Cuộc đấu tranh anh dũng của Nghĩa hòa đoàn chống Đế Quốc
Tháng 4 năm 1900, các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ v.v… gửi công hàm cho chính phủ nhà Thanh yêu cầu trong 2 tháng phải quét sạch quân Nghĩa hòa đoàn. Tiếp theo đó, các binh thuyền của Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Nga vào của Đại Cô và tuyên bố sẽ vào Bắc Kinh. Ngày 21 tháng 5, đoàn ngoại giao các nước đế quốc lại gửi công hàm đòi xử tội Nghĩa hòa đoàn và những quan lại không chịu trấn áp phong trào.
Tình hình trở nên nghiêm trọng, trước mắt, chính phủ nhà Thanh bị một bên là bọn đế quốc diễu võ giương cải tiến công Trung Quốc, một bên là quân Nghĩa hòa đoàn khống chế triều đình.
Thượng tuần tháng 6 năm 1900, các nước đế quốc đã phái hơn 3000 quân vào Thiên Tân. Ngày 10 tháng 6, binh lính của Anh, Đức, Nga, Pháp, Mỹ, Nhật, Áo từ Thiên Tân tiến lên Bắc Kinh. Nhưng đường sắt bị phá hết, nên đội quân này tiến rất chậm chạp và dọc đường luôn luôn bị nghĩa quân chặn đánh.
Việc tiến quân của các nước đế quốc và tiếng súng ở Đại Cổ đã làm cho thái độ còn đang trù trừ của chính quyền Mãn Thanh buộc phải dứt khoát. Chính quyền Mãn Thanh lợi dụng Nghĩa hòa đoàn để đánh đế quốc. Ngày 21 tháng 6, triều đình tuyên chiến với bọn đế quốc, đồng thời ra lệnh tập hợp tất cả các đơn vị Nghĩa hòa đoàn và kêu gọi Nghĩa hòa đoàn nỗ lực chiến đấu. Những nghĩa quân có công trong các trận đánh đuổi đế quốc trước đây đều được thưởng.
Như vậy, Mãn Thanh đã đứng về phía Nghĩa hòa đoàn để chống đế quốc. Tuy nhiên, khi phong trào lên cao, thì tư tưởng cầu hòa của Tây thái hậu ngày càng rõ. Tây thái hậu vội vàng điện cho Lý Hồng Chương nhanh chóng lên Bắc Kinh để tìm cách cấu hòa với đế quốc. Triều đình Mãn Thanh cấu xin bọn đế quốc hòa hoãn, giữa lúc phong trào quần chúng bùng lên đến đỉnh cao của nó.
Cuộc chiến đấu ở Thiên Tân đã diễn ra rất quyết liệt ; quân Nghĩa hòa đoàn thường xung phong ở hàng đầu tấn công kẻ thù. Nhưng đến ngày 14-7, Thiên Tân bị hạ. Ngày 15-8, hơn 2 vạn quân của 3 nước đế quốc tấn công vào Bắc Kinh, trắng trợn cướp phá cung điện, đốt Viên minh viên là công trình văn hóa rất tráng lệ.
Bọn đế quốc kéo quân vào Bắc Kinh, đốt phá xong, liền chia nhau đi tàn phá các vùng xung quanh. Lúc này, Tây thái hậu và bọn quần thẩn nhất gan chạy ra Tây An đã thoát được sự khống chế của Nghĩa hòa đoàn, liền công khai chủ trương trấn áp Nghĩa hòa đoàn. Ngày 7 tháng 9, triều Thanh ra lệnh tiêu diệt Nghĩa hòa đoàn và giết lãnh tụ Quách Du Nguyên của Nghĩa hòa đoàn khi Quách đi đón xa giá. Bọn đế quốc thấy không cần phế bỏ nhà Thanh, mà lợi dụng ngay chính quyền nhà Thanh bóp chết Nghĩa hòa đoàn. Đồng thời chúng buộc nhà Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901). Theo điều ước này, nhân dân Trung Quốc lại phải chịu thêm một gánh nặng bởi thường chiến tranh. Đất đai của Trung Quốc phải để cho quân lính đế quốc tự do đi lại và xây dựng đồn trú.
Tháng 9-1901, liên quân các nước đế quốc rút khỏi Trực Lệ, ngày 6 tháng 10, Tây thái hậu cùng với 3.000 xe hành lý trở về kinh, các đại thần, thái giám theo Tây thái hậu lại một lần nữa vơ vét nhũng nhiễu nhân dân.