Nước Mĩ 1929 – 1939
1. Nước Mĩ trong những năm khủng hoảng kinh tế. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt
Năm 1928, khi Huva (Hoover), ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, trung cử Tổng thống, nhiều người Mĩ tin rằng ông ta sẽ thực hiện được điều mà ông ta đã nói: “Chúng ta đã đi gần đến chỗ xóa sạch nạn nghèo đói hơn bất cứ nước nào trên thế giới”. Nhưng khi Huvơ vừa cầm quyền được mấy tháng thì tai họa đã đổ sập xuống nước Mĩ. Sau chấn động nghiêm trọng ngày 24-10-1929, giá cổ phiếu hạ chưa từng có ở thị trường chứng khoán Niu Oóc mà người Mĩ gọi đó là “ngày thử nam đen tối”, thì ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán. Ở thị trường chứng khoán Niu Oóc (New York), giá một cổ phiếu được coi là bảo đản nhất đã sụt 80% so với tháng 9. Vào cuối tháng, các cổ đông đã mất 15 tỉ đô la và giá trị các loại chứng khoán đã giảm 10 tỉ đôla. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.
Vòng xoay của suy thoái tiếp diễn không gì cản nổi, các nhà máy liên tiếp đóng cửa. Hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản. Hàng triệu người thất nghiệp không còn phương kể sinh sống. Hàng ngàn người mất nhà cửa vì không trả được tiến cầm cổ. Nhà nước không thu được thuế. Công chức và giáo viên không được trả lương.
Đến năm 1932, cuộc khủng hoảng kinh tế đạt tới đỉnh cao nhất. Tổng sản lượng công nghiệp chỉ đạt 53,8% năm 1929. Sản xuất than bị đẩy lùi lại mức năm 1904, gang lùi lại mức năm 1896, thép bằng mức 1901. Công nghiệp đúc thép chỉ sử dụng 16% công suất, 115.000 xí nghiệp công thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (40% tổng số ngân hàng Mĩ đóng cửa. Cuộc khủng hoảng trong nông nghiệp trở nên trầm trọng vì nông sản bị mất giá. Trong những năm 1929 – 1930, đã có tới 75% dân trại bị phá sản. Diện tích gieo trống ở các bang miền Nam bị thu hẹp: từ 43 triệu acdrở năm 1929, còn 36 triệu acơrơ năm 1932. Tình hình nội thương và ngoại thương đều giảm sút nghiêm trọng. Giá trị hàng xuất khẩu từ 5 tỉ 241 triệu giảm xuống 2,4 tỉ; nhập khẩu từ 4 tỉ 399 triệu giảm còn 1 tỉ 322 triệu. Thu nhập quốc dân giảm một nửa, nạn thất nghiệp lên tới 12 triệu (1932).
Vì sao cuộc suy thoái này diễn ra nặng nề nhất và kéo dài nhất trong lịch sử từ trước đến nay ở Mĩ. Nhiều nhà kinh tế học Mĩ đã đưa ra những lí do sau:
Thứ nhất, khả năng sản xuất của đất nước đã vượt quá khả năng tiêu thụ thực tế, một phần lớn thu nhập quốc dân thuộc về một số ít người. Lợi nhuận của công ti tang (tang 76% trong thời gian 1922-1929), trong khi công nhân trong các xí nghiệp và nông dân không được nhận phần xứng đáng của họ trong thu nhập quốc dân, không có khả năng nua được hàng hóa do chính họ sản xuất.
Thứ hai, chính sách của chính phủ về thuế biểu và nợ chiến tranh đã làm cho hàng hóa Mi không thể bán ra nước ngoài, đặc biệt những nông sản lâu nay vẫn xuất khẩu: lúa mì, bông, thuốc lá.
Thứ ba, việc cấp tín dụng quá dễ dàng đã tạo ra sự lạm dụng. Người ta mua chứng khoán không phải là để tạo ra một khoản đầu tư ổn định mà chủ yếu là để đầu cơ (tức là để bán lại kiếm lời một thời gian ngắn sau đó). Nợ của chính phủ và của tư nhân cuối cùng đã vượt quá con số 100 tỉ đô la.
Thứ tư, sự cơ giới hóa được đẩy mạnh đã làm giảm nhu cầu về thợ không lành nghề và đẩy họ vào con đường thất nghiệp. Thất nghiệp gia tăng thì sức mua giản. Chính phủ không có chính sách đúng đắn để thủ tiêu nạn thất nghiệp, do vậy không thể giảm được nạn nghèo đói trong nhân dân.
Nhìn chung, các nhà kinh tế Mĩ đều kết luận rằng: sự giấu có của nước Mĩ là có thật nhưng đã chứa sẵn những “bệnh tật” bên trong, mà chủ yếu là do sự phân phối không công bằng. Đó là nguyên nhân chính làm sụp đổ “lâu đài” phồn vinh trong những năm 20 của nước Mĩ.
