Đế Quốc Mĩ can thiệp và thôn tính Philippin
1. Quân Mĩ đổ bộ vào Manila và thái độ dầu hàng của giai cấp tư sản
Mĩ kết thúc chiến tranh với Tây Ban Nha một cách nhanh chóng. Tây Ban Nha hoàn toàn thất bại, ngày 12-8-1898 phải kí hiệp ước đình chiến. Mã định chiếm Manila trước ngày đình chiến nhưng không đạt được. Tuy vậy chúng đã dùng sức mạnh dọa nạt quân cách mạng không cho vào Manila.
Quân đội cách mạng và chính quyền bất bình trước thái độ phi lí của quân Mỹ. Nhưng Aghinanđồ sợ sệt trước sự đe dọa của đế quốc Mĩ, đã ra lệnh cho quân rút lui. Quân Mĩ lấn tới, ồ ạt tiến vào Philippin và Manila. Chúng khôn ngoan lợi dụng cơ cấu chính quyền cũ của Tây Ban Nha xếp đặt ngay bộ máy thống trị mới. Ý đổ chiếm cứ lâu dài Philippin của Mĩ đã rõ ràng, chúng dùng chính sách kinh tế mở rộng cửa khẩu và cho buôn bán tự do. Giai cấp tư sản Philíppin, nhất là ở Manila hoan nghênh chính sách này vì nó mở đường làm ăn cho họ và do đó tách khỏi phong trào cách mạng
Ngày 15-8-1898 Hội nghị nhân dân cách mạng khai mạc. Phần lớn đại biểu được bầu từ 15 tỉnh lên, chỉ có một số ít do chính phủ chỉ định. Đại biểu của giai cấp tư sản địa chủ là Patécnô được cử làm chủ tịch. Hội nghị đã nhất trí thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày 12-6 ở Kavitto. Aghinanđỏ xuất hiện trong hội nghị như một lãnh tụ duy nhất của cách mạng được thừa nhận với uy tín dựng lên bằng nhiều thủ đoạn từ trước.
Trong Hội nghị, cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt giữa phái ổn hòa nấm giữ chính quyền và đa số đại biểu thuộc phải cấp tiến cách mạng, xuất thân từ giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Phái cấp tiến đã làm cho hội nghị trở thành Hội nghị lập pháp.
Ngày 29-11-1898, Hiến pháp Malôlôt được thông qua. Hiến pháp Malolốt mang dấu ấn tiến bộ của các hiến pháp tư sản Pháp, Bỉ, Braxin, Mêhicô v.v… phản ánh thành quả đấu tranh của quần chúng cách mạng. Hiến pháp đã được thông qua với nội dung tiến bộ và dân chủ so với các hiến pháp tư sản lúc bấy giờ. Hiến pháp quy định không cho một ai nắm trong tay quyền lập pháp và khủng định quyền hạn giám sát của đại biểu nhân dân đối với cơ quan hành chính. Quyển lập pháp được trao cho Quốc hội và chỉ bản thân Quốc hội mới có quyền sửa đổi. Trong Hiến pháp Malôlôt, các quyền lập pháp, hành chính, tư pháp được phân lập rõ ràng. Quyền tự do dân chủ của nhân dân được ghi nhận. Hiến pháp đề cập đến nhiều vấn đề xã hội như vấn đề giáo dục và tính phổ cập của nền giáo dục cách mạng
Hiến pháp Malôlốt là một văn kiện quan trọng của cách mạng Philippin. Từ trong nội dung Hiến pháp Malblot ta thấy rõ tính chất cách mạng tư sản giải phóng dân tộc năm 1898 của Philippin.
Nước Cộng hòa Philippin được thành lập, những người lãnh đạo nhà nước non trẻ này hi vọng được thế giới công nhận và vẫn còn nuôi nhiều Ảo tưởng đối với Mỹ. Aghinanđồ cử một phái đoàn sang Mĩ để gặp Tổng thống Máckinlây, song mọi hi vọng của họ đều trở thành thất vọng. Âm mưu nô dịch Philippin của Mĩ ngày càng lộ rõ. Ngày 10-12-1898 Hiệp ước Pari được kí kết giữa Mĩ và Tây Ban Nha ; chiến tranh kết thúc.
Chiếm được Philippin, Mĩ đã đặt một cấu nối liền Mĩ với thế giới phương Đông giàu có. Chính quyền Philippin kháng nghị Hiệp ước Pari, không thừa nhận Otit-viễn chỉ huy quân đội Mĩ ở Manila làm toàn quyền của Mỹ ở Philippin. Nhưng tất cả những hành động đó đối với Mĩ đều không có tác dụng gì. Hiệp ước Pari được Quốc hội Mĩ phê chuẩn và cuộc chiến tranh Mỹ – Philippin bùng nổ là một điều dễ nhiên.
2. Chiến tranh Mỹ – Philippin và sự thất bại hoàn toàn của cuộc cách mạng tư sản
Cách mạng Philippin đứng trước một nguy cơ rất lớn. Đế quốc Mĩ rấp tâm xâm chiếm hoàn toàn quán dão này. Ngày 4 và 5 tháng 2 năm 1889, Mi dùng lực lượng quân sự tấn công vào quân cách mạng và nhân dân Philippin. Nhân dân Philippin đứng dậy chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ, phong trào đấu tranh của nhân dân đã hình thành một làn sóng yêu nước to lớn. Khắp nơi, nhân dân đòi chính phủ kiên quyết lãnh đạo cuộc đấu tranh.
Chiến tranh đã làm cho sự phân hóa xã hội diễn ra đặc biệt nhanh chóng. Một bộ phận giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc Mĩ, còn một bộ phận nhỏ tiếp tục đấu tranh. Đế quốc Mĩ định dùng hành động quân sự để nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang của phong trào giải phóng dân tộc Philippin. Nhưng nhân dân Philippin đã đánh trả hết sức dũng cảm. Chính sách tháng nhanh của Mĩ buộc phải đổi thành chính sách gặm dần.
Mùa thu năm 1899, quân cách mạng gặp nhiều khó khăn, phải phân tán thành những đơn vị nhỏ, tiến hành chiến tranh du kích. Mặc dù nhân dân Philippin chiến đấu rất anh dũng, nhưng Mỹ đã đẩy lùi lực lượng cách mạng. Hơn nữa phía cách mạng lại thiếu sự lãnh đạo thống nhất và kiên quyết, phần đông trong chính quyền dao động muốn thỏa hiệp. Đế quốc Mĩ đã thi hành chính sách hai mặt, vừa dùng súng đạn để đè bẹp ý chí cách mạng của quần chúng, vừa mua chuộc là gián tầng lớp phong kiến địa chủ và tư sản mại bản để phân hóa lực lượng cách mạng.
Đến cuối năm 1899, mặc dù chiếm được hầu như toàn bộ Philippin, đế quốc Mĩ vẫn không tài nào bình định được những vùng đã chinh phục, ngay cả trong các thành phố. Chúng phải xây dựng đến 500 đồn bốt ở khắp nơi.
Để có thể nhanh chóng kết thúc chiến tranh, bọn Mi tìm cách nắm lấy Aghinanđô. Tháng 3-1901, Aghinanđô bị Mĩ bắt làm tù binh cùng với Chính phủ cộng hòa. Aghinanđồ kêu gọi nhân dân hạ vũ khí.
Sau khi đã phân hóa được lực lượng cách mạng, đế quốc Mĩ dùng quân đội tàn sát nhân dân và những người cánh tả cách mạng một cách dã man. Bọn chúng tàn phá hàng khu vực, giết không cần xét xử những người yêu nước. Mặc dù nhân dân Philippin chiến đấu rất kiên cường, nhưng cách mạng đã đi vào màn chót. Các cuộc đấu tranh lắng dân. Nhân dân Philippin yêu tự do bị kẻ thù mạnh hơn, một lần nữa đánh bại. Đế quốc Mĩ theo nguyên tắc cổ truyền của chính sách chia để trị, xây dựng nên bộ máy thống trị riêng ở từng đảo. Chúng lợi dụng những vương quốc miền Nam quần đảo Philippin, lợi dụng bọn tư sản địa chủ, bọn tư sản mại bản quan liêu làm kẻ tiếp tay để xây dựng chính quyền thống trị nhân dân Philippin.
Cuộc cách mạng tư sản Philippin cuối thế kỉ XIX như tiếng chuông vang dội thức tỉnh toàn dân tộc Philippin đứng lên đòi độc lập tự do, đã lay động đến tình cảm sâu xa của quảng đại quán chúng. Lần đầu tiên, nhân dân Philíppin đứng lên đấu tranh chống bọn thực dân với lực lượng thống nhất, với ý thức dân tộc mạnh mẽ. Nhân dân đa tỏ rõ sức mạnh của mình, đã lật đổ nền thống trị Tây Ban Nha tàn bạo kéo dài hàng mấy trăm năm. Nhưng cuộc cách mạng Philippin, cuối thế kỉ XIX đã bị đế quốc Mĩ bóp chết. Nhân dân Philippin lại bị rơi vào tay đế quốc Mĩ tham độc và tàn bạo.