Sự phát triển của chế độ phong kiến Nhật Bản trong các thế kỉ VIII – XII

1. Thời kỳ Nara (710-794)

 Vào năm 710, Nhật Bản đã chọn Nara (Nại Lương), một địa điểm mà ngay từ thế kỉ VI đã là một thị trấn phồn thịnh, để làm kinh do. Từ đó cho đến năm 794, Nara trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Nhật Bản. Lịch sử Nhật Bản gọi giai đoạn đó là thời kì Nara. 

Trong thời kì này, nhà nước tiếp tục ban hành một số luật lệnh và chiếu dụ để bổ sung và phát triển những sắc lệnh cải cách trước đó, đồng thời thi hành nhiều biện pháp để thống nhất đất nước, tiếp tục phát triển và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhà Đường (Trung Quốc). Nhờ vậy, chế độ phong kiến Nhật Bản dần dần được củng cố vững chắc, kèm theo một sự hưng thịnh nhất định của sức sản xuất. 

Sự hưng thịnh này trước hết biểu hiện trong nông nghiệp. Trong thời kì này, các công cụ canh tác bằng sắt được phổ biến rộng rãi, nên việc tiến hành sản xuất được dễ dàng, việc khai thác đất hoang để mở rộng diện tích canh tác được thuận lợi. Nhà nước rất chú ý tới việc xây dựng hệ thống tưới nước. Trong các sử sách thời này luôn nhắc tới các công việc đắp đê, đào mương, đắp đập để chứa nước. Ngoài lúa ra người ta còn trồng nhiều lúa mì, lúa mạch và kê. Việc trồng chè để hái lá uống và nuôi bò sữa cũng bắt đầu có từ thời kì này. Gắn liền với sự phát triển của sản xuất là sự gia tăng dân số.

Về thủ công nghiệp, những tài liệu còn giữ được cho biết rằng, nghề khai mỏ khá phát triển. Ở thời này người ta khai thác sắt, đồng, vàng, bạc, diêm sinh v.v… Đồng là kim loại được khai thác nhiều nhất, có lẽ vì lúc đó Trung Quốc đã có nhu cầu tiêu thụ đồng. Người ta khai thác đồng ở Musasi, vàng ở Miaghi. Trong kinh đô Nara có những nhóm nghệ nhân đặc biệt gồm những nghệ nhân khác nhau phục vụ cho nhu cầu của triều đình nhà vua và quý tộc. Họ sản xuất những đồ sứ, đồ sơn mài, đồ đồng thau và đồng đen, các loại vải vóc và nhất là tơ lụa… là những thứ quý tộc rất ưa chuộng. Nghề chế tạo nông cụ cũng được đẩy mạnh nhờ tiếp thu kĩ thuật rèn sắt của Trung Quốc. Nghề dệt vải bằng thoi và khung cửi phát triển tới mức có hầu hết ở tất cả các gia đình. 

Tuy thủ công nghiệp có bước phát triển như vậy, nhưng nói chung nó chưa tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành những ngành nghề độc lập. Điều này được phản ánh trong các văn kiện nói về các khoảnh đất. 

Các văn kiện này chỉ rõ rằng, việc thu tỏ sản vật không những bằng ngũ cốc mà còn bằng sản phẩm thủ công nghiệp, chủ yếu là dưới hình thức vải vóc và nguyên liệu (tơ). Trong một số trường hợp, những người lĩnh canh ruộng đất nhà nước phải cung cấp những sản phẩm của nghề rèn (những công cụ canh tác). Ở những nơi khai thác sắt, nông dân đồng thời phải nộp sản phẩm nông nghiệp và một phần sắt kiếm được để làm tô. 

Thương nghiệp thời Nara cũng bước đầu phát triển. Chợ đã được mọc lên ở nhiều nơi, nhất là ở các thị trấn, thành phố, và thường được tổ chức ở các bến tàu, các dịch trạm, ven đường, ven chùa… Có loại chợ họp thường xuyên, cũng có loại chợ họp định kì, lại có loại chợ “trao đổi sản vật” hợp rất thất thường mà chỉ khi nào hẹn trước mới có người đến. Ở kinh đô Nara có 2 khu chợ. Việc buôn bán ở các chợ này phải tuân theo những luật lệ riêng.