Trước tình hình khủng hoảng như vậy chính phủ Huvợ đã không có biện pháp gì kiên quyết để khắc phục. Huvơ vẫn giữ thái độ lạc quan cố hữu, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình hình và không hề nghĩ đến những biện pháp tích cực để can thiệp, nhất là những biện pháp chưa hề được thử thách trong thực tế. Chủng những thế, vào năm 1930, Huvo còn kí cho ban hành thuế biểu mới (thuế biểu Hawky – Smooth), cao hơn thuế biểu ban hành năm 1920, bất chấp sự phản đối của các nhà kinh tế học Mĩ. Do thuế biểu bảo hộ này mà châu Âu không thể mua lúa mì của Mĩ, càng làm cho hàng nông phẩm ế thừa. Huvơ cũng không thi hành biện pháp gì để cứu trợ những người thất nghiệp và còn cực lực phản đối việc dành một khoản ngân sách liên bang để khắc phục sự nghèo đói. Chẳng những thế, chính quyền Huvơ lại đồng ý giảm tiền lương của công nhân và đàn áp các cuộc bãi công của công nhân.
Đứng trước nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn, phong trào đấu tranh của nhân dân Mi bùng nổ và phát triển. Những năm 1929 – 1934, số người tham gia bài công lên tới 3,5 triệu người, trong đó chủ yếu là những cuộc đấu tranh không có tổ chức. Một hình thức mới của cuộc đấu tranh là phong trào có tổ chức của những người thất nghiệp; theo sáng kiến của Đảng Cộng sản, họ đã lập ra hội đồng những người thất nghiệp, tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng và “các cuộc đi bộ vì đói” đầu tiên có tính chất toàn quốc của hàng chục vạn người thất nghiệp ở Oasinhtơn. Tiếp theo là cuộc đi bộ của các cựu chiến binh thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo đến Oasinhtơn đòi Nhà trắng phải cung cấp lương bổng mà đảng ra họ phải được hưởng. Chính quyền Huva đã cho quân đội, cảnh sát giải tán các cuộc đấu tranh và bắt bớ hàng loạt người tham gia.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1930, Đảng Cộng hòa đã mất nhiều ghế và Đang Dân chủ chiếm đa số. Đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, Đảng Cộng hòa lại đưa Huvơ ra ứng cử,còn Đảng Dân chủ cử Rudoven (Franklin D. Roosevelt). Khi tranh cử, Rudoven hứa sẽ thực hiện một “Chính sách mới” (New Deal).
2. “Chính sách mới” của Rudơven
Trong bài diễn văn nhậm chức, Rudoven khẳng định chính sách của ông là phải cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đối, lập lại sự cân đối giữa nồng nghiệp và công nghiệp và tiến hành kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng. Ông cũng đề nghị Quốc hội cho ông những quyền hành rộng rãi (như trong trường hợp đất nước bị ngoại xâm) để ông có thể đương đấu với những thảm họa quốc gia và khắc phục nó. Quốc hội đã chấp nhận và nghe theo tất cả những biện pháp mạnh mẽ, táo bạo của ông.
Căn cử lí luận của “Chính sách mới” về mặt đối nội là học thuyết kinh tế Kèn (John Maynard Keynes), một trong những học thuyết kinh tế tư sản hiện đại, đặt nền móng cho chủ nghĩa tư bản độc quyển nhà nước. Dựa vào lí luận của học thuyết đó, Rudoven đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò “điều tiết” của nhà nước tư sản đối với đời sống kinh tế của đất nước, trước hết là “điều hòa” việc lưu thông hàng hóa, sau đó là “khôi phục” sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, thoát khỏi khủng hoảng và ngăn chặn cách mạng. Trong chính sách đối nội, đáng lưu ý nhất là đạo luật về ngân hàng, về công nghiệp và nông nghiệp.
Trong tám năm (của hai nhiệm kì đấu) làm Tổng thống của Rudoven (năm 1936, Rudoven được bầu lại với số phiếu còn lớn hơn), chính quyền của ông đã chỉ 16 tỉ đô la cứu trợ trực tiếp cho những người thất nghiệp; lập ra nhiều quỹ liên bang giúp cho những doanh nghiệp đang tan rã, lập một chương trình rộng lớn những tiện nghi công cộng như đường xả, bưu điện… và những ngân quỹ cho các công ti xây dựng nhà cửa vay tiên, do đó đã tạo thêm nhiều việc làm mới.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, song nhờ những cải cách của Rudơven mà hệ thống kinh tế TBCN lúc bấy giờ đã tự đổi mới và tự thích nghi với điều kiện mới.
