Quá trình chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự ra đời của nước Mỹ
1. Giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh
a) Sự kiện chè Bizton và Hội nghị lục địa lần thứ 1 (1774)
Sự kiện chè Bôxtơn tháng 12 năm 1773 đánh dấu một bước chuyển biến mới của tình hình. Chè Anh nhập vào Mi giá hạ, bị người Mỹ tẩy chay vì ý thức bảo vệ quyền tự do độc lập. Thương nhân Bắc Mĩ không những bị những điều kiện khắc nghiệt về thuế má mà còn không có quyền tự do chuyên chở và kinh doanh, nên họ đã dựa vào phong trào nhân dân để đấu tranh.
Tháng 12-1773, khi 3 chiếc tàu chở chè neo tại bến, thực dân Anh do hàng nhưng bị nhân dân chống lại. Đêm 16 tháng 12 năm 1773, một nhóm người ngụy trang làm dân da đỏ dưới sự lãnh đạo của Samuen Adam đã leo lên tàu lấy 343 thùng chè ném xuống biển. Số chè trị giá 100.000 bảng Anh. Nhân dân Bác Mi coi đó là hành động chiến thắng. Còn Anh thì nổi giận, ra hàng loạt sắc luật nhàm trừng trị Bắc Mĩ và đòi nhân dân Bôxtơn phải bồi thường. Mùa xuân năm 1774 cảng Boxtơn buộc phải đóng cửa, việc buôn bán ngưng trệ, các nhà máy không hoạt động. Hàng ngàn công nhân bị thất nghiệp Bọn thực dân Anh cho thống đốc bang Masaxuxét quyền tự do hành động. Việc Bôxtơn, thủ phủ của bang Masaxuxét, nằm trong tỉnh trạng bị đe dọa khủng bố đã đẩy lên một cao trào chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đối phó với những tình huống có thể xảy ra.
Chiến tranh hầu như khó có thể tránh được. Nước Anh cho tướng Ghégio sang làm thống đốc bang Masaxuxét kiêm tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mĩ. Không khí cách mạng sục sôi, ngay cả những người có khuynh hướng ôn hòa như Oasinhtơn cũng ngà theo cách mạng
Những người lãnh đạo phong trào cách mạng ở các bang thấy cần có một Hội nghị để biểu lộ ý chỉ chung. Hội nghị lục địa lần thứ nhất được triệu tập trong tình trạng đó. Hội nghị họp từ ngày 5 tháng 9 đến 26 tháng 10 năm 1774 gồm 56 đại biểu của 12 bang trừ bang Gioócgia. Những đại biểu đều thuộc thành phần tư sản, địa chủ và trại chủ giàu có. Trong Hội nghị xảy ra cuộc đấu tranh giữa 2 phái ôn hòa và cấp tiến. Phái cấp tiến đứng đầu là đại biểu bang Masaxuxét và phái ôn hòa đứng đầu là đại biểu bang Penxinvania. Đại hội đã ra bản “Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại” (Declaration of Rights and Grievances). Tuyên ngôn đòi quyền đánh thuế do thuộc địa quyết định, đòi xóa bỏ những luật cấm vô lí của vua Anh và Quốc hội Anh đối với thuộc địa. Để biểu lộ sự quyết tâm, đại biểu các bang nhất trí hành động tẩy chay hàng Anh trong tất cả các bang
Hội nghị lục địa lần I như một biểu tượng độc lập và thống nhất của các thuộc địa trong cuộc đấu tranh vì một mục đích chung Quốc hội Anh không đáp ứng một yêu cầu nào của Hội nghị. Họ cho rằng quyền làm luật cho thuộc địa là quyền của chính quốc. Chính phủ Anh tiếp tục ban hành những đạo luật mới như cấm các thuộc địa Bắc Mĩ buôn bán trực tiếp với các nước khác, cấm ngư dân đánh cá ở ven biển v.v… Thái độ đó làm cho mâu thuẫn thêm gay gắt. Chiến tranh ngày càng tới gần. Cuối năm 1774 – đầu 1775, cả hai bên đều đẩy mạnh công việc chuẩn bị chiến tranh. Nhân dân ở các bang Bắc Mĩ hàng hải chuẩn bị võ trang, chiêu mộ nghĩa quân, xây dựng các kho vũ khí. Ngày 19-4-1775, quân Anh tiến đánh chiếm kho vũ khí của nhân dân ở Côncoóc đã bị giết hơn 200 tên. Cuộc xung đột kích thích nhân dân toàn Niu Inglan, Bôxtơn đứng dậy chống lại quân Anh.
