Các nước đế quốc tăng cường xâm nhập Trung Quốc
1. Sự xâm nhập về kinh tế của các nước đế quốc đối với Trung Quốc
Trước sức ép của bọn đế quốc và nỗi lo sợ phong trào nổi dậy của quần chúng nông dân, chính quyền Mãn Thanh ngày càng câu kết chặt chẽ với đế quốc hồng bảo vệ ngai vàng của chúng và trấn áp làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Các nước đế quốc cũng tìm đủ mọi cách lợi dụng tình hình đó để mở rộng việc xâm nhập và chia cắt Trung Quốc.
Về mặt thuế quan, Trung Quốc dẫn dần mất hết quyền tự chủ. Thuế hàng nhập bị hạ đến mức thấp nhất thế giới, chỉ có 4%. Trái lại, đối với thương nghiệp trong nước, nhà Thanh đạt ra đủ các loại thuế. Thương nghiệp không thể nào phát triển được. Hàng hóa Trung Quốc giá thành đã cao lại càng cao, không thể cạnh tranh được với hàng ngoại quốc.
Các cửa biển của Trung Quốc đều buộc phải mở rộng cho thương nhân nước ngoài tràn vào nội địa. Đường biển, đường sông dần dần bị đế quốc lũng đoạn. Đến năm 1892, 70% – 80% trọng tài hàng hải ở Trung Quốc nằm trong tay tư bản nước ngoài.
Từ năm 1848, Anh bắt đầu lập các ngân hàng ngoại thương ở Trung Quốc (Thượng Hải). Sau đó, Pháp và các đế quốc khác cũng đua nhau lập ngân hàng ngoại thương Các nước đế quốc dùng tiền để cột chặt nhà Thanh với chúng vì nhà Thanh rất cẩn vay tiền để mua súng ống đàn áp phong trào khởi nghĩa của nông dân.
Từ sau năm 70, hàng ngoại vào Trung Quốc tăng nhanh, công cuộc đầu tư của tư bản nước ngoài cũng bắt đầu mở rộng. Trước chiến tranh Giáp Ngọ, công nghiệp của tư bản nước ngoài ở Trung Quốc có thể chia ra làm 3 loại :
a) Công nghiệp sửa chữa tàu : Người Anh vào những năm 40 – 50 đã lập các xưởng sửa chữa tàu ở Thượng Hải ; tiếp đó Mĩ cũng lập xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Đến năm 1863, Anh lập xưởng chữa tàu ở Hương Cảng, sau này trở thành xưởng lớn nhất ở Hoa Nam.
b) Công nghiệp gia công như chế biến chè, tơ, da, dầu, bông cán. Những ngành này nhằm sơ bộ chế biến nguyên liệu để xuất khẩu. Công nghiệp chè phần lớn nằm trong tay thương nhân Nga
c) Công nghiệp dịch vụ trong các vùng tô giới như điện, nước, hơi, than… chủ yếu ở Thượng Hải. Công nghiệp nhẹ như các ngành sản xuất diêm, xà phòng, giấy, thủy tinh… cũng phát triển.
Sau chiến tranh 1894-1895 (Giáp Ngọ), chính phủ Mãn Thanh đầu hàng, kí điều ước Mã Quan cho phép Nhật lập công xưởng trên đất Trung Quốc.
Cùng với sự kinh doanh của tư bản nước ngoài, quan lại nhà Thanh bấy giờ như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên, Tà Tôn Đường cũng bắt đầu kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Nam 1862, Lý Hồng Chương mở một số công xưởng vũ khí. Nam 1866, Tà Tồn Đường mở xưởng sửa chữa đóng tàu Mã Vì ở Phúc Kiến. Các công xưởng này đều do quan lại và bọn địa chủ phong kiến kinh doanh quản lí, có cố vấn nước ngoài điều khiển kĩ thuật, thiết bị trong xưởng đều do đế quốc cung cấp. Quy mô sản xuất nhỏ, các công xưởng thường bị lỗ vốn vì sự cạnh tranh của bên ngoài. Từ năm 70 trở đi, bắt đầu kinh doanh công nghiệp dân dụng, nhưng không tránh khỏi thất bại.
