Liên Xô (Từ nửa sau những năm 70 đến 1991)
1. Tỉnh hình kinh tế từ nửa sau những năm 70 đến 1985
– Công nghiệp: Sự phát triển kinh tế xã hội ở Liên Xô trong những năm 70 đến nửa đầu những năm 80 diễn ra theo đường lối tăng cường sự điều hành của Trung ương và hạn chế quyền hành kinh tế của các nước cộng hoà Xô viết và địa phương. Nó được quyết định trong ba kế hoạch 5 năm – thứ 9, thứ 10 và thứ 11. Các chỉ tiêu của các kế hoạch đó được thông qua trong ba Đại hội Đảng tương ứng – Đại hội lần thứ XXIV (1971), Đại hội lần thứ XXV (1976) và Đại hội lần thứ XXVI (1981).
Chỗ dựa chủ yếu của sự phát triển công nghiệp từ đây được thực hiện qua việc xây dựng các tổ hợp sản xuất khổng lồ theo lãnh thổ. Có khoảng mấy chục tổ hợp như thế. Nhưng sự chú ý chủ yếu của những người lãnh đạo Liên Xô là thành lập và triển khai tổ hợp sản xuất Tây Xibia (Chumen). Ở đây, ngay từ những năm 60, người ta đã khám phá được trữ lượng to lớn dầu và khí đốt. Năm 1969, Ban chấp hành Trung ương hàng và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua quyết định đặc biệt về đẩy mạnh khai thác dầu và khí đốt, triển khai xây dựng các cơ sở công nghiệp dầu khi ở đây.
Dấu lửa Xibia giá thành tương đối rẻ (tự phun lên), giá dầu lửa trên thị trường thế giới những năm 70 lại tương đối cao… Điều đó đã kích thích việc khai thác nguồn nguyên liệu năng lượng và bán ra nước ngoài với số lượng ngày một lớn. Trong những năm 70, khai thác dầu ở Tây Xibia tăng 10 lần. Kết quả ở Tây Xibia đã thành lập cơ sở năng lượng – nhiên liệu lớn nhất và chủ yếu của đất nước là dầu khí. Những năm 70 đã nảy sinh ảo giác về sự vô tận của lòng đất Liên Xô. Những ảo giác đó cũng như sự thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và khi đốt đã tạo ra sự “chóng mặt” trong giới lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong những năm 70, việc khai thác than cũng được đẩy mạnh. Người ta đã triển khai xây dựng 2 tổ hợp khai thác than bằng phương pháp nới. Ở Cadaextan có tổ hợp Pavolodaroxed – Ekibatudoxki được bắt đầu xây dựng từ những năm 60 và hoàn thành trong những năm 70. Ở Craxndiavoxki có tổ hợp nhiệt điện Canxeô Achinxki (hoàn thành xây dựng trong những năm 80%. Đó là vùng than rẻ nhất Liên Xô.
Phương Đông Liên Xô trở thành công trường xây dựng mạnh hơn cả – những năm công nghiệp hoá đất nước dưới thời Xtalin. Trên vùng thuỷ điện Utxơ – Ilin đã xây dựng tổ hợp công nghiệp rừng Utxa – Ilin, Trong vùng thuỷ điện Xajanô – Xusenxki đã triển khai tổ hợp chế biến kim loại mẫu Xaiano…
Với mục đích đẩy mạnh sự phát triển kinh tế Xibia và vùng Viễn Đông. năm 1974 chính phủ Liên Xô quyết định xây dựng tuyến đường sắt Baican – Amua (BAM) – đã dự định xây dựng trước chiến tranh vệ nuốc vĩ đại. Việc xây dựng hơn 3000 km đường sát về cơ bản được hoàn thành vào năm 1984 và nối liền Đông Xibia với Viễn Đông. Khi xây dựng công trình này, Ban lãnh đạo đất nước cũng dự định thành lập ở đây các tổ hợp công nghiệp lãnh thổ to lớn. Tuy nhiên sự chinh phục lãnh thổ một cách đồng bộ bị kéo dài và vì thế những năm 80 BAM không thu được các chi phi đầu tư vào đó cũng như vào những công trường khác.