b) Hội nghị lục địa lần thứ II (1775)
Ngay khi chiến tranh bùng nổ, sự phân hóa trong cư dân xảy ra một cách mạnh mẽ. Đại bộ phận nông dân, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của tư sản cách mạng đã đứng về một phía, chống lại lực lượng Anh. Giai cấp tư sản thương nghiệp và công nghiệp miền Bác muốn tự do mở rộng thị trường trong và ngoài nước, phát triển kinh tế đã tập hợp thành cánh tả của phái Uých, chủ trương đấu tranh giành quyền làm chủ, cắt đứt liên hệ với chính quốc. Bộ phận cánh hữu của phái Uých bao gồm tư sản kinh doanh ruộng đất, chủ nô của miền Nam đều muốn mở rộng về phía tây dãy núi Alêgarit và muốn cắt đứt quan hệ với chính quốc để không phải trả những món nợ lớn cho thương nhân Anh. Họ lợi dụng nhân dân để đấu tranh vì lực lượng bản thân không đủ mạnh, nhưng họ không muốn quần chúng hoạt động theo yêu cầu dân chủ triệt để.
Đối diện với lực lượng cách mạng là phải bảo hoàng Tôri. Họ gốm thống đốc các bang, quan tòa, những nhân viên chính quyền thuộc địa, địa chủ, tư sản thương nghiệp có quan hệ với các công ti chính quốc, đại tư sản chủ hãng thương thuyền vốn có quan hệ với công từ Anh, những tăng lữ giáo hội Ánh. Nói chung, đó là bộ phận có quan hệ về quyền lợi với chính quốc.
Hội nghị lục địa lần thứ II họp ngày 10-5-1775 nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cụ thể của chiến tranh. Hội nghị quyết định thành lập “Quân đội lục địa”, bổ nhiệm Oasinhtơn – sĩ quan người Viêcginia làm chỉ huy. Hội nghị kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Chính quyền Anh quyết tâm đàn áp thuộc địa, tăng cường quân đội. Chúng tuyên bố dùng chính sách và lực phong tỏa lục địa, thông qua ngân sách chiến tranh. Quân số tăng lên 56.000 được đưa sang ngay Bắc Mĩ. Quân lính Anh vốn không tình nguyện sang đánh nhau ở Bắc Mĩ, vua Anh buộc phải dùng những người lính Hétxơ (Hesse) đánh thuế. Nhân dân Bắc Mĩ căm ghét linh Hétxơ và mối mâu thuẫn với quân Hétxơ càng gay gắt. Yếu tố tâm lí đó càng làm nhân dân thuộc địa căm ghét vua Anh. Những người Bắc Mĩ đã ý thức được nền độc lập khẩn thiết của mình. Hội nghị lục địa lần thứ II đi đến quyết nghị xác định quyền độc lập, tự do của Bắc Mĩ.
c) Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Mĩ (1776)
Xu hướng độc lập đã được các đại biểu như Giồn Adam (Jehn Adams), RH Li (RH Leo) đề nghị và Hội nghị chấp thuận. Một Ủy ban 5 người đứng đầu là Giépphécxơn được ủy quyền thảo Tuyên ngôn độc lập và Hội nghị đã long trọng công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776.
Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản và khẳng định nên độc lập của các bang ở Bắc Mĩ. Bản tuyên ngôn nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đảng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống quyền tự do và quyền mưu cấu hạnh phúc”. Tuyên ngôn khẳng định chỉ nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền, và hủy bỏ chính quyền khi nó đi ngược quyền lợi của quần chúng. Bản tuyên ngôn lên án vua Anh và long trọng tuyên bố quyển độc lập của các quốc gia, quyên gia nhập liên minh, buôn bán, kí kết hiệp ước v.v… Tuyên ngôn là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thẩm nhuẩn tinh thần tiến bộ thời đại. Nó nếu cao nguyên tắc chủ quyền của nhân dân khi giai cấp tư sản bắt đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội.
Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng không tránh khỏi tính hạn chế. Tuyên ngôn không có điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm việc buôn bán nô lệ, vì các chủ nô bang Carôlinna nam, Gioócgia và thương gia buôn bán nô lệ ở miền Bắc phản đối. Mặc dù vậy, bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc ra đời là một tiến bộ lớn lao, ghi nhận những mong muốn dân chủ của quần chúng.
Ngày 7-10-1776 Hội nghị thông qua bản các điều khoản của liên bang. Đây chưa phải là bản Hiến pháp nhưng nó nêu lên tính tự trị của các bang trong cộng đồng chính phủ chung. Đó là cái nền chung cho việc xây dựng mối quan hệ khu vực và trung ương trong 13 bang thuộc địa cũ. Vấn đề bức thiết lúc bấy giờ là chiến tranh và chiến thắng.
d) Thắng lợi bước đầu của cách mạng
Cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ gặp nhiều điều bất lợi : quân đội trang bị thô sơ, thiếu lực lượng hải quân. Người chỉ huy chưa được đào tạo. Tuy nhiên đứng về nhân dân Mỹ thì đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa được nhân dân ủng hộ lại tiến hành trên đất Mỹ. Nó huy động mọi tầng lớp nhân dân, có đến hàng ngàn nô lệ da đen tham gia chiến tranh và đã chiến đấu rất anh dũng. Cuộc chiến đấu ở bang Niu Đốc đã có hàng ngàn người da đen hi sinh. Quân khởi nghĩa đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích. Tuy vậy, quân khởi nghĩa lúc này số lượng quá ít, trang bị lại quá nghèo nàn, nên đến mùa đông 1776 quân chủ lực nghĩa quân trong tay Oasinhtơn chỉ còn không quá 3.000 người.
Ngày 10–5-1776 một đội quân khởi nghĩa đã chiếm Ticondêrôga. tịch thu được một kho vũ khí có cả trọng pháo. Ngày 17-6-1775, quân Anh đánh bại nghĩa quân ở Bânco Hin, gần Bôxton, nhưng quân Anh đã phải trả một giá rất đất. Cùng trong năm 1775, quân đội cách mạng của Oasinhtơn bị quân Anh đánh bật khỏi Long Ailan và Manhattan, phải rút về Niu Giơcxi
Mùa xuân năm 1777, Oasinhton bị thất bại ở Giécmantaa. Quân Anh định mở cuộc tấn công lớn bao vây quét sạch nghĩa quân của Ouvinhiơn, nhưng bị nghĩa quân đánh tan ngày 17-10-1777. Quân Anh bị thất bại lớn ở Sarazôga, tưởng Anh là Bắcgôn phải đầu hàng.
Chiến thắng Saratôga có ý nghĩa như một bước ngoặt của lịch sử chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. Đối với lực lượng nghĩa quân đây là lời tuyên bố khả năng lớn mạnh và chiến thắng Trên mặt trận ngoại giao, Pháp lợi dụng thời cơ nhảy vào cuộc chiến để trả thủ Anh đã cướp mất Canada. Những chuyến tàu chở vũ khí và cung cấp đạn dược đã lên đường sang Bắc Mĩ. Ngày 6 tháng 2 năm 1778, hiệp định liên minh giữa Hoa Kì và Pháp được kí kết và tuyên bố chỉ kí hòa ước với Anh khi Anh thừa nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa.