Do thương nghiệp phát triển và để tạo thuận lợi trong buôn bán, Thiên hoàng Ghêmmay (707 – 715) đã cho đúc tiền đồng Oadokaiho (Hoà Đồng khai bảo). Từ đó tiền được dùng để mua bán và nộp thuế. Nhưng ở nông thôn việc sử dụng tiền còn rất hạn chế. Tại đây, người ta chỉ dùng tiền dễ mua bán ruộng đất, là loại không thể lấy hàng hoá đổi chác được, còn lương thực, thực phẩm hoặc vải mặc thường xuyên thì vẫn dùng lối vật đổi vật. Lối trao đổi đó còn tồn tại đến tận mãi mấy thế kỉ về sau. 

Trong thời Nara, nhà nước cũng bước đầu chú ý tới giáo dục. Nhiều trường học đã được lập nên để dạy dỗ con em các nhà quý tộc. Nội dung giảng dạy và học tập chủ yếu trong các trường là văn học và pháp lí Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhà nước còn cử nhiều thanh niên của các gia đình quý tộc sang đế quốc Đường học tập. Họ tiếp thu toàn bộ hệ thống giáo dục của nhà Đường. Sang Trung Quốc, còn cổ nhiều nhà sư Nhật Bản. Họ sang học sách vở và các quy chế nhà chùa. Điều đó chứng tỏ rằng, trong thời Nara, văn hoá Trung Quốc đã xâm nhập và có một ảnh hưởng khá mạnh tới Nhật Bản. 

2. Thời kỳ Hâyan (794-1192) 

Trong thời Nara, tuy chế độ phong kiến đã dần được củng cố vững chắc, nhưng cuộc đấu tranh giữa tầng lớp quý tộc cũ muốn khôi phục lại địa vị trước kia và tầng lớp quan lại vẫn tiếp diễn. Đại biểu cho tầng lớp quý tộc cũ là họ Ôtômô, đại biểu cho tầng lớp quan lại là họ Phudioara. Vì có công giúp Hoàng gia tiểu diệt thế lực họ Soga trong thời kì cải cách Taica, nên họ Phudioara được Thiên hoàng ban cho nhiều ưu đãi như : được ban cấp rất nhiều ruộng đất và nông dân, được kết thông gia với vương thất, được giữ những chức vụ cao trong triều đình… Do vậy, thế lực họ Phudioara trở nên rất mạnh. Cuối cùng họ đã đánh bại hoàn toàn họ Ôtômô. Sự thất bại của họ Ôtômô đánh dấu thời kì Nara kết thúc. 

Sau khi đánh bại những tàn tích của quý tộc cũ, họ Phudioara muốn làm suy yếu Thiên hoàng. Họ buộc thiên hoàng phải chuyển từ Nara đến Yamasirô, là nơi họ Phudioara chiếm giữ. Ở đây, vào năm 794, thủ đô mới của quốc gia bắt đầu được xây dựng mang tên Hayan Kyo (Bình An kinh). Thời kì Hayan bắt đầu từ đó. 

Trong thời kì Hayan, họ Phudioara đã tìm mọi cách để tước đoạt quyền lực thực tế của Thiên hoàng bằng cách cố gắng thanh toán những quan niệm về “nguồn gốc thần thánh” của Hoàng gia và củng cố địa vị chính thức của mình. Lúc đầu họ tập trung tài sản, mở rộng thế lực và tiếm dần quyền hành. Sau đó, từ đời Thiên hoàng Montôcư (850 – 858ara kế nhau đoạt hết quyền vua, trước còn ở chức Nhiếp chính (Sessho), sau tiến lên chức Nhiếp chính Quan bạch (Sessho Kampaku). Ở chức này thì có quyền sắp đặt ngôi thế tập Thiên hoàng và lập chính cung ; còn đối với triều đình thì có quyền định đoạt cả việc văn và việc võ, phê chuẩn các tấm sở trước rồi mới tàu lại với Thiên hoàng. 