Vào những năm 70, Liên Xô cũng bắt đầu xây dựng tổ hợp công nông nghiệp lớn nhất Trung Á ở Nam Tatgikixtan. Nhà máy ô tô Camxki ở trên bờ sông Chennắc cũng được xây dựng trong thời gian này. Đó là tổ hợp đồng bộ nhiều nhà máy sản xuất ô tô tải công suất lớn ở Tartari.
Đường lối xây dựng các tổ hợp công nghiệp ở Liên Xô phần lớn được triển khai trên lãnh thổ Nga. Ban lãnh đạo đất nước sử dụng tối đa lợi thể tự nhiên của Liên Xô so với các nước khác: lãnh thổ rộng lớn với tài nguyên thiên nhiên giàu có. Tuy nhiên, việc khai thác ổ ạt thủ công thiếu tổ chức đã dẫn tới sự lãng phí to lớn nguồn tài nguyên Liên Xô.
– Về nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm 70 đến nửa đầu thập niên 80, chỗ dựa chính là sự liên kết công – nông nghiệp, nghĩa là liên minh nông nghiệp với các lĩnh vực công nghiệp liên đới như giao thông, thương mại, xây dựng. Liên kết này được gọi là cuộc “tập thể hoa lần thứ hai”.
Công – nông nghiệp được xem là phương hưởng chủ yếu gắn liền 2 hình thức sở hữu quốc doanh và tập thể, là con đường chính đưa đến một xã hội không có giai cấp, điển hình là Tổ hợp công – nông nghiệp nhà nước.
Liên Xô được thành lập năm 1985 theo sáng kiến của Goocbachop.
Vào những năm 70 và nửa đầu những năm 80, chính phủ đã cho tiến hành cải tạo đất nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng mùa màng.
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp là việc thảo luận và thông qua chương trình lương thực. Chương trình này dự kiến đến năm 1990 sẽ giải quyết các vấn đề củng cố cơ sở vật chất – kĩ thuật của nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực và nâng cao sản lượng thực phẩm ở Liên Xô. Đồng thời, vai trò to lớn của kinh tế phụ được chính thức thừa nhận.
Đặc điểm chủ yếu sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Xô trong những năm 70 đến nửa đầu những năm 80 là sự suy sụp toàn bộ và nặng nề của kinh tế:
– Thu nhập quốc dân giảm xuống 2,5 lần; sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần; sản xuất nông nghiệp – giảm 3,5 lần.
– Thu nhập thực tế tính theo đầu người giảm 3 lần.
Tốc độ phát triển tụt xuống tới mức hầu như dừng lại, bắt đầu có những biểu hiện tiền khủng hoảng. Kế hoạch 5 năm lần thứ XI không được hoàn thành. Trong lịch sử “các kế hoạch hoá 5 năm” của Nhà nước, đây là trường hợp đầu tiên kế hoạch bị phá vỡ.
Năm 1983, Ban lãnh đạo đất nước, đứng đầu là Anđrôpốp, đã cố gắng uốn nắn tỉnh hình kinh tế bằng việc tăng cường kỉ luật lao động. Ở Matxcơva, trong một loạt vùng đã tiến hành “bắt giữ” các công dân ở tuổi lao động nhằm làm rõ lí do vắng mặt trong giờ làm việc (?)” Cuộc đấu tranh bảo đảm kỉ luật lao động bằng phương pháp lùng bắt đã gây nên sự phẫn nộ trong xã hội, mặc dù đã đem lại một số hiệu quả tuy chỉ mang tính tạm thời.
Kết quả, năm 1980 cũng như 1985, Liên Xô đã không đạt được vị trí số một trên thế giới về sản phẩm tính theo đầu người cùng như về năng suất lao động (ở Mi, năng suất lao động công nghiệp tăng 5 lần so với Liên Xô) và Liên Xô đã không trở thành nước có mức sống “cao nhất thế giới” như tuyên bố năm 1961.
