Quá trình tích lũy nguyên thủy ở nước Anh
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, cuộc cách mạng tư sản Anh đã xóa bỏ được những trở ngại đối với sức sản xuất mới. Những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều kiện thuận lợi, phát triển mạnh mẽ. Quá trình tích lũy nguyên thủy diễn ra suốt thế kỉ XVII và XVIII là những tiến để của sự chuyển biến trong nền công nghiệp Anh.
Sự chuyển biến căn bản trong chế độ ruộng đất
Một trong những điều kiện quan trọng nhất chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp là sự chuyển biến trong chế độ ruộng đất hay còn gọi là cuộc cách mạng nông nghiệp.
Trong suốt thế kỉ XVI và XVII, ở Anh đã từng diễn ra hiện tượng địa chủ bao chiếm ruộng đất công xã và đuổi nông dân ra khỏi đất đai canh tác của họ. Đến thế kỉ XVIII, quá trình đó được tiến hành trên quy mô lớn. Nếu trong hai thế kỉ trước, vương triều Tuydo và Schiua ra lệnh cấm rào đất thì tới nay, Nghị viện Anh lại công khai cho phép bọn địa chủ chiếm cứ đất đai của công xã và đuổi nông dân đi nơi khác.
Trong 60 năm đầu thế kỉ XVIII, chính phủ ban hành 208 điều luật cho phép địa chủ chiếm 312 ngàn mẫu Anh. Trong 10 năm sau 2000 điều luật của chính phủ làm cho công điền bị rào thêm 3.180. ngàn mẫu Anh, nhiều gấp 10 lần so với trước.
Như vậy, luật về rào đất công là sự cướp đoạt ruộng đất được nghị viện hợp pháp hóa.
Kết quả đầu tiên của sự chuyển biến trong nông nghiệp là sự phát triển của chế độ trang trại. Chủ đất không trực tiếp canh tác mà trao ruộng đất cho những người trại chủ với giàu kèo dài hạn là 99 năm. Theo đó, trại chủ có nhiệm vụ phải nộp một phần hoa lợi hoặc tiền cho chủ đất. Như vậy là những nhà tư bản nông nghiệp kinh doanh ruộng đất theo phương thức từ bàn chủ tra, bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê, sử dụng công cụ cải tiến mới nhất, cải tạo chất đất và nâng cao năng suất mùa màng Kinh tế trang trại phù hợp với sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản, bảo đảm nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp và nhu cầu về lương thực cho các thành phố
Hậu quả thứ hai vô cùng quan trọng của sự chuyển biến trong nông nghiệp là đã tạo nên một lực lượng công nhân đông đảo phục vụ cho công nghiệp. Nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất, hai bàn tay trắng phải đem bán sức lao động. Một bộ phận trở thành công nhân nông nghiệp, còn phần lớn đổ ra thành thị làm việc trong các xưởng hoặc công xưởng thủ công. Họ là đội quân hậu bị lớn lao cho sự phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa và đó là một trong những tiền đề cơ bản của quá trình tích lũy nguyên thủy.
Cuộc cách mạng nông nghiệp còn có tác dụng lớn tới thị trường trong nước. Sản phẩm nông nghiệp tăng lên nhờ việc sử dụng máy móc và cải tiến kỹ thuật. Người công nhân nông nghiệp sản xuất ra của cải không phải để tự cấp như trước. Họ chỉ được lĩnh lương và dùng tiền lương mua bán các vật phẩm cần thiết. Số công nhân công nghiệp và dân cư thành thị tăng lên đòi hỏi việc mua bán lương thực và các thứ nông sản khác cũng tăng lên. Do đó, thị trường trong nước không ngừng mở rộng. góp phần quan trọng vào sự phát triển công thương nghiệp.
Như vậy, trong suốt thế kỉ XVI, XVII và nhất là XVIII, cuộc cách mạng nông nghiệp ở nước Anh đã đóng vai trò quan trọng và trở thành cơ sở của quá trình tích lũy nguyên thủy. Nó tách nông dân khỏi tư liệu sản xuất và tạo nên một đội ngũ công nhân làm thuê trong các cơ sở công nghiệp, chuyển chế độ ruộng đất phong kiến sang chế độ trang trại tư bản chủ nghĩa và mở rộng thị trường trong nước. Tuy nhiên, cuộc cách mạng nông nghiệp ở Anh không đem lại lợi ích cho nông dân và thậm chí tiến tới tiêu diệt giai cấp đó. Khoảng năm 1750, giai cấp yeomanry (nông dân tự do) không còn nữa.
Sự hành trưởng thuộc địa và việc buôn bán nô lệ da đen
Quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản không chỉ dưa vào sự tước đoạt tài sản của nông dân mà còn được tiến hành bằng cách xâm lược và bóc lột nhân dân thuộc địa, buôn bán nô lệ da den.
Nước Anh bắt đầu bành trướng thuộc địa từ hồi thế kỉ XVI, XVII. Việc di dân sang Bắc Mĩ và cuộc chinh phục Ấn Độ được thực hiện trong thời gian này. Nhưng phải đến thế kỉ XVIII, nước Anh mới. chiếm được địa vị hàng đầu trên mặt biển sau khi đã đánh bại các địch thủ Tây Ban Nha và Pháp. Hệ thống thuộc địa được mở rộng trên quy mô lớn. Ở châu Âu, nước Anh đã chiếm được Ailen Gibranta. khống chế con đường từ Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải. Ở châu Mĩ, nước Anh chiếm 13 thuộc địa dọc bờ biển Đại Tây Dương lan rộng tới sông Mitxixipi, Canada và một số hòn đảo vùng biển Caribe Ở Tây Phi, những vùng phì nhiêu của sông Xenêgan và Gambia miễn duyên hải dọc vịnh Ghinê đều dưới quyền thống trị của người Anh.
Đấu thế kỉ XVII, nước Anh mở đầu cuộc xâm lược châu Đại Dương Trong suốt một thế kỉ, người Anh đánh đuổi thổ dân và di cư sang khai thác nơi đó. Với hệ thống thuộc địa to lớn, ngoài việc sử dụng làm căn cứ quân sự và khống chế các đường hàng hải, giai cấp tư sản Anh còn ra sức vơ vét, bắc lột quần chúng nhân dân địa phương. Thương nhân Anh mang từ các thuộc địa nhiệt đới nhiều hàng hóa quý như hương liệu, hồ tiêu, chè, thuốc, cao su… về bán ở thị trường châu Âu với giá rất cao. Nhờ đó, họ thu được những món lợi khổng lồ. Những món hàng nhiều lãi và vô nhân đạo hơn cả là việc buôn bán người da đen.
Đến thế kỉ XVIII, Bắc Mĩ trở thành một thị trường tiêu thụ rất hấp dẫn đối với bọn và khai khoáng phát triển Indian bị dồn về phía tây buôn người da đen. Khi đó, kinh tế đồn điền mạnh đòi hỏi nhiều nhân lực. Thổ dân và bị sát hại cực kì dã man không chịu làm cho chủ mới. Vì vậy, bọn thực dân phải tìm kiếm sức lao động ở nơi khác và cuối cùng, chúng đã thấy ở châu Phi. Bồ Đào Nha là nước đầu tiên buôn bán người da đen và trong suốt hai thế kỉ XV – XVI, nó trở thành một trung tâm buôn người của thế giới.
Sau khi hạ được đối thủ cạnh tranh là Tây Ban Nha và Pháp, Anh chiếm địa vị hàng đầu trong ngành mậu dịch bỉ ổi này. Số tàu Anh chờ người da đen nhiều gấp ba lần các nước khác. Trong khoảng 15 triệu nô lệ được đem bán ở Bắc Mĩ thì Anh là nước bán nhiều nhất. Nhờ đó, thương nhân Anh thu được những món lại lớn, vơ vét tiền bạc trên xương máu nhân dân châu Phi. Chính những cuộc xâm lược đẫm máu ở các thuộc địa, đặc biệt là ở Ấn Độ và việc buôn bán đất tội ác nô lệ da đen đã làm cho giai cấp tư sản Anh tích lũy vốn để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, tạo nên tiến để điều kiện thứ hai cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.