Italia 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Italia. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan sang Italia, giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế vốn đã yếu ớt ngay trong thời kì ổn định trước đó. Sản lượng công nghiệp năm 1932 giảm xuống còn 66,8% so với năm 1929, ngoại thương giảm đi 3 lần, khối lượng vận tải đường sắt giảm sút 44%. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Italia kéo dài rất lâu và hầu như không có giai đoạn phục hưng. Đến năm 1938, công nghiệp Italia mới đạt được mức trước khủng hoảng (1929).
Trong những năm khủng hoàng, đời sống của quần chúng lao động ngày càng cùng cực, tiền lương giảm sút rõ rệt. Số người thất nghiệp tới gần một triệu, rất nhiều nông dân bị phá sản và lâm vào cảnh khốn quẫn.
Mâu thuẫn xã hội ở Italia thêm gay gắt. Cuối năm 1929, những cuộc bãi công biểu tình đã nổ ra ở Milanô, Turinô, Giênôva và nhiều trung tâm công nghiệp khác; ở Xunông, Anđơri, Phaenxơ đã xảy ra những vụ xung đột đẫm máu giữa công nhân và cảnh sát. Ở miền Nam Italia và vùng Xacđênha, nông dân đã nổi dậy chống thuế và không bản ngủ cốc cho Nhà nước.
Những chiến sĩ chống phát xít người Italia sống trên đất Pháp cũng tổ chức phong trào “Chính nghĩa và tự do chống lại chế độ phát xít Mútxolini.
Năm 1929, Đảng Cộng sản Italia rút vào hoạt động bí mật đầy gian khổ, hàng ngàn đảng viên bị bắt. Nhưng đến năm 1930, trong không khí cách mạng ngày càng sởi sục, Đảng Cộng sản lại dũng cảm đứng lên lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng.
Đầu năm 1932, diễn ra trên 80 cuộc đấu tranh có tính chất quần chúng. lỗi cuốn gần 10 vạn công nhân và nông dân tham gia. Nam 1933, nông dân nghèo Apuli đã nổi dậy đốt cháy trụ sở của đảng bộ Đảng phát xít.
Vào đầu năm 1934, ở Italia đã nổ ra gần 60 cuộc đấu tranh của quần chúng lao động chống bọn phát xít.
Những cuộc đấu tranh liên tiếp như vậy đã chứng tỏ sự bất mãn ngày căng tàng của quần chúng đối với chế độ phát xít. Nhưng nhìn chung những cuộc đấu tranh này diễn ra rời rạc, không có sự thống nhất và không có sự chỉ đạo và tổ chức tốt. Trong khi đó, chủ nghĩa phát xít ở Italia một mặt thi hành chính sách khủng bố hết sức tàn bạo, nhưng mặt khác lại ra sức tuyên truyền mị dân và lập ra nhiều tổ chức nhằm gây ảnh hưởng của chúng trong nhân dân. Vì thế, phong trào chống phát xít của Italia đã không thể giành thắng lợi trong thời kì này.
2. Chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại xâm lược của phát xít Italia
Chính phủ Mútxôlini tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những thủ đoạn mị dân, xoa dịu sự bất mãn của quần chúng, kích thích việc sản xuất phục vụ nhu cầu quân sự và đạt toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của đất nước dưới sự kiểm soát của bọn đầu sỏ phát xít và bọn tài phiệt. Năm 1933 – 1934, chúng ban hành luật nghiệp đoàn, biến nhà nước thành “Nhà nước nghiệp đoàn” với việc lập ra 22 nghiệp đoàn bao gồm tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Các tổ chức chủ xí nghiệp, các công đoàn phát xít và đảng phát xít cử một số đại biểu như nhau tham gia các nghiệp đoàn này. Chúng còn định ra tiêu chuẩn và hợp đồng, trong đó nếu lên điều kiện lao động và quan hệ giữa công nhân với chủ xí nghiệp… Tiến thêm một bước nữa, ngày 11-3-1938, chính quyền phát xít ban hành đạo luật giải tán Quốc hội và thay thế bằng “Viện nghiệp đoàn” (đến năm 1939, chỉ thay bàng “Viện các nghiệp đoàn và các nhóm chiến đấu”). Tất cả 700 đại biểu của tổ chức này đều do cá nhân Mútxôlini tự lựa chọn. Đây chính là một đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa phát xít Italia, một chế độ độc tài phát xít núp dưới danh nghĩa “Nhà nước nghiệp đoàn”.