Tình trạng giảm sút của nền kinh tế đất nước không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng của nhân dân mà còn gây sự hoài nghi, dao động, làm giảm sút uy tín của Đảng và chính quyền nhà nước.
2. Sự phát triển chính trị – xã hội
Đầu thập niên 70, trong đời sống chính trị xã hội Xô viết, tồn tại khái niệm “chủ nghĩa xã hội phát triển”. Đó là sự xét lại đầu tiên các quan điểm của Xtalin – Khơrútsốp về khả năng xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong một nước riêng biệt.
Quan niệm này được Brégiơnép trình bày tại Đại hội lần thứ XXIV của Đảng năm 1971, sau đó được bổ sung ở hai đại hội tiếp theo. Quan niệm đó được Xuxlốp, Anđrôpop và Checnencô tiếp tục khẳng định. Chế độ xã hội phát triển được xem xét như giai đoạn tất yếu trên con đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản và được củng cố về mặt pháp lí trong Hiến pháp mới của Liên Xô vào năm 1977. Cơ sở lí luận của Hiến pháp mới là quan niệm chủ nghĩa xã hội phát triển”.
Cũng như trước đây, chỗ dựa của hiến pháp dựa trên sự tuyên bố các quyền kinh tế – xã hội của công dân Liên Xô: quyển lao động, giáo dục không mất tiền, phục vụ y tế, nghỉ ngơi, hưu trí và nhà ở…
Hiến pháp các nước cộng hoà năm 1978 đã thể hiện được các nội dung đó. Hiến pháp cũng đề cập đến vai trò chính trị, kinh tế của nhà nước liên bang, của “trung tâm” đối với các nước cộng hoà. Tới cuối những năm 70, số lượng các Bộ, Vụ liên bang lên tới gần 90 (năm 1924 có 10, năm 1936 – 20).
Từ sau những năm 60, trong giới văn nghệ sĩ và trí thức xuất hiện các lực lượng chống Đảng, có chính kiến khác, tiêu biểu là tạp chí “Thế giới mới” trong những năm 1969 – 1970. Tập thể biên tập tạp chí bị phân tán, còn giám đốc là A. Trađốpxki bị thôi việc.
Từ nửa sau những năm 70, trong số những sự kiện quan trọng của đời sống chính trị xã hội ở Liên Xô có việc kỉ niệm ngày sinh Brégiơnép, được đánh giá là “người kế tục vĩ đại sự nghiệp của Lênin”, “nhà hoạt động chính trị vĩ đại của quốc tế.
Trong những năm 70, những người có tư tưởng đối lập đã tập hợp vào một phong trào chung gọi là “Aixiden” (những người cự tuyệt hệ tư tưởng nhà nước). Nét đặc biệt của họ là “chống Liên Xô, chống cộng” (không chỉ đơn giản là phê phán Xtalin mà đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội hiện hành ở Liên Xô). Phong trào có hai bộ phận: một bộ phận chỉ đấu tranh chống chế độ chính trị và hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa; một bộ phận đấu tranh đòi giải tán Liên Xô. Trong số các đại diện có viện sĩ A. Xakharp, nhà văn A. Côngennhixlin và B. Mácximốp v.v…
Đời sống chính trị của đất nước Xô viết vào nửa đầu thập niên 80 luôn trong tình trạng lên “cơn sốt” bởi sự thay đổi thường xuyên những người lãnh đạo cấp cao. Tháng 1-1982, nhà tư tưởng chủ yếu của đất nước Xuxlốp qua đời, đến tháng 11 năm đó là Brégiơnép. Tiếp theo là Andröpop (2 – 1984), sau đó là Chécnenco (3 – 1985).
3. Công cuộc cải tổ của Goocbachop
Sau khi Brêgiơnép qua đời, các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lần lượt là Anđrôpop, Chénenco.
Từ tháng 3 – 1985 là Goocbachop. “Chiến lược tăng tốc” lần đầu tiên được Goochachốp trình bày trong cuộc họp Trung ương tháng 4 – 1985 và được cụ thể hoá tại Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1986), sau đó được đưa vào kế hoạch 5 năm lần thứ XII (1986 – 1990) với tên gọi: “Tang tốc sự phát triển kinh tế – xã hội”.
Ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã nêu lên 4 yếu tố đòi hỏi phải thực hiện tăng tốc: Thứ nhất, những nhiệm vụ xã hội gay gắt chưa được giải quyết (lương thực, nhà ở, sức khoẻ, hàng tiêu dùng, môi trường sinh thái thứ hai, nguy cơ phá vỡ sự cân bằng chiến lược quân sự (Mi thực hiện chương trình chạy đua vũ trang lên vũ trụ và Sáng kiến phòng thủ chiến lược SDI); thứ ba, bảo đảm sự độc lập hoàn toàn cho nền kinh tế đất nước và cuối cùng là nhằm chấm dứt sự giảm sút tốc độ phát triển, sự suy thoái của nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng, xây dựng một nền kinh tế kiểu mẫu.
“Tăng tốc” cần được hiểu như thế nào ? Trước hết là nâng cao tốc độ phát triển trong hai năm 1986 – 1987. M. Goócbachốp dự kiến sẽ tăng thu nhập quốc dân lên 4%, nếu không kế hoạch 5 năm sẽ thất bại. Tiếp đó, “tăng tốc” được hiểu như một sự phát triển mới về chất, nghĩa là sự phát triển trên cơ sở tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
Khái niệm “tăng tốc” còn đề cập cả tới “chính sách xã hội tích cực”, thực hiện chính sách xã hội nhất quản, công bằng
Ban lãnh đạo đất nước trong những năm 1985 – 1986 đã tuyên bố rằng: sự quan tâm lợi ích vật chất đối với nhân dân sẽ là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước và quyết định 6 nhiệm vụ nâng cao phúc lợi trong kế hoạch 5 năm lần thứ XII (1986 – 1990) và tới năm 2000, trong đó có 2 nhiệm vụ là lương thực và nhà ở. Lương thực được coi là “nhiệm vụ chính trị quốc nội quan trọng nhất”, ưu tiên hàng đầu của những năm 80 và sẽ giải quyết xong vào năm 1990. Vấn đề nhà ở (dự định mỗi gia đình có một căn hộ độc lập) sẽ được giải quyết vào cuối thế kỉ này.
“Tăng tốc” bắt đầu từ đâu ? Cũng như các kế hoạch 5 năm trước, nó được bắt đầu từ công nghiệp nặng, chế tạo máy được coi là “vai trò then chốt trong sự cải tổ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước chủ trương chuyển từ sản xuất các cổ máy riêng lẻ sang tổ hợp sản xuất người máy công nghiệp, đưa thế hệ máy móc mới vào nền kinh tế quốc dân, đưa lại cho nó một sự “tăng tốc” mới – đó là bước thứ nhất, đòi hỏi sự đầu tư tư bản lớn cũng như nhiệt tình của nhân dân lao động.
Tháng 9-1985, trong cuộc gặp gỡ giữa Ban chấp hành Trung ương với các đại diện của phong trào Xtakhanốp trước đây và những người tiên tiến trẻ tuổi hiện nay, M. Goócbachốp đã kêu gọi và động viên nghị lực của thanh niên trong việc giải quyết các vấn đề do Đảng vạch ra, để biến các “dự trữ đang ẩn náu” thành hiện thực. Những “dự trữ” đó là: sử dụng tối đa công suất máy móc, tiến hành làm 2, 3 và 4 ca một ngày lao động, củng cố kỉ luật lao động.
Trong thực tế, dựa vào nhiệt tình lao động mà không được củng cố bằng kĩ thuật mới và trình độ tay nghề của công nhân, cũng như tổ chức lao động, đã không dẫn tới “tăng tốc” mà là làm tăng nhanh các tai nạn, thản họa trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Lớn nhất là thảm hoạ ở nhà máy điện nguyên tử Chécnðhưn (27-4-1986) mà hậu quả ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của hàng triệu người trong nhiều thế hệ.
