Lưỡng Hà thời kì vương quốc Babilon (1894 – 1595 TCN)

 1. Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Babilon 

Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Elam và người Ambrit có những định hướng khác nhau : Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Ambrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà và xây dựng ở đây nhiều thành thị của họ, nổi bật nhất là Ixin và Laxa (ở Nam Lương Hà), Esmuna và Meri (ở phía bắc lưu vực sông Tigre và Ophorát).

Người có công xây dựng vương triều Babilon thành quốc gia hùng mạnh, thống nhất cả khu vực Lưỡng Hà là vua Hammurabi (1792 – 1750 TCN). Bằng vũ lực, ngoại giao với những biện pháp khôn khéo, kiên quyết, Hammurabi đã lần lượt chinh phục được các vùng đất của các quốc gia khác của người Ambrit đồng tộc ở Lưỡng Hà. Liên minh với Laxa (lúc đó, dưới quyền cai trị của người Êlam), Hammurabi đã chiếm được một số nơi. Liên minh với Meri (kể cả sử dụng lực lượng quân sự của Meri), Hammurabi đã đánh thắng quốc gia Esmuna. Khi thế và lực đã mạnh, Hammurabi huy động đại quân thôn tính Laxa (1762 TCN), Meri. Thế là cả một vùng rộng lớn của khu vực Lưỡng Hà được thống nhất lại. Từ đó, người ta gọi chung miền Lưỡng Hà là Babilon. Cư dân sống ở vùng này là người Xume-Accát hay Amort cũng được gọi chung là người Babilon. 

Thời kì tồn tại của vương quốc Babilon (1894 – 1595 TCN) là thời kì huy hoàng nhất của lịch sử Lưỡng Hà. Thủ đô Babilon trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của phương Đông cổ đại trong nhiều thế kỉ tiếp theo. 

2. Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Babilon 

– Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babilon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. 

Trên cơ sở công cụ đồng thau, kĩ thuật sản xuất và canh tác của cư dân Lưỡng Hà đã có những tiến bộ đáng kể. Cái cày thô, nặng, lưới bằng đồng thau, sử dụng sức kéo của bò, ngựa, lừa đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng hệ thống guồng tưới nước, nhất là ở các khu ruộng, vườn có độ cao đã tăng thêm diện tích canh tác trồng trọt. Công tác thủy lợi được đặc biệt quan tâm. Nhiều hệ thống thủy nông được tu bổ, sửa chữa, xây dựng. 9 năm sau khi lên cầm quyền, Hammurabi đã cho đào sông lớn nối liền sông Tigrơ, Ophơrát (ở vùng hạ lưu) mang tên “sông đào Hammurabi – sự giàu có”. Hammurabi vẫn thường tự hào : “Ta tu bổ sông ngòi, đem nước nguồn về tưới đồng ruộng vùng Xume và vùng Accát. Ta biến đất đai hai bên bờ sông thành đồng cỏ xanh tươi. Ta đảm bảo cho mùa màng được phong phủ”. Dưới thời Hammurabi, công tác thủy lợi được triển khai rộng và không chỉ là một công việc quan trọng của nhà nước, mà đã trở thành “việc của dân”. Các địa phương, các công xã nông thôn và từng gia đình có trách nhiệm trông nom giữ gìn các công trình thủy lợi, ai cố tình vi phạm sẽ bị xử lí, bởi thường (điều 53), nếu người đó không có tài sản phải bán thân để bởi thường thiệt hại do họ gây nên. 

Nhờ hệ thống thủy lợi được mở mang, chăm sóc, hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ nền kinh tế Lương Hà. 

Trên đồng ruộng, lúa mạch, lúa mì vẫn được trồng phổ biến. Các khu vườn lớn vẫn tràn ngập cây chà là. Sản phẩm nông nghiệp phong phú dồi dào, không những đủ cung cấp cho cư dân trong nước, mà còn dùng để trao đổi xuất sang các vùng phụ cận, nhất là cho các bộ lạc chăn nuôi ở vùng đồng cô Xiri. 

