Bước đầu của cuộc cách mạng công nghiệp
1. Sự chuyển biến từ công trường thủ công đến sản xuất cơ khí
Sự bành trưởng hệ thống thuộc địa đạt tới mức độ chưa từng có và cuộc cách mạng ruộng đất ở Anh trong thế kỉ XVII – XVIII đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đòi hỏi một khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn mà nên sản xuất công trường thủ công không thể đáp ứng nổi. Khi đó, tiền để điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản cũng dần dần hình thành : tư bản được tích lũy bằng cách bóc lột nông dân và nhân dân thuộc địa, sức lao động dồi dào nhờ việc tước đoạt ruộng đất và đuổi hàng ngàn vạn dân cày ra khỏi nhà cửa của họ. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của xã hội và từ những điều kiện sản có, nước Anh bước vào giai đoạn “cách mạng công nghiệp”.
Khởi điểm của cuộc cách mạng công nghiệp là sự xuất hiện máy móc và thực chất của nó là cuộc cách mạng về kĩ thuật, là sự nhảy vọt từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc. Cho nên sự phát triển của công trường thủ công chính là một quá trình chuẩn bị để sáng tạo ra máy móc. Trong các công trường thủ công ở Anh, lao động đã đạt tới trình độ phân công rất hoàn thiện. Động tác lao động được đơn giản hóa đến mức độ máy móc có khả năng thay thế hai bàn tay con người. Công cụ lao động cũng được chuyên môn hóa và được cải tiến. Điều đặc biệt quan trọng là từ trong các công trường thủ công xuất hiện nhiều công nhân và nhà kỹ thuật lão luyện, có khả năng phát minh ra máy móc mới và sử dụng nó vào sản xuất. Những thành tựu về số học, vật lí học, hóa học, động lực học… cũng giúp cho họ hiểu được bản chất quá trình phát triển của sự vật mà người ta đang nghiên cứu. Trong thế kỉ XVIII, những phát minh khoa học, kỹ thuật không chỉ xuất hiện ở nước Anh mà còn ở nhiều nước khác. Nhưng nó được áp dụng có kết quả ở Anh và dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại, chính vì khi đó, chỉ có nước Anh là nước đã hình thành những tiến để kinh tế cần thiết.
2. Những phát minh kĩ thuật trong các ngành công nghiệp
Công nghiệp len dạ là ngành công nghiệp phát đạt và lâu đời nhất ở Anh. Nhưng máy móc không xuất hiện đầu tiên ở đó mà lại ở ngành công nghiệp bông vải mới ra đời. Đó là vì trong công nghiệp len dạ vẫn duy trì chế độ phường hội, chịu nhiều điều hạn chế của những quy chế trước đây. Còn ngành bông vải là ngành công nghiệp trẻ tuổi, chủ yếu phân tán ở nông thôn, ít chịu sự ràng buộc của những quy chế cũ nên có thể phát triển mạnh mẽ.
Khi đó, trong ngành bông vải cũng như các ngành công nghiệp khác, lao động thủ công chiếm ưu thế. Thao tác chủ yếu của ngành này là kéo sợi và dệt vải. Sản phẩm lao động của công nhân kéo sợi là đối tượng lao động của công nhân dệt. Nhu cầu về cải táng nên buộc kỹ thuật dệt vải phải cải tiến. Năm 1733, nhà kỹ thuật Giôn Cây phát minh ra thoi bay. Trước kia, người thợ dệt phải dùng tay đẩy con thoi chạy qua hàng sợi thì tới nay, họ chỉ cần dùng sức chân là có thể đẩy con thoi chạy đi chạy lại được. Thoi bay làm cho năng suất lao động tăng lên gấp đôi, đòi hỏi phải tăng mức sản xuất sợi. Nhu cầu về sợi đó đòi hỏi phải có máy thay thế cho hai bàn tay của con người. Năm 1765, người thợ dệt Giêm Hacgrivo phát minh ra máy kéo sợi mang tên con gái ông là Giênny. Máy Giênny vẫn phải quay bằng tay, nhưng trước đây chỉ có một cọc suốt thì nay đã lên tới 16 – 18 cọc suốt mà vẫn do một công nhân điều khiển. Nhờ vậy, sợi được sản xuất ra nhiều hơn trước. Trước kia một người thợ dệt cần ba người thợ kéo sợi luôn tay mới đủ thì tới nay sợi lại