– Thời kì “cải tổ: Nam 1987, Ban lãnh đạo đất nước quyết định thay chiến lược “tăng tốc” bằng biện pháp “cải tổ”. “Tăng tốc” trở thành mục đích, còn “cải tổ” được xem như phương tiện có phạm vi rộng lớn để đạt được mục đích đó. Trong 2 năm 1987 – 1968, cải tổ chủ yếu hướng vào “cải cách kinh tế triệt để”, về sau bao gồm cả cải cách hệ thống chính trị và đường lối “đổi mới” hệ tư tưởng.
Cải cách kinh tế đòi hỏi phải cải tổ bộ máy điều hành Trung ương, tiến hành giảm bớt số lượng các bộ, cục, viện (kể cả nhân viên trong đó), chuyển sang quan hệ “đồng nghiệp” giữa các bộ với xí nghiệp.
Nam 1988, chính phủ đã thông qua hai đạo luật tạo khoảng không cho các chủ kinh doanh xí nghiệp tập thể và tư nhân: Đạo luật về hợp tác và Đạo luật về lao động cá nhân. Năm 1989, Nhà nước đã tiến hành cải tổ về vấn đề ruộng đất. Vấn đề này được xem xét tại hội nghị tháng 3 (1989) của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Quyết định loại bỏ sự điều hành từ trung tâm đối với các xổ hợp cổng – nông nghiệp, giải thể tổ hợp công – nông nghiệp nhà nước Liên Xô (thành lập năm 1985), đồng thời, loại bỏ cuộc đấu tranh với thành phần kinh tế phụ được diễn ra trong các năm 1986 – 1987.
Nhà nước cũng đã thực hiện đường lối phi tập trung hoà các tổ hợp công – nông nghiệp và cải tổ quan hệ kinh tế ở nông thôn, thừa nhận sự bình đảng của 5 thành phần kinh tế về ruộng đất: nông trường quốc doanh. nông trang tập thể, các tổ hợp nông nghiệp, hợp tác lính canh và cuối cùng là kinh tế nông dân. Đường lối kinh tế nhiều thành phấn trong lĩnh vực ruộng đất đã được củng cố vào mùa xuân 1989 trong các quyết định của chính phủ và Xô viết tối cao.
Từ cuộc đấu tranh với thành phần kinh tế phụ chuyển sang thừa nhận tính hợp lí của nó và sau đó là sự cần thiết xây dựng kinh tế điển chủ với việc nông dân rút ra khỏi nông trang là bước ngoặt sâu sắc trong sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô.
Tới cuối những năm 80, “nhiệm vụ chính trị quốc nội quan trọng nhất” ở Liên Xô là chương trình lương thực đã thất bại.
– Đường lối xây dựng kinh tế thị trường có điều tiết
Cuối năm 1989 và trong năm 1990, cuộc cải cách hệ thống kinh tế đã có phạm vi rộng, bao gồm cải tổ quan hệ sở hữu chuyển sang sở hữu tư nhân đối với các lĩnh vực kinh tế quốc dân (trừ công nghiệp quốc phòng và công nghiệp nặng). Ban lãnh đạo đất nước tuyên bố mục tiêu mới của cải cách kinh tế không phải là “tang tốc” mà chuyển sang “kinh tế thị trường có điều tiết” của nhà nước, điều đó có nghĩa là kết hợp tính kế hoạch của nhà nước và địa phương với sự chi phối của kinh tế thị trường. Tháng 6-1990, Xô viết tối cao đã ra chỉ thị “Về quan niệm chuyển sang kinh tế thị trường có điều tiết ở Liên Xô, trong đó giải thích cụ thể nội dung, bước đi của công cuộc cải cách kinh tế quan trọng này. Kế hoạch này chủ yếu do viện sĩ L. Abakin soạn thảo, thay hản chiến lược “tăng tốc” của viện sỉ A. Aganberogian. Theo dự kiến đến năm 1995, sẽ đưa khoảng 20% xí nghiệp công nghiệp nhà nước sang tư nhân hoá.