Quyền sở hữu ruộng đất tối cao về danh nghĩa vẫn thuộc về nhà vua. Nhưng trên thực tế, ruộng đất được phân thành 3 loại : 

+ Ruộng đất của nhà vua, quan lại, quý tộc và tăng lữ. 

+ Ruộng đất do công xã nông thôn quản lí. 

+ Ruộng đất tư hữu. 

Chế độ tư hữu ruộng đất vẫn tồn tại và có cơ phát triển mạnh. Tuy nhiên, diện tích ruộng tư hữu chưa lớn lắm ; 90% những chủ ruộng đất tử hữu có không quá 8,5 ha, chủ ruộng nào có tới 31 ha đã được coi là chủ ruộng lớn và hiếm. Trên cơ sở chế độ tư hữu ruộng đất, hiện tượng phát canh thu tố trở thành phổ biến. Từ điều 42 đến điều 47 của bộ luật đã quy định khá rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ ruộng và người lĩnh canh, mức tổ khá cao, thông thường là từ 1/3 đến 1/2 thu hoạch. 

Các ngành thủ công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu. Có 2 loại thợ thủ công : thợ thủ công tự do sống và làm tại các xưởng của nhà nước hoặc của tư nhân ở thành thị và thợ thủ công hành nghề ngay trong các công xã nông thôn. 

Thời Hammurabi cho vay nặng lai đã trở thành một ngành kinh doanh của giới quý tộc, có thu nhập cao. Vật cho vay có thể là tiền (bạc), có thể là ngũ cốc với lãi suất khá cao, thông thường là 20%, có khi lên tới 30%.

– Xã hội Babilon thời Hammurabi được xây dựng trên cơ sở những gia đình phụ quyền, trong đó quyền lực của người đàn ông – chủ gia đình là rất lớn. 

Số lượng nô lệ và quan hệ nô lệ thời cổ Babilon phát triển hơn thời kì Xume, Accắt, do luôn được bổ sung từ tù binh chiến tranh và số dân nghèo phải bán mình làm nô lệ. 

Luật pháp cũng hết sức bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nó. Những kẻ nào giúp nô lệ chạy trốn hoặc che giấu nô lệ sẽ bị xử tử. Các cơ quan của nhà nước phải có trách nhiệm giúp chủ nô tìm lại nô lệ của chúng bỏ trốn. Người nào giúp nô lệ xóa bỏ những dấu ấn khắc ở trấn nô lệ thì sẽ bị chặt các ngón tay… 

Nô lệ ở Babilon thời Hammurabi cũng đã bị biến thành một thứ tài sản, hàng hóa đem trao đổi. Người có tiền có thể mua nô lệ, chủ nó có quyền đem nô lệ ra mua, bán, đổi chác tùy ý họ.

Quan hệ nô lệ ở Babilon có phát triển hơn, tuy nhiên chế độ nô lệ ở Babilon vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của chế độ nô lệ gia trưởng và số lượng nô lệ và vai trò của họ trong đời sống kinh tế, xã hội chưa áp đảo được số lượng lao động của người nông dân công xã. Đa số các chủ nô chỉ có từ 5 đến 7 nô lệ. Luật pháp còn cho phép chỗ nó có quyền lấy nữ nô và trong trường hợp ấy con cái của nữ nó sinh ra sẽ được luật pháp coi là người tự do. Điều 117 quy định số trường hợp người tự do bị gán mình làm nô lệ, thì không phải làm nô lệ suốt đời, họ chỉ phải lao động nô lệ cho chủ trong thời hạn là 3 năm. 

3. Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babilon

– Nhà nước cổ Babilon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi của các chúa tể của cả nước Babilon. 