nhiều quá sức làm của thợ dệt. Có thể coi máy kéo sợi Giênny là phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình hình trước đây của lao động Anh ; vì nó mở đấu cho sự phân công lao động giữa việc kéo sợi và việc dệt vải trong xã hội. Năm 1769, máy kéo sợi chạy bằng sức nước ra đời mang tên Accraitơ. Hai năm sau, Accraitơ xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh ở Manxextơ. Ưu điểm lớn của máy Accraitơ là dùng sức nước để giải phóng quá trình sản xuất khỏi sự hạn chế của sức người nhưng còn rất thô sơ. Lợi dụng ưu điểm của máy Giênny và máy Accraitơ, công nhân Xamyen Cromtan đã cải tiến chiếc máy tới trình độ cao hơn, làm cho sợi vừa nhỏ vừa chắc. Nhờ những phát minh trên, ngành kéo sợi phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động tăng lên gấp bội. Do đó nó dẫn tới tình trạng mất cân bàng : vải dệt không tiêu thụ hết sợi đã sản xuất và đòi hỏi một bước tiến mới trong ngành dệt. Nam 1785, kĩ sư Etmôn Acraitơ sáng tạo ra máy dệt. Máy dệt đã đưa tốc độ sản xuất tăng lên tới 39 lần. Đồng thời, quá trình tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa cũng được cải tiến vì việc áp dụng những kinh nghiệm mới về hóa học vào xưởng dệt.
Những máy móc chạy bằng sức nước buộc các công xưởng phải xây dựng cạnh bờ sông. Như vậy, nhà máy bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý và thời tiết vì tới mùa đông, sông đóng băng, máy phải ngừng lại. Do đó, phải tiến tới một thứ máy có sức phát động độc lập, không chịu ảnh hưởng của những yếu tố thiên nhiên. Năm 1769, một thực nghiệm viên của trường Đại học Anh là Giêm Oát tìm ra nguyên tắc của máy hơi nước và đến năm 1784 thì áp dụng vào công xưởng một cách hoàn thiện. Việc áp dụng máy hơi nước trong công nghiệp gây nên một chuyển biến lớn : tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Đồng thời, các xưởng lớn sử dụng đồng đào công nhân xuất hiện tại nhiều miền nước Anh. Vượt ra ngoài phạm vi ngành bông vải, máy hơi nước còn được áp dụng và có tác động lớn trong nghề làm len, dệt lạnh, nghề tơ tằm và các ngành công nghiệp nhẹ khác. Nhờ có những phát minh mỗi năm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy đã thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công nghiệp Anh.
Sự tiến bộ về kĩ thuật trong các ngành công nghiệp nhẹ đặt ra một vấn đề lớn cho nền kinh tế là phải sản xuất nhiều máy mới. Muốn thế phải phát triển các ngành luyện kim và chế tạo cơ khí. Năm 1735, Abraham Đaebi phát minh ra phương pháp nấu than các từ than đá để luyện gang. Đó là một phát minh đặc biệt quan trọng vì rừng rậm ở nước Anh đã bị cắt trụi, than gỗ không còn bao nhiêu và đến năm 1756, thì được cải tiến hoàn thiện hơn. Nam 1784 Coocto xây lò luyện gang dùng nguyên liệu khoáng sản để sản xuất gang thép. Những phát minh đó làm khả năng sản xuất đồ kim loại tăng lên và các ngành khai mỏ phát triển. Người ta xây dựng những là cao lớn gấp 50 lần so với lò cũ và đơn giản hóa việc nấu chảy quặng bằng cách dùng luồng khí nóng chảy. Nhờ vậy mà sắt sản xuất ra và đến mức độ nhiều đồ dùng bằng gỗ trước đây có thể thay thế bằng sát. Việc xuất hiện hàng loạt cấu sắt ở vùng Yooc (1788) và những cột nhà, bệ máy bằng sát đã chứng tỏ điều đó. Đồng thời các mỏ đóng, mỏ thiếc, mỏ chỉ… cũng được khai thác. Ngành luyện kim và khai mỏ phát triển tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc xây dựng công nghiệp nặng Tuy nhiên, ngành chế tạo máy móc vẫn còn ở trong tình trạng thủ công Phải mất một thời gian dài mới có thể làm cho ngành cơ khí trở thành cơ sở cho toàn bộ nền công nghiệp nặng của nước Anh.