Đường lối đó cũng gặp phải sự phê phán quyết liệt từ nhiều phía, trước hết là của những người thuộc nhóm do viện sĩ X. Satalin. Lập luận của họ là: hoặc là kế hoạch hoặc là thị trường, còn kết hợp cả hai sẽ dẫn tới thất hại, chẳng khác gì “tảng băng đang tan”. Sau đó, tiến sĩ kinh tế G. Iavelin đã để ra kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô trong vòng 500 ngày (Kế hoạch “500 ngày”). Tuy nhiên, vì đường lối này chống lại sự điều hành của Trung ương nên bị loại bỏ.
Mục đích của cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có điều tiết đòi hỏi phải được bổ sung bằng hệ thống đạo luật mới và Xô viết tối cao đã nhanh chóng thông qua nó. Đó là những đạo luật về các cơ sở quan hệ kinh tế ở Liên Xô, về sở hữu ruộng đất, về các xí nghiệp ở Liên Xô, về tự quản địa phương và kinh tế địa phương v.v… Việc thực hiện các đạo luật đó sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tư nhân hoá những xí nghiệp, đất đai, “phi trung tâm” hoá sản xuất, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thủ tiêu các độc quyền công nghiệp lớn, chuyển sang xí nghiệp cổ phần, v.v…
Từ cuối năm 1989 đến 1991, Xô viết tối cao đã thông qua hơn 100 đạo luật, chỉ thị, điều lệ v.v… về các vấn đề kinh tế nhưng đa số không có hiệu lực.
Nếu như trong những năm 1986 – 1988, thu nhập quốc dẫn tuy chậm chạp nhưng có phát triển (4,4% nam 1988), thì từ nam 1989 thu nhập quốc dân bắt đầu giảm. Năm 1990, sự giảm sút của thu nhập quốc dân lên tới 10%.
Quần chúng ngày càng thiếu quan tâm tới kết quả lao động. Sự bất bình tăng nhanh. Mọi người đổ ra đường với các khẩu hiệu phản đối, khắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, trước hết là thợ mỏ (“mùa hè nóng bỏng 1989”). Họ bắt đầu không coi Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân.
Nhân dân lao động các ngành khác cũng ủng hộ cuộc đấu tranh đòi tăng lương của thợ mỏ.
Tháng 12-1990, nhận thấy sự sụp đổ kinh tế là “sự thất bại của cải tổ”, người đứng đầu chính phủ Rưgiơcấp đã từ chức. Chính phủ mới của V.Paplốp hi vọng hồi phục hệ thống tài chính, quyết định năng giá cả từ 2 đến 10 lần (4-1991),tuỳ theo mặt hàng .
Tuy nhiên, các biện pháp đó đã không thể cứu được tình thế. Cảm tình của nhân dân bắt đầu dành cho những người lãnh đạo các nước cộng hoà, trước hết là B. Enxin, người đã phê phán quyết liệt chính phủ trung ương và hứa hẹn tiến hành các cải cách kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân. Năm 1988, Ban lãnh đạo Liên bang, do Goocbachop đứng đầu, rút ra kết luận rằng sự phát triển kinh tế bị hệ thống chính trị kìm hãm và quyết định chuyển hướng sang cải tổ chính trị và coi đó là trọng tâm.
– Sự hình thành cải cách chính trị
Sự kiện lớn trong đời sống chính trị đất nước lúc này là xem xét lại cương lĩnh của Đảng năm 1961. Vào cuối năm 1985 đầu 1986, đã diễn ra sự thảo luận rộng rãi về “dự thảo mới” cương lĩnh, sau đó được Đại hội Đảng lần thứ XXVII thông qua.
Đặc điểm chủ yếu của văn kiện là sự rút bỏ luận điểm về xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và khả năng xây dựng nó. Mục đích cộng sản chủ nghĩa trong văn kiện được đổi thành “triển vọng cộng sản chủ nghĩa” câu dài và để ra nhiệm vụ “hoàn thiện chủ nghĩa xã hội”. Trong văn kiện mới cùng loại bỏ những nhiệm vụ xã hội lớn gắn liền với chủ nghĩa cộng sån.