Việc kinh doanh đã gây tác dụng tích cực nhất định, đạt những cơ sở mỏng manh cho kinh tế tư bản chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở rộng ảnh hưởng của kinh tế hàng hóa, và trong một chừng mực có thể cạnh tranh với hàng ngoại. Mặt khác, quan lại có nhiều ưu thế về chính trị và kinh tế hơn tư bản dân tộc. họ lũng đoạn kinh tế tư bản phục vụ cho phong kiến, lợi dụng quyền lực để vơ vét, hạn chế giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh.
2. Kinh tế tư bản dân tộc ra đời và phát triển
Nửa sau thế kỉ XIX, do sự xâm lược của nước ngoài, kinh tế Trung Quốc có nhiều biến đổi. Một mặt các nước đế quốc tăng cường bóc lột và khai thác, bóp nghẹt các ngành thủ công nghiệp cổ truyền của Trung Quốc. Mặt khác, do ảnh hưởng của tư bản phương Tây, chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc được kích thích phát triển tương đối nhanh chóng.
Tư bản dân tộc xuất hiện khoảng từ năm 70 của thế kỉ XIX, sớm nhất là trong ngành công nghiệp ươm tơ. Ươm tơ vốn là nghề phụ của nông dân, ngày nay nhu cầu hàng tiêu thụ trên thị trường rất lớn, cách ươm tơ cũ không đủ cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật đòi hỏi cao hơn. Năm 1872, công xưởng ươm tơ đầu tiên lập ở Nam Hải, Quảng Đông. Đến năm 1890 có khoảng 60 nhà lập xưởng ươm tơ, xưởng lớn thuê đến hàng vạn thợ. Năm 1882, cũng có một số xưởng ươm tơ lập ở Thượng Hải. Năm 1890, có một số xưởng kéo sợi ở Thượng Hải, Ninh Ba. Sau chiến tranh Giáp Ngọ, công nghiệp dệt của Trung Quốc phát triển rất nhanh.
Ngoài ra, các ngành làm bột, làm diêm, làm giấy, in vv… cũng kinh doanh tương đối sớm. Từ năm 1871 đến năm 1891, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Bắc Kinh v.v… đều thành lập một số xưởng lớn xay bột. Sau năm 1880, các xưởng làm diêm đã lập ở Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Châu, Phúc Châu, Thái Nguyên.., có nhiều xưởng rất lớn. Nghề làm giấy cũng phát triển, có 2 xưởng lớn ở Quảng Châu, 1 ở Thượng Hải. Ngành in cũng có nhiều tiến bộ.
Ngoài các loại trên, tư sản dân tộc cũng kinh doanh cả trong các ngành chế tạo và sửa chữa cầu, lập công ti đèn điện, khai mỏ, công ty vận chuyển…
Đặc điểm của công nghiệp hiện đại do tư bản Trung Quốc kinh doanh cũng giống như tư bản các nước là bắt đầu từ công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nhẹ đầu tư ít, quy mô bé, vốn quay vòng nhanh, lợi nhuận nhiều hợp với khả năng của tư bản dân tộc. Tư bản dân tộc Trung Quốc một mặt phải dựa vào thế lực nước ngoài về chính trị, kinh tế, kỉ thuật. Nhưng do bị bọn tư bản nước ngoài kiềm chế rất mạnh nên quyền lợi của tư bản dân tộc có mặt mâu thuẫn với tư bản nước ngoài. Do vậy họ cũng có khả năng chống lại bọn tư bản đế quốc.
Sự xâm nhập của kinh tế tư bản bên ngoài và sự phát triển kinh tế tư bản dân tộc đã thúc đẩy quá trình tan rã nhanh chóng của nền kinh tế tự nhiên ở Trung Quốc. Đồng thời, sự hình thành và phát triển cao nhân tố kinh tế mới là tiền đề vật chất cho những xu hướng tư tưởng mới mang tính chất tư sản ra đời và phát triển.
3. Sự xâm lược của các đế quốc
Từ cuối những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX, đế quốc Anh, Mĩ và Nhật đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các vùng biên giới ở phía đông và tây nam Trung Quốc.
Năm 1867, một chiếc tàu Mĩ dụng phải để ngầm bị chìm ở Đài Loan. Mĩ vịn vớ đó cho rằng nhân dân Đài Loan giết hết thủy thủ của chúng, đã đổ bộ lên Đài Loan tàn sát nhân dân. Nhưng nhân dân Đài Loan chống cự rất quyết liệt, buộc chúng phải rút
Năm 1874, Nhật được Mĩ giúp đánh chiếm Đài Loan, quân dân Đài Loan đã chiến đấu anh dũng đánh bại bọn Nhật. Mĩ đã đứng ra điều đình trong điều kiện có lợi cho Nhật. Nhà Thanh phải bởi thường cho Nhật 50 vạn lạng bạc.
Đế quốc Anh lúc này cũng đã thôn tính xong Miến Điện, bắt 1875, Anh buộc đầu xâm lược tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Năm triều Thanh phải kí “Điều ước Yên đài”, cho phép người Anh được hoạt động ở các tỉnh Văn Nam, Tứ Xuyên, Tây Tạng. Cam Túc và Thanh Hải
a) Chiến tranh Trung – Pháp (1884 – 1885)
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, có dã tâm mở rộng cuộc chiến tranh đến các vùng phía nam giàu có của Trung Quốc.
Năm 1882, quân Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ II, nhà Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức nhu nhược, vội vàng cầu viện Mãn Thanh. Nhưng chính quyền Mãn Thanh lúc này cũng đang lo chống đỡ trước sự xâm lược của đế quốc. Nhưng tham vọng bành trướng xâm lược Việt Nam và lòng sĩ diện “Thiên triều” làm cho Mãn Thanh muốn nhân thời cơ này xông vào Việt Nam chia phản với Pháp. Lý Hồng Chương đã từng lộ rõ ý đố này với đô đốc Ronnie của Pháp.
Năm 1884, Lý Hồng Chương kí “Điều ước Thiên Tần I với Pháp. Trong điều ước này, nhà Thanh công nhận các hiệp ước của nhà Nguyễn đã kí với Pháp và công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Lý Hồng Chương thay mặt chính quyền Mãn Thanh đã mặc cả với Pháp về một số quyền lợi ở Việt Nam để làm tiền để mở cửa cho Pháp buôn bán ở miền Hoa Nam.
Tuy vậy, phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam lại bất chấp thái độ đầu hàng của nhà Nguyễn và thái độ đớn hèn chia phần của Mãn Thanh, vẫn nổ ra quyết liệt. Chính phủ Mãn Thanh sợ phong trào quần chúng nên không dám phê chuẩn hiệp ước. Thực dân Pháp liên dùng thủ đoạn hai mặt, một mặt vẫn tiếp tục đàm phán, một mặt đưa hạm đội bắn phá ven biển Hoa Nam của Trung Quốc để gây áp lực.
Nhà Thanh buộc phải chấp nhận cuộc chiến với Pháp vào tháng 8-1884. Quân Pháp tấn công Cơ Long, một cứ điểm quan trọng ở Đài Loan nhưng thất bại. Tháng 10-1884, Pháp đổ quân lên Đạm Thủy nhưng bị thiệt 200 tên và hoàn toàn thất bại.
Những trận đánh chính đã nổ ra ở Việt Nam. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam do quân Hoàng Tá Viêm ở tuyến Tây Hà Nội dọc sông Hồng đã làm cho giặc tổn thất nhiều. Nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn cũng kiên cường chống Pháp. Bọn Pháp lúng túng đối phó. Cuộc hành quân của Pháp từ Hà Nội lên Lạng Sơn đã thất bại. Tháng 3-1885 trận chiến đấu giữa quân Pháp và quân nhà Thanh ở trấn Nam Quan đã làm quân Pháp chết hơn 1000 tên. Trong trận này quân Trung Quốc cũng tổn thất nặng. Mãn Thanh coi đây là cố gắng cuối cùng của mình để tạo lấy “cái vốn” mặc cả với Pháp trên quyền lợi Việt Nam. Đặc biệt là mặc cả việc chiếm một số vùng đất biên giới của Việt Nam (mồ đóng Tụ Long. Tổng Đèo Lương v.v.. đều bị sáp nhập vào Trung Quốc trong thời này). Tháng 6-1885, nhà Thanh phái Lý Hồng Chương đến Thiên Tân ký hòa ước với Pháp. Nhà Thanh đồng ý mở cửa thông thương và cho Pháp xây dựng đường sắt vào miền Hoa Nam.
b) Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895)
Nhật từ lâu đã muốn xâm chiếm Triều Tiên rồi lấy đó làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.
Tháng 7-1894, quân Nhật không tuyên chiến đã tấn công và đánh chìm quân hạm của Trung Quốc gần Nha Sơn (Triều Tiên), Lý Hồng Chương yêu cầu Anh khuyên Nhật đừng tiến công, và nhờ Mĩ đứng ra dàn xếp. Lo ngại đà tiến quân của Nhật, Mĩ vội làm trung gian : Nhật và Trung Quốc kí Điều ước Mã Quan (Shimonoseki) ngày 17-5-1895. Trong điều ước này, chính phủ Mãn Thanh thừa nhận Triều Tiên là một nước “độc lập”, sự thực là phụ thuộc Nhật. Đồng thời, Trung Quốc phải nhường cho Nhật Bản bán đảo Liêu Đông. Đài Loan và quần đảo Bành Hồ ; bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc trả trong 8 năm. Đặc biệt là mở thêm nhiều bến cảng trong lục địa Trung Quốc như Sa Thị, Trùng Khánh, Tô Châu. Nhật được mở cửa hiệu và xây dựng công xưởng trên các bến cảng Trung Quốc.
Điều ước Mã Quan là điều ước nhục nhã, Trung Quốc càng mất thêm chủ quyền. Nhân dân Trung Quốc rất cảm phản đã chống lại điều ước trên một cách quyết liệt.
Sau khi kí Điều ước Mã Quan, Nhật được bồi thường một món tiền kếch xù để phát triển kinh tế, và được nhiều quyền lợi về đất đai, thị trường. Điều này làm các đế quốc lo lắng, nhất là đế quốc Nga, đã dùng áp lực buộc Nhật phải bỏ việc chiếm cứ bán đảo Liêu Đông, nhưng Trung Quốc lại phải bồi thường thêm 30 triệu lạng bạc.
4. Các nước đế quốc phân chia phạm vì thế lực và chính sách ‘mở cửa’ của Mĩ
a) Các nước đế quốc phân chia phạm vi thế lực
Sau chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) chính phủ nhà Thanh phải chi nhiều tiến chiến phí và bồi thường chiến tranh, nên vay nợ đế quốc rất nhiều. Nhân cơ hội đó, các nước đế quốc tăng cường đưa vốn vào Trung Quốc. Tính từ năm 1894 đến năm 1899 chính phủ nhà Thanh vay đến 370 triệu lạng bạc. Số tiến vay này phải dùng quan thuế bảo đảm. Như vậy, bọn đế quốc càng nắm chặt nền kinh tế tài chính của Trung Quốc.
Điều ước Mã Quan đã cho các đế quốc tự do lập xưởng kinh doanh. Trong 2 năm 1895 và 1896 nhiều nhà máy sợi, xay bột mì của tư bản nước ngoài đã được xây dựng ở Thượng Hải. Họ còn nắm lấy việc xây dựng đường sắt và khai mỏ ở Trung Quốc.
Tuy vậy, các đế quốc vẫn tiếp tục xâu xé Trung Quốc. Pháp ý thể có công trong việc đấu tranh với Nhật thu hồi bán đảo Liêu Đông, liền đòi chính phủ nhà Thanh phải nhượng cho một số quyển lợi. Sau khi đã được quyền khai thác ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, chúng còn bất chính phủ nhà Thanh không được nhường đảo Hải Nam cho nước khác. Mấy năm sau, Pháp lại buộc nhà Thanh cho Pháp thuế Quảng Châu Loan.
Năm 1897, Anh buộc nhà Thanh cắt nhượng một bộ phận núi Da Nhân ở Vân Nam, mở thêm các cảng Ngô Châu, Tam Thủy trên sông Tây Giang. Năm sau, lại cưỡng bức nhà Thanh cho thuê Uy Hải Vệ, bán đảo Cửu Long, các hòn đảo gần Hương Cảng và ở hai vịnh Đại Bàng và Thẩm Quyến.
Đức phải quân chiếm đóng Giao Châu Loan, giành được quyền xây dựng đường sắt Giao Tế ở Sơn Đông và quyền khai mô ở khu vực hai bên đường sắt với phạm vi 15 kilômét.
Đế quốc Nga thì ngoài một số quyền lợi còn được xây dựng đường sắt từ Hắc Long Giang, Cát Làm đến Hải Sâm Uỷ. Nam 1897, Nga chiếm Lữ Thuận, Đại Liên.
Để cùng nhau chia cắt Trung Quốc một cách êm thấm, các nước tư bản đã tạm thừa nhận những phạm vi thế lực của nhau. Anh, Pháp được hưởng chung mọi quyền lợi ở hai tỉnh : Tứ Xuyên, Văn Nam. Đức độc quyền xây dựng đường sắt từ Sơn Đông đến Thiên Tân. Anh xây dựng đường sát từ Nam Sơn Đông đến Trấn Giang Chúng đòi nhà Thanh thừa nhận lưu vực Trường Giang là “phạm vì thế lực” của đế quốc Anh. Phía bắc Trường Thành là “phạm vi thế lực” của đế quốc Nga Nhật cũng cưỡng ép chính phủ Man Thanh không được cất nhượng Phúc Kiến cho các nước khác, coi đó là “phạm vi thế lực” của Nhật.
Sự phân chia phạm vi thế lực càng làm cho kinh tế Trung Quốc bị phụ thuộc vào các nước đế quốc, tất cả các mạch máu kinh tế đều nằm trong tay chúng. Mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
b) Chính sách “mở cửa của đế quốc Mỹ
Sau chiến tranh Giáp Ngọ, bọn đế quốc điên cuồng chia cắt Trung Quốc, đế quốc Mĩ tuy là kẻ tham gia tích cực được quyền đầu tư xây dựng con đường sắt Việt – Hãn, nhưng không có căn cứ quân sự và cũng không vạch rõ phạm vi thế lực. Lúc này, ,Mĩ đang bận chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh cướp quán đảo Philippin và Cuba. Đế quốc Mĩ còn thiếu lực lượng và căn cứ bàn đạp để tham gia chiến tranh xâu xé Trung Quốc. Năm 1899, Mĩ để ra chính sách “mở cửa”.
Nội dung của chính sách “mở cửa” gồm có :
Bất kỳ hàng của nước nào vào Trung Quốc cũng đều chịu chính sách thuế như nhau, và do chính phủ Trung Quốc thu thuế.
– Không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều ước då kí.
– Không được thu thuế theo khu vực của từng nước quả cao.
Ngày 6-9-1899 chính phủ Mỹ gửi thông điệp cho Anh, Đức, Nga, sau đó gửi cho các nước Nhật, Ý, Pháp.
Chính sách “mở cửa của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc là chen chân vào lục địa Trung Quốc. Các đế quốc khác cũng lợi dụng chính sách này để tạm thời hòa hoãn mâu thuẫn giữa bọn chúng với nhau, thừa nhận phạm vi thế lực của nhau, biến thành một hiệp nghị chia cắt Trung Quốc.
Trước sự tăng cường xâu xé của các nước đế quốc, Trung Quốc ngày càng rơi sâu xuống vũng bùn của chế độ nô dịch làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với bè lũ đế quốc ngày một sâu sắc. Thái độ đớn hèn, đầu óc ích kỉ vì quyền lợi giai cấp của bọn phong kiến Mãn Thanh là nguyên nhân chủ yếu đưa Trung Quốc vào tình trạng bị đất đó. Vì vậy, trong xã hội bắt đầu xuất hiện trào lưu tư tưởng mới đòi hỏi cải cách chế độ, canh tân đất nước để Trung Quốc sớm thoát khỏi vòng nô lệ. Phong trào Duy tân cuối thế kỉ XIX phản ánh rõ nét trào lưu tư tưởng đó.