Đầu thế kỉ XI, thế lực của họ Phudioara lại càng lớn. Đất đai của họ này ở rải rác khắp cả nước. Mọi chức vụ lớn trong triều đình từ Nhiếp chính Quan bạch trở xuống đều do họ Phudioara độc chiếm. Trên thực tế, Thiên hoàng mất hết mọi quyền hành. Nhà của Nhiếp chính Quan bạch trở thành hoàng cung. Đến thời Phudioara Michinaga, thanh thế của dòng họ này đạt đến mức cao nhất. 

Sự lũng đoạn quyền hành của họ Phudioara làm cho mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và họ Phudioara ngày càng gay gắt. Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XI, các Thiên hoàng đã tìm cách thoát khỏi sự khống chế và ràng buộc với họ Phudioara và khôi phục lại quyền lực của Thiên hoàng. Chỗ dựa chủ yếu của Thiên hoàng là tầng lớp quan lại hạng vừa trở xuống bị họ Phudioara chèn ép và những quý tộc bị sa sút. Thiên hoàng Gosangio (1068 – 1072) đã kh) đến đời Thiên hoàng Gosangis (1068 – 1072), nghĩa là trong khoảng hơn hai thế kỉ, họ Phudioông tuyển hoàng hậu trong họ Phudioara nữa, đồng thời còn lập ra một cơ quan mới là Kirôcuso (Kỉ lục sở) do ông trực tiếp điều khiển, chứ không chịu chi phối của phủ Nhiếp chính. Kirðcưsố giải quyết mọi việc chính trị và hành chính toàn quốc, do vậy phủ Nhiếp chính bị giảm đi quá nửa quyền hành. Sau đó không lâu, Thiên hoàng Siracaoa (1072 – 1086) đã cho dựng lại cơ quan Kurodo Đôcôrô (Tàng nhân sở) để tự Thiên hoàng nghiên cứu và ban bố lấy sắc, chiếu cho bách quan và toàn quốc thi hành. Để kiềm chế họ Phudioara một cách lâu dài khéo léo, Siracaoa đã khởi dựng chế độ Jocô (Thượng hoàng) và Hoa (Pháp hoàng). Theo chế độ này thì Thiên hoàng nhường ngôi cho con và sẽ trở thành Thượng hoàng. Trong trường hợp Thiên hoàng nhường ngôi cho con khi Thượng hoàng còn sống thì Thượng hoàng lại lên ngôi Pháp hoàng. Thượng hoàng và Pháp hoàng giúp đỡ Thiên hoàng điều hành quốc chính, kiểm soát phủ Nhiếp chính và triều đình. 

Vào năm 1086, Thiên hoàng Siracaoa nhường ngôi cho con, còn bản thân ông trở thành Thượng hoàng. Cùng năm đó, Thượng hoàng thiết lập một cơ quan mới gọi là Isne (Viện chính). Về hình thức Viện chính là một tổ chức theo dõi việc chính trị của triều đình và giúp đỡ Thiên hoàng, nhưng thực chất đây là cơ sở của Hoàng gia chống lại họ Phudioara. 

Đầu thế kỉ XII, để đấu tranh với họ Phudioara, Viện chính đã dựa vào hai họ Taira và Minamôtô. Từ đó thế lực của họ Phudioara ngày càng hạn chế, tuy vẫn được giữ chức Nhiếp chính Quan bạch, nhưng chỉ làm vì. Trong khi đó họ Taira lại nhanh chóng phát triển thế lực của mình và nắm lấy mọi quyền hành, gây nên mâu thuẫn với Viện chính và họ Minamôtô. Vì thế, năm 1181, cuộc nội chiến giữa họ Taira và họ Minamôtô nổ ra. Năm 1185, cuộc nội chiến kết thúc với sự thất bại của họ Taira. Từ đó quyền hành chuyển dần sang tay họ Minamôtô. 

