Vài nét sơ lược về Châu Phi trước thời kì bị xâm lược
Châu Phi là lục địa lớn thứ hai trên thế giới. Tính cả các đảo thì diện tích châu Phi hơn 30 triệu km’, trải rộng hai bên đường xích đạo. Châu Phi cách châu Âu bởi Địa Trung Hải và châu Á bởi Hồng Hải. Từ Bắc đến Nam dài 8.000km và từ Đông sang Tây rộng 7.600km. Châu Phi có nhiều đảo và các nhóm quần đảo ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Đảo lớn nhất là Mađagaxca cách bờ biển phía đông-nam lục địa 400km. Dân số châu Phi có hơn 232 triệu người. Trong thời kì cổ đại người ta chỉ biết có Bắc Phi. Qua việc phát kiến địa lí, người ta tìm thấy các miền khác của châu Phi đi sâu dần vào lục địa. Theo sự phát triển của lịch sử, có thể chia châu Phi làm hai miền chính : Bắc Phi và Nam Phi. Hai miền đó có sự khác biệt nhau rất lớn về sự phát triển xã hội, kinh tế. cũng như chế độ chính trị.
Bác Phi là miền từ Bác Sahara đến Địa Trung Hải. Nhân dân ở đây theo Hồi giáo, thuộc người Ả Rập và các dân tộc Ả Rập hóa. Bắc Phi bao gồm nhiều chế độ xã hội khác nhau. Trong khi một số thành phố đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống của chủ nghĩa tư bản thì có nơi vẫn còn giữ chế độ bộ lạc, nhưng bao trùm tất cả là quan hệ phong kiến.
Nam Phi là miền từ Nam Sahara đến Cáp. Miền Đông bắc – Đông Xuđan, Êtiôpia và các nước ở ven bờ Hồng Hải có các dân tộc theo ngữ hệ Hamit Xêmít. Còn những người da đen thuộc ngữ hệ Bantu hoặc ngữ hệ Xuđan thì sống dọc theo miền nhiệt đới Nam Phi. Xuống phía cực nam thì có dân tộc Khoi Khoi (H6ttentôt) và người San (Pymeen). Dân ở Madagaxen thuộc ngữ hệ Malai-Polynedi. Về cơ cấu xã hội, kinh tế và các hình thức tổ chức chính trị ở miền Nam châu Phi cũng có sự khác biệt nhau. Ở nhiều miền thuộc Tây Xuđan và Madagaxca thì chế độ phong kiến là quan hệ xã hội chủ yếu. Tuy nhiên vẫn còn giữ nhiều tàn tích của chế độ nô lệ và bộ lạc. Bên cạnh các quốc gia phong kiến tập quyền như Êtiôpi, Buganda, Imerina ở Madagaxca thì ở Atbanti và Mangbétu vùng nhiệt đới Tây Phi cũng như Dulu vẫn còn các liên minh bộ lạc. Ở đây không có biên giới quy định rõ ràng cho nên thường xảy ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia và các bộ lạc với nhau. Trong những điều kiện đó, châu Phi dễ dàng bị bọn thực dân xâm chiếm.
Châu Phi rất giàu có vẻ tài nguyên thiên nhiên, có rất nhiều loại cây gỗ quý, cây có dấu, cao su, bông, ca cao, cà phê, mía v.v.. ; có mỏ quặng mảnggan, cơrôm, đồng, phốtpho, dấu lửa, vàng, platin, uran, kim cương v. v… Châu Phi còn cung cấp nhiều động vật quý cho các vườn bách thủ trên thế giới. Châu Phi đã có một nền văn hóa lâu đời như Kim tự tháp ở Ai Cập là một trong những nổi của văn minh loài người. Trước khi người châu Âu xâm chiếm và phân chia châu Phi, phần lớn nhân dân ở đây đã biết dùng đồ sát, có nên điều khác cao ; nghề dệt và nghề gốm phát triển, ngành chăn nuôi và trồng trọt phổ biến.
Nhưng cuộc sống yên ổn của họ, tài nguyên phong phú, nền văn hóa cổ truyền và cả giống nồi đã bị bọn thực dân châu Âu xâm chiếm phá hoại, cướp bóc và đàn áp.