Trước hết là trong lĩnh vực ngân hàng, Rudoven đã đóng cửa tất cả các ngân hàng rồi sau đó lại cho mở lại (Đạo luật ngân hàng 10-3-1933) với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và thiết lập chế độ bảo đảm đối với tiền gửi của khách hàng. Ông đã kiên quyết phá giá đồng đô la để nâng giá các nhu yếu phẩm, ông đạt ra sự kiểm soát đối với việc mua bán chứng khoán nà lâu nay vẫn bị lạm dụng và đặt các công ti lớn dưới sự kiểm soát của chính phủ. Ruddven quy định những nguyên tắc thương mại công bảng để tìm cách chấm dứt những hình thức cạnh tranh gian lận. Ông đặt mức thuế cao hơn đối với các công ti và người giàu, điều chỉnh phần nào sự phân phối của cải của các bang và liên bang. Một cơ quan chính phủ gọi là “Cục quản lí lưu vực sông Tennétxi” (T.V.A) được thành lập, hoạt động trong khu vực liên quan đến 7 bang. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì đó chính là sự điều tiết của nhà nước trong phạm vi một vùng đã thành công
Có thể nói, không có lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế của nước Mĩ mà những cải cách của Rudoven không đụng chạm tới.
“Đạo luật phục hưng công nghiệp” (NIRA – được Quốc hội Mĩ thông qua vào tháng 6-1933) nhằm mục đích tổ chức lại sản xuất và “cải tiến” quan hệ giai cấp (giữa tư sản và vô sản). Đạo luật quy định việc tổ chức các xí nghiệp cùng ngành thành những liên hiệp xí nghiệp, thông qua những hợp đồng về sản xuất và tiêu thụ v.v… Thực chất đó là một quá trình tập trung sản xuất và tư bản. Đạo luật cũng quy định công nhân có quyền cử đại biểu thương lượng với chủ về mức lương và chế độ làm việc…
Nhờ có đạo luật về nông nghiệp (A.A.A)” (Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp tháng 5-1933) mà tình trạng của nông nghiệp được cải thiện đáng kể: năng giá nông sản, giảm bớt sản xuất thừa, cho vay dài hạn ở nông thôn v.v… trong đó có hai cải tiến quan trọng: thứ nhất, phụ cấp cho những nông dân nào chịu giảm bớt diện tích độc canh làm cho đất bạc màu, thay vào đó những loại cây trống khác có thể bảo vệ độ mẩu mỡ của đất; thứ hai, tăng tỉ giá các mặt hàng nông nghiệp với những mặt hàng phi nông nghiệp lên mức trung bình của những năm 1909 và 1914. Trên thực tế, đạo luật này chỉ có lợi cho những chủ trại lớn và tương đối phát đạt. Những tả điền kinh doanh nhỏ (ruộng đất ít ỏi), những công nhân nông nghiệp, người da đen, người Mêhicô không được lợi gì thậm chí còn khó khăn hơn.
“Chính sách mới” trong lĩnh vực lao động có nhiều sáng kiến có lợi cho giai cấp công nhân hơn trước. Đạo luật khôi phục công nghiệp quốc gia (National Industial Recovery Act) nhằm mục đích giảm giờ làm, tăng lương và đảm bảo quyền lợi những hợp đồng tập thể. Nhưng 2 năm sau Tòa án tối cao đã phán quyết đạo luật này là vi phạm hiến pháp. Sau này, một số chủ trương của nó đã được lấy lại trong một số đạo luật khác.
Năm 1935. Đạo luật về an ninh xã hội (Social Security Act) quy định việc lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp, một chế độ hưu bổng cho người giả, người mù và trẻ en tàn tật. Những chương trình này kêu gọi tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau đạt dưới sự kiểm soát của chính phủ liên bang. Mặc dù còn nhiều hạn chế (thời gian trợ cấp ngắn, số người trợ cấp rất ít…), song nhiều người coi đây là cuộc cách mạng đối với nước Mĩ.
Trong thời gian đầu, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang trong cơn nguy kịch, giai cấp tư sản Mĩ ủng hộ “Chính sách mới” của Ruddven. Nhưng về sau, khi nền kinh tế đã từng bước phục hối, họ chống lại “Chính sách mới”, kiện Rudoven ở tòa án tối cao Mĩ vì cho rằng những cải cách của ông đã vi phạm hiến pháp (Tòa án tối cao đã tuyên bố chống lại “Đạo luật khôi phục công nghiệp quốc gia” tháng 4-1935 và “Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp”).
“Chính sách mới” của Rudoven xét về bản chất và mục tiêu đều nhằm cứu nguy cho CNTB thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế nguy kịch, phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Mĩ. Nhưng dù sao, ông cũng là một nhân vật cấp tiến, sáng suốt (giữ liên tiếp 4 nhiệm kì tổng thống Mi và những cải cách của ông đã góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít, và ở mức độ nào đó, đáp ứng được những đòi hỏi của người lao động Mỉ thời điểm này.
3. Chính sách đối ngoại của chính phủ Rudoven
Sự kiện có tầm quan trọng đầu tiên là chính phủ Mỹ tuyên bố (vào tháng 11-1933) công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Mặc dù chính phủ Rudoven cải thiện quan hệ với Liên Xô là xuất phát từ quyền lợi của Mĩ, song đây cũng là thắng lợi của nền ngoại giao Xô viết và chính nó đã đem lại những kết quả tốt trong thời gian chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít sau này. Tuy nhiên, điều đó cũng không hề có nghĩa là giảm bớt chủ trương chống cộng sản của chính quyền Rudven. Những âm mưu ngầm ngầm hưởng những cuộc xâm lược về phía Liên Xô vẫn diễn ra trong thời kì này.
Quan hệ giữa nước Mĩ với khu vực Mĩ latinh, khi Rudơven mới nhận chức, rất căng thẳng do sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân các nước này trước chính sách chiếc gậy lớn” mà Mi đã áp dụng từ lâu. Hơn thế nữa, vai trò kinh tế của châu Âu ngày càng tăng đã xâm nhập cả vùng “sân sau này của Mĩ. Trước tình hình đó, ngay từ năm 1934, Rudoven đã tuyên bố một “Chính sách láng giềng thân thiện” đối với các nước Mĩ latinh. Trên tinh thần đó, năm 1934 chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ “Điều bổ sung Polát (Platt) vốn bị người Cuba cực lực phản đối (“Điều bổ sung Polat” được ghi trong hiến pháp quy định Mĩ có quyền can thiệp vũ trang vào Cuba). Tiếp theo, Mĩ đã chấm dứt những cuộc can thiệp cuối cùng của Hoa Kì ở Trung Mĩ: ở Haiti và Cộng hòa Đôminica. Cùng năm đó, tổng thống Rudoven hứa sẽ trao trả độc lập cho Philippin.
“Chính sách láng giềng thân thiện” của Mỹ còn được thể hiện rỏ ở Mêhicô. Khi chính phủ nước này, theo hiến pháp mới, đã ra lệnh trưng dụng tất cả các công ti dầu lửa của Mĩ. Thay vì đưa quân đội can thiệp như trước đây Mĩ vẫn thường làm, chính phủ Ruddven chỉ đề nghị chính phủ Mêhicô một sự bồi thường thỏa đáng cho những công ti nói trên. Những cuộc thương lượng giữa hai bên được kéo dài đến năm 1942, nhưng dù sao cũng không xảy ra chiến tranh, đúng như Rudoven đã tuyên bố.
“Chính sách láng giềng thân thiện” phần nào đã xoa dịu được cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Mĩ latinh trong khi vẫn đảm bảo được sự bành trướng của tư bản Mĩ ở khu vực này.
Những năm cầm quyền của Rudoven sau khủng hoảng kinh tế thế giới trùng hợp với sự phát triển của chủ nghĩa phát xít Hitle ở Đức và những tham vọng lãnh thổ của Mutxôlini ở Italia. Trong khi đó, quốc hội Mĩ lại thông qua nhiều đạo luật để giữ vai trò trung lập cho Hoa Kỳ trong các cuộc chiến: cấm bán vật liệu chiến tranh và không cho các bên tham chiến vảy tiền, cấm các công dân Mĩ đi du lịch trên những chiếc tấu của những bên tham chiến. Mặt khác, những nước tham chiến muốn mua hàng hóa của Mi thì phải thanh toán bằng tiền mặt và tự chuyên chủ.
Song, những cuộc chiến tranh vẫn tiếp tục lan rộng và người Mĩ bắt đấu lo sợ cho quyền lợi của chính bản thân họ. Từ tháng 3 đến tháng 7 – 1939 Rudoven hai lần yêu cầu Quốc hội thủ tiêu đạo luật cấm bán vũ khi cho các nước tham chiến nhưng Quốc hội vẫn không thông qua. Tuy vậy những quyết định khác của Quốc hội đã đưa đến việc tăng cường khả năng vũ trang, đặc biệt là lực lượng hải quân Mĩ. Sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ (1-9-1939) được ít lâu, Rudoven mới giành được đặc quyền tự do hành động và nước Mĩ đã tăng cường mạnh mẽ nền công nghiệp quân sự của mình, tích cực can thiệp vào cuộc chiến, biến đạo luật “trung lập” trở thành một danh từ trống rỗng. Tuy nhiên, Quốc hội Mĩ chỉ chính thức tuyên chiến sau sự kiện Trân Châu Cảng (7-12-1941).