Sự thống nhất về chính trị trong toàn quốc được thiết lập. Hammurabi đã tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến các địa phương theo nguyên tắc tập trung chuyên chế. Hammurabi đã chia vương quốc thành 2 bộ phận, 2 khu vực hành chính, thực hành những biện pháp cai trị khác nhau : Vùng Accát và Bắc Xume là một khu vực hành chính, ở vùng Nam Xume là khu vực hành chính thứ hai. Ở Accát và Bắc Xume, vua cử những viên toàn quyền (thực chất là những tổng đốc do nhà vua trực tiếp bổ nhiệm) gọi là Xucalu, thay mặt nhà vua trực tiếp cai quản khu vực này bao gồm từ việc quản lí kinh tế, thu thuế, xây dựng và chỉ huy quân đội, đến việc huy động dân chúng thực hiện các nghĩa vụ lao động khác (thủy lợi, xây dựng đền đài, cung điện, đường sá…). Vùng Nam Xume được đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền Xinidinnama. Ngoài những chức năng như ở vùng Accát, Bắc Xume, các quan thống trị ở vùng này còn có thêm nhiệm vụ giúp nhà vua quản lí, điều hành việc sản xuất, chăn nuôi trong trang trại của nhà vua.

– Hammurabi rất quan tâm và thực sự đã tổ chức được lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội thời Hammurabi là quân đội thường trực. Các tướng lĩnh và binh sĩ đều được phân cấp ruộng đất. Ai có công được ban thưởng rất hậu. Ruộng phân cấp cho binh sĩ được chia thành 3 hạng cao thấp khác nhau. Cao nhất gọi là Đềcu dành cho cấp chỉ huy và hai loại thấp hơn gọi là Redu và Bairu. 

Quân đội thường trực này được huấn luyện kĩ và có kỉ luật nghiêm. Binh sĩ nào bỏ trốn, luật pháp xử rất nặng, binh sĩ không thực hiện lệnh điều động ra các mặt trận sẽ bị tử hình. Chính nhờ lực lượng quân sự hùng hậu và có kỉ luật này, Hammurabi đã tiến hành thắng lợi các cuộc viễn chính xâm lược, chinh phục toàn xứ Lưỡng Hà, ổn định tình hình, phát triển kinh tế, đưa Babilon trở thành “thời kì hoàng kim” của lịch sử Lưỡng Hà, thực hiện thành công cả 3 chức năng của nhà nước chuyên chế phương Đông : cướp bóc nhân dân trong nước và ngoài nước, tổ chức xây dựng và quản lí các công trình công cộng, nhất là công trình thủy lợi.

– Hammurabi cũng là ông vua đầu tiên ở Lưỡng Hà chế định một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà. Luật Hammurabi với 282 điều khoản về hình sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về lính canh ruộng đất… mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp hữu sản, công cụ để duy trì, củng cố bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

– Sau khi Hammurabi chết (1750 TCN), vương quốc cổ Babilon liên tục gặp phải những khó khăn. Những dấu hiệu của “sự suy vong đã bộc lộ khá rõ nét. Trong nước, ngoài việc trấn áp những cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của nô lệ, dân nghèo, nhà nước Babilon phải đương đầu với sự phản kháng của những quý tộc địa phương ở phía nam trong “Liên minh những nước vùng biển”. Quốc vương Xamxriluna – con trai Hammurabi – còn phải chống trả quyết liệt những đợt tấn công xâm nhập ổ ạt của các tộc người sống xung quanh khu vực Lưỡng Hà : người Xemít (ở vùng duyên hải Xume), người Elam, từ phía đông, người Hitdit ở phía bắc và người Cátxít ở phía đông bắc. Năm 1518 TCN, người Cátxít chiếm được Babilon và thống trị ở đây mãi cho tới năm 1165 TCN. Sau đó bị đế quốc Atxiri thôn tính. 

Babilon mất vai trò chính trị quan trọng của mình trong nhiều thế kỉ, mãi cho tới thế kỉ VII TCN, khi vương quốc Tân Babilon được thiết lập, địa vị chính trị của Babilon mới được khôi phục.