Cuộc cách mạng tư sản không triệt để ở Nga trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX

Đến những năm 60 của thế kỉ XIX, vấn đề thủ tiêu chế độ nông nô ở Nga đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của xã hội. Nhưng có hai con đường thực hiện : cách mạng hoặc cải lương. Quán chúng nhân dân và những nhà dân chủ muốn tiến hành cách mạng để xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. Nhưng chính phủ do Alếchxăngđrơ II làm vua với bộ phận quý tộc muốn đi theo con đường cải lương, tiến hành trong một thời gian dài để duy trì quyền lợi giai cấp. Giai cấp tư sản non yếu cũng ngả về phía cải lương. Chính Sa hoàng đế lộ rằng nên “giải phóng nông dân theo con đường “từ trên xuống hơn là chờ đến lúc họ tự giải phóng “từ dưới lên”. 

Sau một thời gian thảo luận lâu dài, ngày 19 – 2 – 1861, Sa hoàng phê chuẩn sắc luật “giải phóng những nông dân lệ thuộc địa chủ. Nông dân được thừa nhận quyền tự do thần thể, có quyền tư hữu, được tham gia các hoạt động công thương nghiệp, được trao đổi, ký kết giao kèo với người khác. Sự giải phóng đó làm tăng nguồn cung cấp sức lao động làm thuê, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng sức sản xuất. Nhưng thực tế, những quyền lợi trên của nông dân bị hạn chế khá nhiều vì họ vẫn lệ thuộc vào kinh tế địa chủ trong một thời gian dài do phải trả tiền chuộc rất nặng cho bọn địa chủ. Họ cũng ít có khả năng chọn lựa nghề nghiệp vì những nghĩa vụ phong kiến trong thời gian chuộc tiến trói chặt họ vào mảnh ruộng. 

Việc điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa địa chủ và nông dân được tiến hành trong hai năm. Địa chủ sẽ thảo ra bản khế ước quy định số lượng đất đai người nông dân được sử dụng và những nghĩa vụ mà họ phải làm theo sắc luật trên. Trong khi thảo khế ước, người nông dân phải chịu cái gọi là nghĩa vụ tạm thời” phục vụ cho địa chủ. Họ chỉ được tự do và trở thành người nông dân tư hữu khi địa chủ đã bằng lòng cho họ chuộc lại ruộng đất. Do đó, quá trình thực hiện sắc luật trên tiến hành rất chậm chạp và nặng nề. 

Sắc luật “giải phóng ngày 19 tháng 2 năm 1861 làm cho nông dân thất vọng Làn sóng phản kháng lan rộng khắp nơi. Nhiều cuộc xung đột vũ trang bùng nổ giữa nông dân với quân đội Nga hoàng. 

Cùng với nông dân, các phần tử trí thức, sinh viên cũng tham gia đấu tranh. Phong trào sinh viên lan tràn khắp các thành phố Những người tiến bộ, đứng đầu là Secnusepxki tăng cường hoạt động Báo chí, truyền đơn xuất hiện, để ra yêu cầu giải phóng thực sự nông dân cùng với ruộng đất của họ, thủ tiêu ách thống trị các dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Họ đưa ra khẩu hiệu xây dựng “nước Nga cộng hòa xã hội dân chủ”. Cuối năm 1861, một tổ chức bí mật ra đời là “Ruộng đất và tự do đi theo quan điểm của Secnusepxki, bị chính phủ Nga hoàng ngăn cấm và đàn áp dữ dội. 

Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân buộc chính phủ Nga hoàng phải tiến thêm một bước nữa trong việc thủ tiêu chế độ nỗng nổi. Những cải cách từ sản được tiến hành trong khoảng 1864 – 1874. Nội dung của nó thu hẹp trong phạm vi kinh tế địa phương y tế, giáo dục. Cơ quan cai trị địa phương do bầu cử theo điều kiện cử tri khắt khe dựa trên tài sản nhằm bảo đảm ưu thế của bọn địa chủ quý tộc. Tại thành phố, viện Duma cũng được bầu theo quy định về tài sản, ở trong tay các nhà buồn lớn, các nhà công nghiệp lớn và các chủ nhà cho thuê. Những quyết nghị của viện Duma chỉ có hiệu lực sau khi được Nga hoàng phê chuẩn. Cải cách tư pháp dùng lối xử có dự thẩm, công khai, có luật sư bào chữa thay thế cho tòa án cũ xử theo đảng cấp. Nhưng những vụ án quan trọng đều xử ở tòa án quân sự, công cụ thống trị trực tiếp của chế độ nông nô. Trong quân đội, chế độ nghĩa vụ binh dịch thay thế chế độ chiều bình, nhưng những tàn tích phong kiến như hình phạt đánh đập vẫn tồn tại. 

Những cải cách trên, một lần nữa làm quán chúng thất vọng Phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp khác bùng nổ ở khắp nơi. Đáng chú ý là phong trào Dân túy, về căn bản là một tổ chức tiến bộ chủ trương đi vào “dân chúng” và lôi kéo “dân chúng chống chế độ Nga hoàng. Nhưng họ không nhìn thấy được quy luật phát triển lịch sử, không thấy được vai trò giai cấp vô sản, đi vào khủng bố cá nhân. Đến những năm 80 – 90 thì phái này biến chất, đại biểu cho quyền lợi của phú nông, căn bản đối lập với chủ nghĩa Mác.