Với sự tiếp nhận “dự thảo mới”, cương lĩnh Đảng Cộng sản Liên Xô đã chính thức bắt đầu xoá bỏ hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong xã hội và trong Đảng, thay vào đó là “tư tưởng cải tổ” được nói nhiều trong hội nghị Trung ương tháng 1-1987. Tại hội nghị xem xét về vấn đề cán bộ, M. Goócbachốp đề nghị nguyên tắc lựa chọn cán bộ lãnh đạo phải xuất phát từ “thái độ đối với cải tổ”. Mùa hè 1988, tại hội nghị Đảng toàn quốc, lần đầu tiên Goocbachốp đã trình bày một cách đầy đủ tư tưởng về cải tổ hệ thống chính trị ở Liên Xô. Goocbachốp đề nghị thành lập cơ quan chính quyển mới – Đại hội đại biểu nhân dân, biến Xô viết tối cao thành cơ quan hoạt động thường xuyên và thay đổi luật bầu cử.
Tiếp theo, Goochachốp đề nghị tập trung chức vụ lãnh đạo Đảng và Xô viết vào một người từ Trung ương đến địa phương trong cả nước, lập ra chức vụ Chủ tịch Xô viết” (từ Trung ương đến các vùng). Các biện pháp được vạch ra tại Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ XIX phần lớn được cụ thể hoá trong mùa thu 1988 – 1989. Nhà nước thông qua luật bầu cử mới, tiến hành bầu cử đại biểu nhân dân Liên Xô. Tháng 6-1989, Đại hội lần thứ nhất các đại biểu nhân dân Liên Xô được tiến hành, sau đó tiến hành bầu Xô viết tối cao Liên Xô, đứng đầu là Goocbachốp. Sáng kiến cải tiến hệ thống chính trị chuyển vào tay Đại hội đại biểu nhân dân. Cải cách trong giai đoạn này diễn ra dưới khẩu hiệu: “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.
Năm 1990 – 1991, Liên Xô bước vào giai đoạn thứ hai và cũng là giai đoạn cuối cùng trong việc để ra và cụ thể hoá quan niệm cải cách chính trị Mùa thu 1990, ban lãnh đạo nhà nước đã xác định mục đích cuối cùng của cải cách là chuyển sang nhà nước pháp quyền, nhà nước được điều hành bằng pháp luật chứ không phải do con người và cho rằng chỉ có như vậy mới đủ sức bảo đảm cho sự quá độ sang cơ chế thị trường
Mục đích mới quyết định những nhiệm vụ mới và nhiệm vụ có ý nghĩa hàng đầu là: thành lập hệ thống chính quyền tổng thống ở Liên Xô và chuyển sang chế độ đa đảng. Việc giải quyết vấn đề đó đã được bắt đầu từ Đại hội lần thứ III Đại biểu nhân dân Liên Xô (3-1990) bầu Goocbachốp làm Tổng thống Liên Xô.
Sự chuyển sang hệ thống chính quyền tổng thống ở Liên Xô có nghĩa là đã thu hẹp và sau đó thủ tiêu chính quyền Xô viết, đặc biệt là thủ tiêu vai trò lãnh đạo nhà nước của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Đại hội III Đại biểu nhân dân đã thay đổi điều 6 của Hiến pháp Liên Xô và đưa ra khỏi Hiến pháp điều luật về sự khẳng định Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và điều hành đất nước, là hạt nhân chính trị. Đó là chủ trương phục hồi hệ thống nhiều đảng trong xã hội.
Bắt đầu từ tháng 1-1991, các đảng phái và phong trào chính trị được đăng kí chính thức hoạt động. Tuy nhiên, từ mùa xuân 1990 họ đã tuyên bố là lực lượng đối lập với Đảng Cộng sản Liên Xô. Mùa hè 1990, 11 đảng và phong trào đã thực hiện ý đồ thống nhất, thành lập một khối “trung gian”. Liên minh các đảng đối lập đòi chính phủ Rưgiơcấp phải từ chức và thành lập chính phủ “tin cậy của nhân dân”.
