giết hại nô tì một cách tuỳ tiện có hạn chế hơn nhưng nói chung tính mạng của nô tì vẫn không được bảo đảm. Ví dụ : luật đời Đường quy định nếu nô tì có tội, chủ không trình quan mà giết chết thì bị đánh 100 gậy, nếu nô tì không có tội thì bị tù 1 năm. Sự đối xử đối với nó tì đời Nguyễn lại càng tàn tệ. Nó tì thường bị thích chữ lên mặt, đóng dấu nung đỏ vào chân, thậm chí có khi còn bị bắt uống thuốc làm cho cảm không nói được. Pháp luật đời Nguyên quy định nếu nỗ tì chửi bởi chủ, chủ đánh chết cũng không bị tội, người tự do giết chết nó tì của kẻ khác thì bị đánh 107 gậy, trong khi đó, nếu giết ngựa của kẻ khác thì bị đánh 100 gậy.
Sức lao động của nô tì tuy cũng có bị sử dụng vào các ngành sản xuất như nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp nhưng phần lớn là dùng vào việc hầu hạ trong gia đình quý tộc, địa chủ. Số lượng nô tì ở trong các gia đình đó thường rất nhiều. Ví dụ : Lương Kí thời Đông Hán có mấy nghìn nô tì, Thạch Sùng đời Tấn có 800 nô tì.
Sự tồn tại một tầng lớp nô tì đông đảo đã ảnh hưởng đến nguồn thuế khoá và lao dịch của nhà nước. Vì vậy, có một số quan lại như Sư Đan, Đổng Trọng Thư đời Hán đã nêu ra vấn đề hạn chế hoặc xoá bỏ quan hệ nô lệ. Nhiều triều đại khi mới thành lập cũng tuyên bố giải phóng những người trong thời gian chiến tranh phải bán thân làm nô tì được trở thành người tự do. Tuy nhiên do cuộc sống bản cùng của nhân dân lao động, đến cuối chế độ phong kiến, tầng lớp nô tì vẫn tiếp tục tồn tại.
Tóm lại, thời trung đại, cơ cấu giai cấp ở Trung Quốc tương đối phức tạp. Hơn nữa, đối với từng cá nhân, thân phận giai cấp, đẳng cấp không có định, có thể thay đổi, nhưng các giai cấp, tầng lớp nói trên thì tồn tại lâu dài trong lịch sử.