Tình hình nước Nga giữa thế kỉ XIX
1. Sự phát triển kinh tế nửa đầu thế kỉ XIX
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, quan hệ phong kiến chiếm địa vị thống trị. Hầu hết ruộng đất ở trong tay giai cấp quý tộc địa chủ và nhà nước nông nó chuyên chế. Đến đấu những năm 50 của thế kỉ XIX, chỉ có 20% ruộng đất được dùng để canh tác nông nghiệp. Quyền sở hữu phong kiến trở thành trở lực chủ yếu của sự phát triển sản xuất ở Nga.
Cũng trong thời gian này, tính chất tự nhiên của nền kinh tế nông nghiệp dân dẫn thay đổi. Bọn địa chủ bị lôi cuốn vào sợi dây liên hệ thị trường : tăng cường sản xuất lúa mì để bán, mở rộng việc trồng trọt các loại cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi và kinh doanh cây nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Quan hệ hàng hóa xâm nhập vào nông thôn, nhất là ở những vùng kinh tế tiểu nông phát triển. Đồng thời, ở một số nơi đã sử dụng sức lao động làm thuê, áp dụng kĩ thuật mới, có khuynh hướng tư bản chủ nghĩa. Nhưng sự tăng cường bóc lột nông dân theo phương thức phong kiến bằng tỏ thuế, tạp dịch và trói buộc thân phận của họ với ruộng đất đã ngăn trở sự chuyển biến sang chủ nghĩa tư bản, làm phá sản hàng loạt nông dân và làm cho mối mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến thêm sâu sắc.
Trong thời gian này, nên sản xuất công nghiệp ở Nga cũng có nhiều chuyển biến lớn. Bên cạnh những sản phẩm thủ công lâu đời như vải gai, tơ, da thuộc… đã bắt đầu phát triển một số ngành khác như dệt vải bông, làm đồ trang sức, đá gỗ, đồ chơi… Quần chúng cơ bản của các ngành sản xuất nhỏ này đều bị rơi vào địa vị phụ thuộc bọn chủ bao mua. Nhiều nông dân làm nghề thủ công bị phá sản, bị tách rời khỏi những tư liệu sản xuất và phải vào làm việc trong các công xưởng. Trên cơ sở của nền sản xuất hàng hóa nhỏ, các công trường thủ công ra đời. Trong những năm 40 của thế kỉ XIX, số công trường thủ công ở Nga tăng gấp rưỡi, tới 2.800 cơ sở và số công nhân tăng gấp hai lần rưỡi, 86 vạn người, trong đó 53 vạn hoàn toàn làm thuê. Các công trường ngày càng lớn và sử dụng sức lao động làm thuê ngày càng nhiều.
Đồng thời, các ngành sản xuất bằng máy cũng tăng lên nhanh chóng. Công nghiệp dệt vải bông mới ra đời từ nửa sau thế kỉ XVIII đến những năm 30 của thế kỉ XIX thì mới bắt đầu xây dựng những nhà máy kéo sợi lớn hoàn toàn sử dụng máy móc. Đến những năm 40, công nghiệp vải bông phần lớn dùng sợi sản xuất ở trong nước. Kĩ thuật mới bắt đầu được áp dụng trong công nghiệp mô làm cho lượng khai thác mỏ tăng lên nhanh chóng.
Nhưng sự tồn tại của chế độ nông nô không cho phép việc cơ khi hóa trong công nghiệp nặng được phát triển rộng rãi. Trong nửa đầu. thế kỉ XIX. nước Nga sản xuất than tăng gấp hai lần, trong khi nước Anh tăng lên 12 lần. Công nghiệp Nga bị tụt xuống hàng thứ tư sau Anh, Pháp và Mĩ.
Cùng với công nghiệp, các ngành thương nghiệp và giao thông vận tải cũng có một số tiến bộ. Tàu biển, đường sắt bắt đầu được xây dựng với tốc độ rất chậm. Đến những năm 40, việc chuyên chở hàng hóa mới dùng tàu chạy bằng hơi nước và tiến hành xây dựng 3 đường sắt Petecbua – Matxcova, Vacsava – Viên và Petecbua Vicsava.
Như vậy, sự phát triển kinh tế ở Nga nửa đầu thế kỉ XIX gặp rất nhiều trở ngại. Sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất từ bản chủ nghĩa làm lay chuyển cơ sở của chế độ xã hội phong kiến những sự thống trị của chế độ phong kiến đã kim hàm bước quá độ của Nga
sang chế độ tư bản. Mâu thuẫn đó biểu hiện sự không phù hợp giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, tất yếu dẫn tới cuộc đấu tranh gay gắt trong xã hội.
2. Phong trào đấu tranh chống chế độ nông nô
Từ đầu thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống phong kiến đã bùng nổ. mạnh mẽ ở Nga. Nông dân không cam chịu địa vị nô lệ của mình đã vùng dậy khởi nghĩa giết bọn địa chủ, đòi xóa bỏ tô thuế và mọi thứ tạp dịch ; nên trong khoảng từ năm 1801 – 1825 nổ ra 281 cuộc đấu tranh của nông dân thì đến năm 1826 – 1850 đã lên tới 576. Hoạt động chống phong kiến có tiếng vang lớn trong thời kì này là cuộc khởi nghĩa năm 1825 của “Đảng tháng chạp” ở Petécbua Cuộc khởi nghĩa mang tính chất tư sản do những người quý tộc tiến bộ thực hiện nhầm ủng hộ cuộc cách mạng tư sản lớp trên. Họ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp tư sản Nga mới lớn lên, nhưng còn rất yếu ớt, chưa đủ sức để bảo vệ mình. Vì thiếu quyết tâm và không liên hệ với quần chúng, họ bị chế độ Nga hoàng Nicôlai I dập tắt nhanh chóng.
Cũng trong thời gian này, trào lưu tư tưởng dân chủ được truyền bá vào Nga qua con đường văn học. Các tác phẩm văn học của Puskin, Gogôn. Sepsened và của các nhà văn ưu tù khác đã giáo dục những tư tưởng tiên tiến cho thanh niên thời ấy. Nhà phê bình văn học Belinxki đóng vai trò lãnh tụ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của văn học Nga trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX. Về tư tưởng chính trị ông là một nhà dân chủ cách mạng đầu tiên của nước Nga và là người ủng hộ phong trào cách mạng nông dân. Ông đấu tranh quyết liệt với chế độ nông nô và chế độ chuyên chế, vượt qua mọi trở ngại của chế độ kiểm duyệt để truyền bá tư tưởng của mình, đóng góp vào sự giáo dục tư tưởng cách mạng sau này.
3. Chiến tranh Crưm (1853 – 1856) và tình thể cách mạng chín muồi
Trong khi mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt ở trong nước thì Nicolai I lại đẩy toàn nước Nga vào cuộc chiến tranh Crưm. Trong thế kỉ XIX, nước Nga Sa hoàng đóng vai trò sen đảm châu Âu, đàn áp khởi nghĩa Ba Lan (1830), Hungary (1848), ngăn cản sự thống nhất Đức và hai lần chuẩn bị dập tắt cách mạng Pháp. Đến đấu những năm 50, Nga hoàng muốn bành trướng thế lực của mình ở phương Đông. Trong khi đó, Anh và Pháp cũng muốn lợi dụng sự suy yếu của Thổ Nhĩ Kì để khống chế càng Côngxtăngtinốp, ngăn cần không cho tàu Nga qua lại các eo biển nhưng lại có thể đưa chiến hạm vào tấn công bờ biển Nga. Về phía Nga, Nicôlai I cũng muốn giữ các eo biển để bảo đảm cho các tàu bè của mình được tự do qua lại. Sau một thời gian tranh chấp về ngoại giao, năm 1853, chiến tranh bùng nổ. Cuộc chiến tranh này, đối với cả hai phía Nga và quân đồng minh Anh – Pháp đều mang tính chất xâm lược phi nghĩa. Thổ Nhĩ Kì đứng về phía Anh – Pháp nhằm đặt lại quyền thống trị đối với các dân tộc xung quanh. Nhưng khi cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Xêvaxtôpôn bắt đầu (9 – 1854) thì nhân dân Nga đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ rất anh dũng. Cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1855 thì chấm dứt. Nước Nga bị thất bại vì chế độ chính trị thối nát, kinh tế kiệt quệ, các phương tiện chiến tranh lạc hậu và thiếu thốn, sự chuẩn bị không chu đáo.
Sự thất bại của nước Nga cùng đẩy nhanh sự hình thành tình thế cách mạng đã âm i từ nhiều năm trước. Sự phá sản và sự cùng khổ của nông dân làm cho lòng bất mãn của họ mỗi ngày một tăng Trong khoảng từ 1858 – 1860 đã nổ ra hơn 300 cuộc đấu tranh của nông nó chống địa chủ. Cũng trong thời gian này, cuộc “khủng hoảng lớp trên” đã diễn ra, giai cấp quý tộc địa chủ không thể thống trị như cũ và chính quyền chuyên chế đại diện cho lợi ích phong kiến bị bắt buộc phải thay đổi chế độ chính trị – xã hội ở trong nước.
Cùng trong thời kì này, trên và đài đấu tranh chính trị đã xuất hiện một lực lượng mới là trí thức tiểu tư sản. Đi theo xu hướng của Bêlinxki, các nhà văn “bình dân” Đôbrôliubốp, Secnưsepxki trở thành hạt nhân của phái dân chủ cách mạng. Họ đưa ra cương lĩnh cách mạng dân chủ tư sản tiến bộ, đồng thời phê phán những thối nát của chủ nghĩa tư bản, muốn đưa nước Nga chuyển sang chủ nghĩa xã hội.
Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân cùng với sự hoạt động của các nhà trí thức dân chủ cách mạng đã làm rung chuyển chế độ nông nô. Đến những năm 60 của thế kỉ XIX, tình thế cách mạng chín muồi ở nước Nga.