3. Sự tan rã của chế độ chia cấp ruộng đất và sự phát triển của chế độ trang viên 

Sau cải cách Taica, nhà nước đã xác lập được quyền sở hữu tối cao của mình đối với ruộng đất trong toàn quốc, và thực hiện quyền sở hữu ruộng đất đó dưới hình thức “ban điền”. Tuy nhiên sự thống trị của hình thức sở hữu nhà nước về ruộng đất tồn tại không được lâu. Từ thế kỉ IX, chế độ ban điển bắt đầu làm vào tình trạng tan rã, đồng thời chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất dần dần hình thành. Sự thay đổi về hình thức sở hữu ruộng đất diễn ra vì mấy lí do sau : 

Một là, những ruộng đất mà nhà nước ban cấp cho quý tộc theo “chức vụ”, “tước vị” và “thưởng công” trước đây lúc đầu kèm theo điều kiện, nhưng về sau khi quyền lực của họ Phudioara được thiết lập và gắn liền với nó là sự suy yếu của chính quyền trung ương (Thiên hoàng), những điều kiện kèm theo khi ban cấp ruộng đất dẫn dẫn không được tôn trọng nữa. Thực tế những ruộng đất ấy trở thành sở hữu riêng của các chúa phong kiến cát cứ. 

Hai là, những nông dân cày cấy ruộng đất nhà nước phải chịu thuế mà và tạp dịch nặng nề, nên phần nhiều bị phá sản. Họ phải rời bỏ ruộng đất mà nhà nước chia cho để lưu lạc, hoặc vào làm trên ruộng đất của các chúa phong kiến. Một số khác thì đem hiến ruộng đất cho nhà chùa. Do vậy, chế độ chia cấp ruộng đất của nhà nước bị phá hoại nghiêm trọng.

Cuối cùng, do dân số ngày càng tăng, nhà nước không có đủ ruộng đất để ban cấp, nên đã khuyến khích việc khẩn hoang. Vào năm 743, đã có sự thừa nhận về mặt luật pháp quyền sở hữu tư nhân đối với loại ruộng đất khai khẩn. Dĩ nhiên, những ruộng đất này chủ yếu rơi vào tay bọn quỷ tộc. Chúng lợi dụng sức lao động của nông dân được cấp theo “chức vụ”, “tước vị” hay “thưởng công” để khai phá đất hoang. 

Vào giữa thế kỉ X, hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất của các chúa phong kiến hoàn toàn được xác lập. Những thành viên của họ Phudioara, nhờ chiếm được những địa vị quan trọng nhất của nhà nước, đã tập trung trong tay bất kì ruộng đất nào, và biến thành những chủ sở hữu ruộng đất lớn nhất ở trong nước. 

Trong quá trình chế độ ban điền tan rã, chế độ trang viên phong kiến đã ra đời và phát triển trên cơ sở sự ra đời và phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất. Khi trang viên mới ra đời, chỉ có ruộng thưởng công và ruộng nhà chùa được miễn thuế. Nhưng từ thế kỉ X, toàn bộ ruộng đất của lãnh chúa có thể lực đều được miễn thuế, đồng thời còn có quyền bất khả xâm phạm về mặt hành chính. Theo thuật ngữ luật pháp thời bấy giờ thì đó là “những ruộng đất mà các viên quan lại nhà nước không có quyền chạm đến”. Hoàn cảnh đó cho phép các chúa phong kiến trong thời kì đầu bóc lột nông dân làm việc trong các trang viên ít nặng nề hơn so với sự bóc lột mà nông dân phải chịu khi họ còn làm việc cho nhà nước. 

Ngoài đa số nông dân, còn có một số thợ thủ công làm các nghề : dệt, nhuộm, rèn, xây dựng, nấu rượu… hợp thành tầng lớp “trang dân” làm việc trong các trang viên. Do vậy, các trang viên đều có thể sản xuất tại chỗ các nhu cầu chủ yếu. Trang viên, vì thế, không chỉ là những khu vực hành chính mà nhà nước không thể kiểm soát được, mà còn là những đơn vị kinh tế tự cấp tự túc. 