Về mặt kinh tế, chính quyền phát xít hướng mạnh vào việc thực hiện chính sách “tự cấp tự túc”, đưa nền kinh tế phục vụ chiến tranh. Trong nông nghiệp, chúng để ra nhiều biện pháp đẩy mạnh tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “chiến đấu vì lúa mì” cố gắng đảm bảo đủ lương thực trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Trong công nghiệp, quá trình tập trung tư bản tăng lên và những ngành công nghiệp quân sự được mở rộng mạnh mẻ. Ngân sách quân sự không ngừng tăng lên, riêng 1936 – 1937 chi phí quân sự chiếm 53,7% ngân sách nhà nước. Chính quyền phát xít đặc biệt chú ý đến việc xây dựng lực lượng hải, lục, không quân và không những “quân sự hóa” kinh tế, chủ nghĩa phát xít còn không ngừng “quân sự hoa” cả dân tộc. Đạo luật năm 1934 quy định: “Việc huấn luyện quân sự cần phải được bắt đầu khi trẻ em đến tuổi đi học và tiếp tục cho đến khi cộng dân sử dụng được vũ khí”. Tính đến năm 1938, riêng lực lượng cảnh vệ ở Italia đã lên tới 721 nghìn người.
Để tăng nguồn thu ngân sách phục vụ quân sự, Nhà nước tang cường đánh thuế và hạ lương công nhân. Năm 1939, gánh nặng thuế khóa tăng 2 lần so với năm 1934, trong khi tiến lương thực tế của công nhân giảm 15%. Nhà nước cũng tăng cường kiểm soát giá cả và giữ độc quyền về ngoại thương.
Nước Italia phát xít cũng mưu đồ thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những cuộc phiêu lưu quân sự, đấu tranh đòi chia lại thuộc địa. Mútxôlini từ lâu đã “nuôi giấc mộng” “Đại đế quốc La Mã” muốn xâm chiếm vùng Ban Căng, Ai Cập, Xu Đang…. biến Địa Trung Hải thành hải phận của chúng và thiết lập nền thống trị ở Cận Đông
Sau một thời gian chạy đua vũ trang, chính phủ Mútxôlini công khai thi hành chính sách gây chiến. Ngày 3-10-1935, chúng đem quân xâm lược Êtiôpi và chiếm toàn bộ nước này từ tháng 5-1936. Năm 1936, phát xít Italia và phát xít Đức đã tiến hành can thiệp chống nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tháng 10-1936, Italia ki hiệp ước liên minh với Đức và thăng 11-1937, Italia gia nhập Hiệp ước “chống Quốc tế cộng sản”, tạo thành phe trục phát xít Béclin – Roma – Tokio, chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thế giới.
Tháng 4-1939, Italia thôn tỉnh Anbani và kỉ hiệp định mới về liên minh quân sự và chính trị với Đức trong thời hạn 10 năm. Từ đó phát xít Italia phụ thuộc hoàn toàn vào nước Đức phát xít và cũng chịu chung số phận với nó.
Như vậy, chủ nghĩa phát xít Italia núp dưới danh nghĩa “Nhà nước nghiệp đoàn” đã tăng cường chế độ độc tài, khát máu, tấn công vào quyền lợi của nhân dân lao động và đàn áp dã man mọi tư tưởng tiến bộ và dân chủ trong nước. Chính sách chạy đua vũ trang ráo riết và gây chiến trắng trợn của chúng đã biến nước này trở thành lò lửa Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.