Sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Đồng thời với quá trình tích luỹ vốn ban đầu và việc thành lập những công trường thủ công, hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã ra đời.

“Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê.

Về nguồn gốc và quá trình hình thành giai cấp tư sản, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản viết : “Từ những nông nô thời trung cổ đã nảy sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên, từ dân cư thành thị này, này sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản.

Những bộ phận nào trong cư dân thành thị đã trở thành những phần tử tư bản đầu tiên của giai cấp tư sản và họ đã biến thành những nhà tư sản như thế nào ? Về vấn đề đó, trong Tư bản, Mác đã chỉ ra rất cụ thể.

Không còn nghi ngờ gì nữa, có một số ít thợ cả nhỏ phường hội thủ công. một số đồng hơn những thợ thủ công nhỏ độc lập, hay thậm chí cả những công nhân làm thuê nữa, cũng đã trở thành những nhà tư bản nhỏ, rồi dần dần mở rộng sự bóc lột lao động làm thuê và đẩy mạnh tích luỹ tư bản một cách tương xứng mà trở thành những nhà tư bản sans phrase (thực thụ).

Những nhà tư bản thực thụ ấy chính là những ông chủ các công trường thủ công nói trên. 

Trong quá trình hình thành giai cấp mình, giai cấp tư sản cũng tạo ra giai cấp vô sản. 

“Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống…

Nguồn gốc của giai cấp vô sản là những người bạn và những người thợ thủ công phá sản. Ăngghen nói : 

“Khi người thợ cả các phường hội thời Trung cổ phát triển thành người tư sản cận đại, người thợ bạn các phường hội và người làm công nhật không ở trong phường hội cũng phát triển thành người vô sản theo một trình độ tương ứng.

Đồng thời, một nguồn cung cấp phong phú khác cho hàng ngũ những người vô sản là những người nông dân bị tước đoạt tư liệu sản xuất và bị cưỡng bức phải làm thuê. Mác nói : 

“Việc tước đoạt và xua đuổi dân cư nông thôn ra khỏi ruộng đất không ngừng hết đợt này đến đợt khác, đã cung cấp cho công nghiệp ở thành thị ngày càng nhiều những đoàn người vô sản hoàn toàn đứng ở ngoài quan hệ phường hội”. 

Nhưng “giai cấp công nhân làm thuê xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIV, lúc bấy giờ và trong thế kỷ sau đó chỉ mới là một bộ phận ít ỏi trong dàn cư, đồng thời họ chỉ mới là những người thợ làm việc trong các công trường thủ công, do đó lực lượng còn non yếu. Tuy vậy, do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản như phải làm việc 15 giờ một ngày, tiền lương ít ỏi, giá cả tăng vọt, lại thường bị cúp phạt, nên công nhân thường nổi dậy đấu tranh chống lại chủ xưởng, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của thợ in ở Liêng (Pháp) nổ ra năm 1539. 

Do bị từ chối tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, thợ in Liông đã tự vũ trang bằng gậy, cuốc, dao rồi xuống đường và đã xung đột với đội kị bình giữ trật tự. 

Trước khí thế của phong trào, chính quyền phải điều quân đội đến đàn áp. Sau đó, cuộc đấu tranh của thợ in Liồng khi dập tắt, khi bùng lên và kéo dài đến năm 1544 mới chấm dứt.