Sự phát triển của trang viên rõ ràng là mâu thuẫn với lợi ích của nhà nước. Để hạn chế trang viên, vào năm 1069, Thiên hoàng Gosangiô (1068 – 1072) đã thiết lập cơ quan “Kỉ lục sở” nhằm kiểm tra ruộng đất của trang viên, giúp nhà nước thu hồi lại những ruộng đất mà họ Phudioara đã cấp cho người thân và phe cánh của mình từ năm 1045, đồng thời rút bớt số trang viên được miễn thuế để thu hồi đất cho nhà nước, bãi bỏ lệ cha truyền con nối quyền cai trị các xứ do triều đình bổ dụng, hoặc thuyên chuyển, đưa những khoản thuế mà lãnh chúa được hưởng sang quỹ của nhà nước. Tuy nhiên, do chế độ trang viên đã phát triển khá mạnh, nên hoạt động của “Kỉ lục sỡ” và pháp lệnh của nhà nước không có hiệu lực đáng kể.

Đi đối với sự lớn mạnh về kinh tế và chính trị, các chúa phong kiến còn rất chú ý xây dựng lực lượng vũ trang riêng với tên gọi là “võ sĩ” (Samurai). Những đội quân này được tuyển chủ yếu từ những nông dân lớp trên – những người gọi là nanucu, tức những trưởng thôn, trưởng bản. Đó là bộ phận nông dân có địa vị kinh tế khá giả. Việc phục vụ trong lực lượng vũ trang đưa đến việc xuất hiện những trật tự xã hội mới trong ruộng đất : người chiếm hữu ruộng đất bắt đầu chuyển ruộng đất của mình cho những thân binh sử dụng đất ấy với tính chất là thưởng công phục vụ của họ. Như vậy trong những vùng rộng lớn đã bắt đầu hình thành quan hệ thái ấp, thể hiện trong cái gọi là trật tự về đạo “chủ tòng” (Shuju). Theo đó, điều kiện cao nhất của người võ sĩ là phải trọn vẹn trung thành với Vũ gia chủ suý, dàng trọn tính mệnh mình cho sự hưng vong của toàn thể võ sĩ. 

4. Văn hóa Nhật Bản trong các thế kỉ VII – XII 

Thế kỉ thứ VII được hình dung như là một thời kì hình thành bộ mặt mới của văn hoá Nhật Bản. Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thời kì này đã ảnh hưởng nhiều đến chính trị, tính cách và phong tục của người Nhật, thúc đẩy sự phát triển của văn học và nghệ thuật, kiến trúc, điều khác. 

Công trình văn hoá tiêu biểu nhất của Nhật Bản ở thế kỉ VII là ngôi chùa Horio (chùa Pháp Long) mà ngày nay còn được lưu giữ lại gần như nguyên vẹn. Chùa được xây dựng ở Nara vào năm 607, dưới thời Thái tử Sotocư. Đó là một ngôi chùa được làm hoàn toàn bằng gỗ, có quy mô đồ sộ nhưng rất bền chắc và có dáng vẻ cổ kính. Cách kiến trúc chùa cho thấy sự tính toán kĩ lưỡng, tỉ mỉ và khéo léo của người thợ xưa, đồng thời được coi là khuôn mẫu rất đáng chú ý về nghệ thuật kiến trúc bằng gỗ. Cách trang hoàng trên vách ngôi chùa này cũng có một giá trị nghệ thuật không kém. 