Tháng 1-1991, ở Kháccấp, 47 đảng và phong trào của 12 nước cộng hoà đã tiến hành “Hội nghị dân chủ”, thông qua lời kêu gọi gửi Quốc hội và nhân dân các nước cộng hoà. Họ kểu gọi bất tín nhiệm không chỉ đối với chính phủ (lúc này do Páplốp đứng đầu) mà cả Tổng thống Goocbachốp và đội Goocbachốp phải từ chức. Đồng thời, họ còn kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của Liên Xô, đòi giải thể Liên Xô và thành lập Cộng đồng các nước cộng hoà độc lập.
Tháng 12-1989, và sau đó, tháng 4 và tháng 10-1990, các Đảng Cộng sản ba nước Ban Tích lần lượt tuyên bố rút ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô. Goócbachop và Ban lãnh đạo tìm cách ngăn chặn quá trình đó nhưng đã bị thất bại.
4. Sự tan vỡ của Liên bang Xô viết
Công cuộc cải tổ ngày càng lún sâu vào khó khăn bế tác, đất nước Xô viết lâm vào khủng hoảng về mọi mặt: sự suy sụp về kinh tế, những rồi ren về chính trị và nhiều tệ nạn xã hội; mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng li khai của một số nước cộng hoà ra khỏi Liên bang Xô viết (ba nước vùng Ban Tích, Grudia, Mônđôva…); sự chia rẽ và hình thành nhiều phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và sự xuất hiện một loạt đảng phái với nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội; sự ngóc đầu dậy của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội…
Năm 1989 là năm xấu nhất về kinh tế cùng những diễn biến cực kì phức tạp về chính trị, xã hội của đất nước Xô viết. Tổng sản phẩm quốc dân giảm 4 – 5 %, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%, thâm hụt mậu dịch lên tới 5 tỉ đôla và nợ nước ngoài là 58 tỉ đôla. Đến năm 1990, tỉnh hình kinh tế, xã hội Liên Xô tiếp tục xấu đi.
Toàn bộ quá trình trì trệ – khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm của đất nước Xô viết đã lên tới đỉnh cao với cuộc đảo chính nổ ra ngày 19-8-1991 do một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành. Cuộc đảo chính thất bại nhanh chóng (21-8) và đã gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng đối với đất nước Xô viết: Sau khi trở lại nắm quyền, Goocbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và yêu cầu giải tán Uỷ ban trung ương Đảng (24-8), Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (29-8). Chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang bị giải thể; nhiều nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang và một làn sóng chống Đảng Cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội dấy lên ồ ạt khắp cả nước.
Sau cuộc đảo chính, Liên bang Xô viết – nhà nước liên minh của nhiều quốc gia dân tộc trước đây – đã đứng bên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, tất cả các nước cộng hoà, trừ Nga và Cadacxtan, đều tuyên bố độc lập. Ngày 6-9-1991, Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922, trao quyền hành cho các cơ quan lâm thời. Ngày 25-11, các nhà lãnh đạo 7 nước cộng hoà từ chối không kí Hiệp ước liên bang mới mà trước đây họ đã tham gia soạn thảo.
Cuối cùng, ngày 8-12-1991, các Tổng thống ba nước Nga, Ucraina, Bêlarút ra tuyên bố chung Liên bang Xô viết không còn tồn tại nữa và quyết định thành lập một hình thức liên minh mới gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Tám nước – Udobekixtan, Cadăcxtan, Adécbaigian, Ácmênia, Mônđôva, Tátgixtan, Cưrogixtan, Tuốcmênixtan tuyên bố tham gia SNG. Ngày 21-12-1991, tại thủ đô Anma Ata (Cadixtan), 11 nước cộng hoà kí kết Hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Trong buổi tối giá lạnh 25–12–1991, sau lời tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô của M.Goocbachop. lá cờ đỏ búa liềm trên nóc tròn điện Cremli đã hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan vỡ của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại.