Các nước Tây Á
1. Khái quát chung
Khu vực Tây Á (hay thường gọi là Trung Đông, là vùng từ Ápganistan trở về phía Tây châu Á) bao gồm phần lớn các nước Arập (trừ 4 nước – Thổ Nhĩ Kì, Iran, Ixraen và Apganixtan). Trung Đông nằm trên ngã ba đường nối liền châu Á, châu Âu và châu Phi, quê hương của ba tôn giáo lớn, nơi tiếp giáp của hai nền văn minh của nhân loại, nơi có kênh đào Xuyên nối liền Địa Trung Hải qua Biển Đỏ với Ấn Độ Dương – đường hàng hải quan trọng nhất từ Đông sang Tây.
Trung Đông là khu vực có trữ lượng dấu lửa lớn, chiếm gần 60% trữ lượng dầu đã thăm dò của thế giới. Sản lượng dầu lửa hàng năm chiếm 1/3 tổng sản lượng thế giới. Các nước có trữ lượng và sản lượng lớn nhất tập trung ở vùng Vịnh Pecxích: Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét … Trung Đông cung cấp 60% nhu cầu dầu lửa của thế giới, là nguồn cung cấp chủ yếu cho các nước Tây Âu (70 – 80%), Nhật Bản (85%) và hầu như toàn bộ dấu lửa của khối NATO. Việc đảm bảo nguồn cung cấp ổn định dầu lửa và sự ổn định giá dấu đã trở thành một vấn đề chiến lược, không chỉ liên quan đến sự phát triển kinh tế mà đến cả an ninh của các nước này.
Do vị trí quân sự, chính trị và nguồn dầu lửa phong phú của mình, Trung Đông là khu vực có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với nhiều nước. Đối với Mi, tầm quan trọng của Trung Đông “không chỉ vì quyền lợi về dầu lửa, vì đó còn là cửa ngõ vào Địa Trung Hải, vào châu Phi, là chỗ dựa của khối NATO, là vùng không chỉ liên quan đến các nước nhỏ ở đây mà còn liên quan tới cả tương lai chính trị của châu Phi. Đối với Liên Xô (cũ), Trung Đông ở ngay sườn phía nam, là vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh của Liên Xô và là con đường đi xuống châu Phi, ra Ấn Độ Dương. Đối với Tây Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, đây là khu vực có nhiều lợi ích chiến lược quan trọng. Chính vì vậy, trong suốt quá trình lịch sử, Trung Đông luôn là nơi tranh chấp giữa các nước lớn.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc của nhân dân Trung Đông phát triển mạnh. Việc tăng cường bóc lột và khai thác các nguồn nguyên liệu phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, của các nước đế quốc đã dẫn đến sự phát triển của giai cấp tư sản dân tộc và tăng cường lực lượng của giai cấp công nhân. Nông dân ở Tây Á, chiếm trên 80% dân số, cũng hăng hái tham gia phong trào giải phóng dân tộc để hi vọng giải quyết nguyện vọng ngàn đời của mình là ruộng đất. Bên cạnh đó, các tầng lớp khác trong xã hội cũng có những chuyển biến rõ rệt về ý thức dân tộc.
Năm 1946, trước áp lực đấu tranh của nhân dân Xir và Libăng, Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Xiri, Libăng và rút quân đội khỏi hai nước này. Trong những năm 1951 – 1953, ở Iran diễn ra cao trào đấu tranh của nhân dân đòi quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu lửa nhằm thu lại nguồn dấu lửa nằm trong tay tư bản độc quyền nước ngoài. Chính phủ của Mặt trận dân tộc, do Môtxađéc cắm đầu, đã thi hành những chính sách tiến bộ như quốc hữu hóa công ti dầu lửa Anh – Iran. Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran ngày 11-2-1979 đã thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế Palêvi và lật đổ chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở đất nước này.
Ở Irắc, cuộc cách mạng bùng nổ ngày 14-7-1958 đã xóa bỏ chế độ quân chủ tồn tại lâu đời ở đây, lật đổ chính quyền độc tài Nuri Xait và phá vỡ khối quân sự xâm lược Batda do các đế quốc Mĩ, Anh lập ra ở Trung Đông. Nhìn chung, các nước ở khu vực này đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và tiếp tục cuộc đấu tranh nhằm củng cố nền độc lập về chính trị và kinh tế của mình.
Đối với vấn đề Palextin, một vấn để khó khăn và nan giải nhất của cuộc xung đột Trung Đông, từ năm 1993 cũng đạt được những thỏa thuận bước đầu, mở ra triển vọng giải quyết vấn đề đã từng tồn tại trong nhiều nằm ở khu vực này.
2. Irắc
Từ đầu thế kỉ XVIII, Irắc bị Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Anh đã chiếm Trắc từ tay Thổ Nhỉ Kỳ. Năm 1921, trước phong trào đấu tranh của nhân dân Irác ngày càng cao, Anh buộc phải tuyên bố cho Irắc độc lập, nhưng chỉ là hình thức, đồng thời đưa Phaysan lên làm vua và Nuri Xait làm Thủ tướng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mi tìm cách xâm nhập và lấn dần thế lực của Anh ở Irắc. Năm 1951, Mĩ viện trợ kinh tế cho Irác theo điểm 4 của “chương trình Tơruman”. Tháng 4-1954, Mĩ và Irắc kí hiệp định “viện trợ quân sự” và đầu năm 1965, giới cầm quyền Trác đã kí với Thổ Nhĩ Kì hiệp ước quân sự Thổ – Irắc, mở đầu cho việc thành lập khối quân sự Båtda.
Nhân dân Irắc đã tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt để giành độc lập dân tộc. Tháng 11-1956, ở Irắc đã bùng nổ khởi nghĩa ở nhiều thành phố, nhân dân đòi chính phủ Nuri Xait phải từ chức, đòi Irác phải rút khỏi khối quân sự xâm lược Bátđa. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp dã man, Nuri Xait càng tăng cường hơn nữa chế độ độc tài quân sự ở Irác.
Trước tình hình đó, Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ quốc dân. Đảng Độc lập, Đảng Xã hội phục hưng Arập và những tổ chức của công nhân, nông dân, thanh niên… đã được thành lập. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất đã có liên hệ với tổ chức “sĩ quan tự do”, một tổ chức yêu nước bí mật trong quân đội, để chuẩn bị cho việc lật đổ chính phủ Nuri Xait và xóa bỏ chế độ quân chủ. Ngày 14-7-1958, cuộc chính biến quân sự của các sĩ quan yêu nước do Cátxem cấm đầu đã bùng nổ. Được sự phối hợp mạnh mẽ của toàn thể nhân dân do Mặt trận dân tộc thống nhất lãnh đạo, cuộc chính biến quân sự đã chuyển thành cuộc cách mạng nhân dân, chỉ trong một đêm đã quét sạch chế độ quân chủ tồn tại hàng thế kỉ ở Irắc. Quốc vương Phayxan bị xử tử, Thủ tướng Nuri Xait bị giết chết. Nước Cộng hòa Trác được thành lập. Thắng lợi của cách mạng Irắc là thắng lợi to lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở Tây Á.
Sau khi cách mạng thắng lợi, chính phủ Cộng hòa Irắc đã tuyên bố rút khỏi Khối quân sự Bátđa và tán thành những nguyên tắc do Hội nghị Bangdung để ra. Về đối nội, chính phủ Trác cũng thi hành một số biện pháp tiến bộ nhằm củng cố nền độc lập vừa giành được, như ban hành luật cải cách ruộng đất, thực hiện một số quyền tự do dân chủ.
Tháng 2-1963, phái hữu của Đảng Xã hội phục hưng Arập (Đảng BAT) làm đảo chính nhưng chính quyền lọt vào tay giới quân sự do Arêphôn cầm đầu. Tháng 7-1968, Đảng BAT một lần nữa trở lại cầm quyền. Chính phủ mới đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản độc quyền dầu mỏ nước ngoài (1972).
Từ tháng 9-1980, những mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Irác với Iran đã dẫn hai nước đến cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm, gây tổn thất cho cả hai bên. Tháng 8-1988, cả Iran và Irắc đều chấp nhận nghị quyết 598 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về ngừng bắn và rút quân đội. khỏi vùng biên giới được quốc tế thừa nhận.
Năm 1990, Irắc tiến hành chiến tranh với Côoét. Liên Hợp Quốc đã cho phép liên quân do Mi cầm đầu tấn công Irắc. Sau chiến tranh vùng vịnh, Liên Hợp Quốc thực hiện chính sách cấm vận khiến cho Irắc lâm vào tình trạng cực kì khó khăn trong suốt thập niên qua.
Đến nay, Irắc vẫn là một nước nông nghiệp, kinh tế dựa vào việc khai thác dầu mỏ là chủ yếu, tuy nhiên việc xuất khẩu dầu mỏ bị ngừng trệ vi chính sách cấm vận do Mi phát động.
3. Iran
Iran là một trong những quốc gia lâu đời ở châu Á. Từ đầu thế kỉ XX, Iran là nước nửa thuộc địa bị nhiều đế quốc xâu xé.
Sau khi làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Môtxađéc, năm 1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, vua Palévi thiết lập chế độ độc tài chuyên chế. Nhân dân Iran sống rất cực khổ, mọi quyền tự do, dân chủ đều bị xóa bỏ. Từ năm 1952, Palevi thực hiện cái gọi là cuộc “cách mạng trắng, mà thực chất là nhằm “tư bản hoá” chế độ phong kiến và mở đường cho Mĩ xâm nhập vào Iran, biến Iran thành một nước phụ thuộc, một bàn đạp quân sự của Mĩ ở vùng chiến lược Trung Cận Đông. Ngoài việc để cho tư bản Mĩ đầu tư, thao túng nền kinh tế, Palévi còn kí các hiệp ước quân sự tay đôi, hiệp ước quân sự với Mĩ và Thổ Nhĩ Kì, tham gia khối quân sự Bátđa (năm 1958 đổi thành khối CENTO) và cho Mĩ xây dựng hàng chục căn cứ quản sự hiện đại trên lãnh thổ Iran.
Cuộc cách mạng trắng của Palévi đã làm mất đi chủ quyền dân tộc, chà đạp lên nền văn hóa dân tộc và làm đảo lộn những phong tục tập quán, trật tự xã hội vốn bị ràng buộc chặt chẽ bởi luật lệ Hồi giáo truyền thống. Khi tiến hành cuộc “cách mạng trắng”, Palevi đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi, địa vị được ưu đãi từ lâu đời về chính trị, kinh tế của giới tăng lữ Hồi giáo ở Iran. Chính vì thế, từ năm 1963, một phong trào đấu tranh chống lại chế độ Palevi và cuộc “cách mạng trắng” bùng nổ với sự tham gia đông đảo của tăng lữ Hồi giáo, do giáo chủ Khômêni lãnh đạo. Quần chúng nhân dân khắp trong nước đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh này. Chính quyền Palôvi đã thẳng tay đàn áp phong trào, nhiều tang lữ cao cấp bị giết hại, giáo chủ Khômêni buộc phải lưu vong ra nước ngoài.
Từ sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh, Mặt trận dân tộc thống nhất với cương lĩnh “lật đổ chế độ Palðvi và ách nô dịch của Mĩ, đòi thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo, hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài, đóng cửa các căn cứ quân sự Mi và rút Iran ra khỏi khối CENTO” được hình thành. Mặt trận đã tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân, chuẩn bị cho cuộc cách mạng chống phong kiến và đế quốc.
Ngày 7-1-1978, hơn 10 ngàn sinh viên thành phố Côm biểu tình chống chế độ, mở đầu cho hàng loạt những cuộc biểu tình, bãi công của công nhân, nhân dân khắp trong nước.
Hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, ngày 16-1-1979, vua Palévi phải lặng lẽ bỏ chạy ra nước ngoài. Ngày 10–2–1979, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở thủ đô Têhêran và kéo dài trong hai ngày. Chính phủ Báctia buộc phải tuyên bố từ chức ngày 11-2. Sáng ngày 12-2-1979, Hội đồng cách mạng do giáo chủ Khômêni đứng đầu tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Ngày 25-1-1980, đã diễn ra cuộc bầu cử tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử đất nước. Trong tháng 3 và 4-1980, Iran đã tiến hành bầu cử Quốc hội. Chính phủ mới được thành lập đã tiến hành những chính sách kinh tế – xã hội quan trọng. Hơn 40 ngàn cố vấn quân sự Mỹ đã phải rút về nước, các căn cứ quân sự Mĩ phải đóng cửa. Chính phủ hủy bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng đã kí với Mỹ, quyết định rút Iran ra khỏi khối CENTO, đồng thời tiến hành quốc hữu hóa 70% xí nghiệp công nghiệp tư bản trong và ngoài nước và tiến hành những cải cách kinh tế quan trọng ở Iran.
Tháng 9-1980, cuộc chiến tranh Iran – Irắc bùng nổ và kéo dài trong 8 năm, gây tổn thất nặng nệ cho cả hai nước. Sau khi chiến tranh kết thúc, Iran bước vào thời kì khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.
Iran là một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ và khi đốt lớn nhất thế giới. Việc khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ do công ti dầu mỏ quốc gia Iran đảm nhận. Do hậu quả của chiến tranh Iran – Irắc, sản lượng khai thác dầu ở Iran giảm sút trong những năm 80 (năm 1984, chỉ khai thác được 106 triệu tấn, so với 200 – 300 triệu tấn trong những năm 1974-1978).
4. Phong trào kháng chiến Palestine
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Đông phát triển mạnh. Để chống lại phong trào này và ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và bảo vệ quyền lợi của mình, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã không ngừng can thiệp và mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Đông. Mi, Anh, Pháp đã ủng hộ việc thành lập nhà nước Ixraen với mục đích dùng Ixraen làm “khu đệm để chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Đông Năm 1947, Anh đưa vấn đề Palextin ra Liên Hợp Quốc và chính Mỹ là nước đầu tiên chủ trương chia cắt đất nước này. Lúc ấy, lãnh thổ của người Do Thái chỉ chiếm 6% toàn bộ diện tích đất đai Palextin. Tại khóa họp thứ hai của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (từ 16-9 đến 29-11-1947) đã thông qua nghị quyết 181 và chia cắt Palextin để lập lại quốc gia Do Thái và Arập.
Với sự giúp đỡ của Mĩ, ngày 15-5-1948, nhà nước Do Thái được thành lập, lấy tên là Ixraen (còn những người Arập ở Palextin đã không thành lập quốc gia Ảrập vì họ bác bỏ nghị quyết này). Tháng 4-1948, các lực lượng vũ trang Do Thái đã mở một cuộc tổng tấn công lớn làm hơn 400.000 người Arập phải rời bỏ quê hương, tị nạn sang các nước láng giềng.
Sau khi nhà nước Ixraen tuyên bố thành lập, ngày 15-5-1948, 7 nước Arập (gồm Ai Cập, Xiri, Libăng, Trắc, Gioócđani, Arập Xêut và Yemen) đã tấn công Ixraen. Chiến tranh Trung Đông bùng nổ. Như vậy vấn đề Palextin lúc đầu chỉ là vấn đề mâu thuẫn dân tộc giữa người Arập và người Do Thái; người Do Thái muốn khôi phục lại Tổ quốc xa xưa của mình, còn người Arập không chấp nhận người Do Thái trở về, vì cho đây là Tổ quốc của người Arập. Mâu thuẫn này đã dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài suốt 45 năm.
Dưới sự lãnh đạo của Tổ chức giải phóng Palextin (PLO, thành lập năm 1964), nhân dân Arập Palextin đã đoàn kết kiên cường tiến hành cuộc kháng chiến chống Ixraen xâm lược, đòi lại các quyền dân tộc của mình. Bằng sự nỗ lực của nhân dân các nước Arập và sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới, sau 40 năm đấu tranh gian khổ, tháng 11-1988, Nhà nước Palextin được thành lập do Yatxe Araphát – Chủ tịch PLO, làm Tổng thống. Một năm sau, ngày 15-12-1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 43 đã quyết định công nhận Nhà nước Palextin là đại diện của nhân dân Palextin tại Liên Hợp Quốc.
Từ tháng 5 đến tháng 9-1993, sau 14 phiên đàm phán bí mật ở Ôxls, Ixraen và PLO đã đạt được những thỏa thuận về quyền tự trị tạm thời của người Palextin ở dài Gada và Giêricô thuộc bờ Tây sông Gioocdan. Ngày 10-9-1993, Ixraen và PLO kí văn kiện công nhận lẫn nhau. Ngày 13-9, tại Oasinhtơn, trong một buổi lễ được tổ chức long trọng nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của hơn 3000 quan khách Mĩ, Nga và nhiều nước trên thế giới, Bộ trưởng ngoại giao Ixraen – S.Peres và Ủy viên ban chấp hành Tổ chức giải phóng Palextin – M.Abbas đã kí hiệp định Gada – Giêricô. Theo Hiệp định này, Ixraen sẽ rút khỏi Gada và Giêricô với diện tích 385 km và 72 vạn dân (trong tổng số 11.000 km2 lãnh thổ bị Ixraen chiếm đóng, trao quyền tự trị hạn chế cho những người Palextin có thẩm quyền ; 9 tháng sau, người Palestine trong các vùng bị chiếm (kể cả ở Đông Giêruxalem) sẽ bầu ra Hội đồng tự quản của mình trong thời gian 5 năm; bắt đầu từ năm thứ ba sau khi thỏa thuận được kí, Ixraen và PLO sẽ bàn quy chế cuối cùng về các vấn đề người tị nạn, biên giới, an ninh… mà hai bên cùng quan tâm.
Tháng 1-1996, dưới sự giám sát của quốc tế và công luận, cuộc bầu cử lịch sử của nhân dân Palextin đã kết thúc tốt đẹp với thắng lợi áp đảo của ông Y.Araphát (chiếm 85% số phiếu bầu). Kết quả của cuộc bầu cử khẳng định được vai trò và vị trí của Y.Araphát đối với nhân dân Palextin, đồng thời sự kiện này cũng mở ra giai đoạn mới cho người Palextin xây dựng một nhà nước riêng sau nhiều năm đấu tranh gian khổ.
Tuy nhiên, tiến trình hòa bình ở Trung Đông không xảy ra theo đúng tiến độ được mong đợi. Tháng 9-1995, Hiệp định Palextin Ixraen lán thứ hai về quyền tự trị tại bờ Tây sông Gioocđan và dải Gada được kí tại Oasinhtơn. Tháng 10-1996, mới có cam kết của Ixraen rút quân ra khỏi bờ Tây sông Gioócđan và thà 750 tù nhân Palextin ra khỏi nhà tù Do Thái Tuy vậy, các cam kết của hai bên đã không được thực thi nghiêm chỉnh. Chính vì vậy, cuộc gặp ở trại Đavit (mùa hè năm 2000) giữa Thủ tướng Ixraen và Tổng thống Palextin, với vai trò trung gian hòa giải của Tổng thống Mĩ – Bin Clinton, đã hoàn toàn thất bại. Quốc gia Do Thái và chinh quyền của người Palextin hiện nay còn bất đồng quan điểm trong hàng loạt các vấn đề mấu chốt trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông, đó là : vấn đề chủ quyền đối với Giêruxalem, thánh địa của ba tôn giáo lớn ; vấn để biên giới và quy chế chính thức của Palextin ; số phận của 3,7 triệu người tị nạn Palextin, người định cư Do Thái trên những lãnh thổ bị chiếm đóng ; vấn đề nguồn nước và nhiều vấn đề nan giải khác.