Sang thời Nara, nền văn hoá vật chất và tinh thần của nước Nhật có nhiều bước phát triển quan trọng. Lần đầu tiên thủ đô của nước Nhật – thành phố Nara – được xây dựng cẩn thận dưới sự quản lí của các nhà kiến trúc Trung Quốc, theo khuôn mẫu của thành Tràng An, thủ đô của đế quốc Đường. Tại Nara, người ta xây dựng hai ngôi chùa lớn là Côcubungi (Quốc Phận tự) và Todaigi (Đông Đại tự). Trong chùa Todaigi, dựng vào năm 728, có đặt một bức tượng đồng Rusanabutsu (Lư Sá Na Phật), quen gọi là Đaibutsư (Đại Phật) cao chừng 16m. Đó là một thành tựu chưa từng có vẻ nghệ thuật đúc đồng ở thời kì này.

Trong các cung điện và đền chùa của thành phố Nara có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc và những mĩ nghệ phẩm bằng đồng, vàng và sơn mài. Những tác phẩm điêu khắc mô phỏng những tăng lữ Phật giáo với một tính chất hiện thực, nhiều tác phẩm được sáng tạo với một nghệ thuật điêu luyện.

Những tác phẩm sử học đầu tiên của Nhật Bản cũng xuất hiện ở thời Nara. Đó là các tác phẩm : Côziki (Có sự kí) soạn năm 712 và Nihônsôki (Nhật Bản thư kỉ) soạn năm 720. Những tác phẩm này ghi lại những thần thoại cổ, những sự tích và truyền thuyết lịch sử và nhiều biến cố lịch sử từng niên đại, thể hiện ý đồ của các tác giả muốn chứng minh “nguồn gốc thần thánh” của Thiên hoàng. 

Về văn học có tác phẩm Manyðsu (Vạn diệp tập) được soạn vào cuối thời Nara. Với hơn 4000 bài thơ, Manyosu là tuyển tập đầu tiên về ca dao và thơ của nền văn học Nhật Bản. Nó cũng đồng thời mở đầu cho nền thơ ca trữ tình mà nội dung đề cập tới các vấn đề tình yêu và thiên nhiên. Các nhà thơ : Hitômarô, Yacamoti, và Okura được coi là những nhà thơ lớn nhất thời đó. 

Từ thế kỉ IX đến XII nhiều tuyển tập thơ được xuất bản, trong đó phổ biến nhất là loại thơ viết theo thể Oaca (Hoa ca)() được các nhà thơ đương thời đua nhau sáng tác. Tập thơ tiêu biểu nhất thời kì này là tập Côkinsiu xuất hiện vào đầu thế kỉ X. Có nhiều bài thơ trong đó trở thành mẫu mực kinh điển của thơ ca trong những giai đoạn về sau. 

Cùng với thơ ca, văn xuôi cũng được phát triển với nhiều thể loại như : tản văn, truyện hoang đường, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết… Tác giả của những thể loại văn xuôi này chủ yếu xuất thân từ tầng lớp phong kiến quý tộc, nên nội dung mà họ đề cập đến cũng phần lớn là về đời sống của quý tộc. Điều đáng chú ý là có khá nhiều tác giả nữ xuất sắc như: Murasaki Sikibu, Ydumi Sikibu và Ydumiso Sikibu… Hai tác phẩm tiêu biểu của thời kì này là Truyện về Gendi của Murasaki Sikibu và Hồi kí tâm tình của Saysônagôn. Truyện về Gendi là một cuốn tiểu thuyết hiện thực, miêu tả về cuộc đời nhà quý tộc Genđi. Cuốn sách đó được viết vào thế kỉ X và XI, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, nó không chỉ ở trình độ phát triển của văn học kể chuyện mà còn đạt ở trình độ cao hơn. 

Bên cạnh văn học, nghệ thuật Nhật Bản ở thế kỉ IX – XII cũng nở rộ. Điêu khắc trong các đền chùa, tranh vẽ trong các cung điện quý tộc, cũng như các loại nghệ thuật trang trí đều phát triển. Kiến trúc đạt được những thành tựu to lớn. Hội hoạ và âm nhạc đặc biệt phát triển và có vị trí quan trọng tới mức mà theo quan niệm thời đó, một người có học vấn phải là người biết chơi nhạc, biết vẽ và biết ngâm thơ