Liên minh chống Anh được nhiều nước châu Âu tham gia. Tây Ban Nha, Hà Lan cùng lần lượt bắt tay với Hợp chúng quốc vào năm 1779, 1781.
Nước Anh bị cô lập không còn đủ khả năng khống chế trên biển. Pháp đã nhận thời cơ đưa hạm đội hải quân và quân đội tình nguyện giải phóng dưới quyền chỉ huy của tướng Rosambỏ (Rochambeau) sang chiến đấu cùng nhân dân Bắc Mĩ.
2. Giai đoạn II của cuộc chiến tranh. Cách mạng thắng lợi
Những năm đầu sau trận Saratôga tình hình chiến sự vẫn chưa có gì đổi thay lớn. Quân Anh còn mạnh, đủ sức chống đỡ trên biển. và đất liền.
Tháng 12-1778, bang Gioócgia bị quân Anh chiếm đóng Tháng 6-1779, quân Anh đánh bại nghĩa quân, chiếm Carôlinna nam. Mùa hè 1780 đã trôi qua như một thử thách cuối cùng đầy gian khổ của nghĩa quân. Ngày 12 tháng 6 quân Anh chiếm hài càng Sacletton (Charleston) miền Cardlinna nam, một cánh quân của những người khởi nghĩa đông tới 6.000 bị bắt làm tù binh. Ngày 16 tháng 8 năm 1780, tướng Anh là Coócoalit đánh tiêu diệt một cánh nghĩa quân ở Camden.
Nhưng nghĩa quân đã lấy lại dùng khí, Oasinhtơn quyết định dùng tổng lực của hải quân, bộ binh, pháo binh đánh trận tấn công quyết định ở Yoóctao. 8.000 quân của Coócoalit đồn trú trên bờ sông Yoác đã bị hạm đội của quân Pháp chặn đường rút và bị quân của Oasinhtơn và Roukmbố bao vây. Không thể kháng cự và hết đường tháo chạy, Coócoalit cùng 8.000 quân phải đầu hàng ngày 19-10–1781.
Chiến thắng Yoéctao đã đánh tan hy vọng cuối cùng của thực dân Anh, đồng thời, cổ vũ nghĩa quân và nhân dân Bắc Mĩ một cách mạnh mẽ. Phong trào phản chiến trong quần chúng nhân dân ở chính quốc cũng phát triển mạnh.
Chiến tranh còn kéo dài thêm một thời gian nữa nhưng nhìn chung kết cục đã khá rõ. Thủ tướng Anh mới lên là Rốckinhham đã nhận đàm phán với Bắc Mĩ. Đại biểu Bắc Mỹ gồm Bengiamin Phlanklin, Giòn Ađam và Giốngiay. Hội nghị được tiến hành bí mật vì Bắc Mĩ không muốn công khai phạm lời cam kết với Pháp là không kí một thỏa ước với kẻ thù chung nếu không có sự thỏa thuận của đồng minh. Thực ra Bắc Mĩ cũng nghi ngờ Pháp, cho rằng họ ngàn trở việc mở rộng phạm vi sang miền châu thổ sông Mitxixipi và ưu đãi quyền lợi cho Tây Ban Nha, ảnh hưởng đến Bắc Mĩ.
Hiệp ước Vexai đã ký ngày 3-9-1783. Theo điều khoản của hiệp ước, nước Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ. giao cho Hoa Kì cả miền Tây Mitxixipi rộng lớn. Anh trà cho Tây Ban Nha Phlorida.
Hiệp ước Vécxai đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Bắc Mĩ. Nó tuyên bố sự thắng lợi của một cuộc cách mạng mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Một quốc gia mới ở Bắc Mỹ ra đời, đó là Hợp chúng quốc Mĩ (United States America) mà ta thường gọi là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ.