Cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỉ XIX
1. Dân tộc Philippin thức tỉnh
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội Philippin có những biến đổi sâu sắc. Tăng lớp tư sản và tiểu tư sản tiếp xúc với tư tưởng mới, ý thức tư tưởng dân tộc hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhất là vào cuối thế kỉ thứ XIX. Nhân dân Philippin đòi được sống độc lập, tự do.
Cuộc cách mạng 1868 ở Tây Ban Nha lật đổ nhà vua và giành được thắng lợi tạm thời đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng tự do. Những cải cách về giáo dục, việc ban hành những quyền dân chủ về tổ chức và ngôn luận dù rằng rất hạn chế, cũng tạo cho nhân dân Philippin những nhận thức mới về quyền sống. Nhưng ở Philippin, chúng thủ tiêu những cải cách dân chủ đã đạt được trong đấu tranh cách mạng, tăng cường khủng bố nhân dân. Ruộng đất lọt vào tay nhà thờ, và nông dân biến thành tá điển. Một số nông dân trở thành công nhân của các xưởng pháo binh, xưởng vũ khí, xưởng đóng tàu của hải quân. Dù là tá điển hay là công nhân, họ đều sống rất khổ, phải lao động hết sức nặng nhọc mà thù lao thì rất thấp. Lòng bất mãn do cuộc sống nghẹt thở nặng nề của nhân dân Philippin tiếp được ngọn lửa đấu tranh của công nhân công binh xưởng phản đối thuế thân Xedula và nghĩa vụ lao dịch đã bùng lên thành cuộc khởi nghĩa cách mạng
a) Cuộc khởi nghĩa ở Kavitto năm 1872
Phong trào đấu tranh của công nhân Kavittơ đã liên hệ được với binh lính và sĩ quan người Philippin đóng ở Manila. Nông dân ở đây được giác ngộ cũng tham gia đấu tranh. Những người lãnh đạo khởi nghĩa định đêm 20-1-1872 khởi sự cùng một lúc ở hai địa điểm Manila và Kavittơ. Nhưng ở Manila kế hoạch bị lộ, chính quyền thực dân Tây Ban Nha nhanh chóng dập tắt. Còn ở Kavittơ tình hình diễn ra đúng như kế hoạch. Đêm 20-1-1872 quần chúng nổi dậy hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn Tây Ban Nha”. “Giết hết bọn giáo si”. Nghĩa quân đánh chiếm cảng San Philip. Các đội quân nông dân ở ngoại ô Kavittơ nhanh chóng kéo vào phối hợp với quân khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ thành phố trong 3 ngày, nhưng thiếu phương hướng nên chỉ đóng khung hoạt động cố thủ trong thành phố. Bọn phản động Tây Ban Nha lợi dụng nhược điểm đó để củng cố lực lượng, điều quân tiếp viện từ các nơi về trấn áp.
Cuộc khởi nghĩa ở Kavittơ tuy có chuẩn bị nhưng vì không có cương lĩnh, nên sau thắng lợi ban đầu đã không có phương hướng phát triển. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị thất bại, những người lãnh đạo bị bắt và bị xử tử. Hơn hai trăm người bị đi đày. Chính quyền Tây Ban Nha khủng bố hết sức tàn bạo. Những người bị nghi ngờ là có tư tưởng tự do đều bị bắt giam và bị xử tử. Nhiều linh mục người Philippin có tư tưởng tự do bị treo cổ vì bị nghi có liên quan trực tiếp đến cuộc nổi dậy của nhân dân. Bằng thủ đoạn dã man đó, chính quyền thực dân Tây Ban Nha dọa nạt nhân dân hòng làm cho họ nhụt chí đấu tranh. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại, cái chết của những cha cố có tư tưởng tự do, và của những người khởi nghĩa đã lay động tận gốc rễ tình cảm lớn lao của nhân dân Philippin.
Cuộc khởi nghĩa ở Kavittơ chứng tỏ phong trào dân tộc dân chủ ở Philippin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự tiếp nhận một hình thức đấu tranh quyết liệt với kẻ thù là biểu hiện mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa sâu xa của nó là ở chỗ lần đầu tiên giai cấp tham gia vào phong trào dân tộc với tư cách là đội quân chủ lực, là những chiến sĩ đấu tranh kiên quyết với kẻ thù. Đồng thời cuộc đấu tranh cũng chứng tỏ khả năng liên kết giữa giai cấp công nhân 418 được. Nhưng ý nghĩa công nhân Philippin với nông dân, binh sĩ và các tầng lớp khác trong xã hội để chống lại chính quyền của bọn thực dân Tây Ban Nha.
b) Hoxe Ridan và Liên minh Philippin
Hoxe Ridan là nhà thơ, thầy thuốc, có tinh thần nhân văn chủ nghĩa và hơn hết là người yêu nước, nhà hoạt động dân tộc nổi tiếng. Ông sinh năm 1861 trong một gia đình giàu có ở Kalamba thuộc tỉnh Lapuna. Mẹ Ridan là một phụ nữ có học thức, rất giỏi tiếng Tây Ban Nha nên từ bé Ridan đã được giáo dục đầy đủ. Vì có tư tưởng không phục tùng nhà nước thực dân Tây Ban Nha, gia đình ông bị quản thúc, mẹ Ridan bị giam lúc ông 10 tuổi, 2 năm sau mới được tha. Điều này ảnh hưởng đến Ridan khá lớn. Cuộc khởi nghĩa 1872 ở Kavittơ đã tác động mạnh mà đến Ridan, lúc đó đang sống trong gia đình cha đỡ đầu là linh mục Buốcgốt là người có tư tưởng tự do đã bị tử hình sau cuộc khởi nghĩa. Ridan đã lớn lên trong nỗi khổ đau, trong cơn gió cách mạng của dân tộc.
Từ thời còn là học sinh, ông đã tỏ rõ là một thanh niên có tài năng. Nam 19 tuổi, ông trở thành nhân vật có tiếng tăm trong giới trí thức. Bài thơ Gửi thanh niên Philippin viết năm 1879 phản ánh tư tưởng yêu nước mạnh mẽ của ông. Ông kêu gọi thanh niên :
“Hai hi vọng của Tổ quốc !
Hay đấu tranh cho tương lai tươi sáng Philippin”.
Năm 1887 ông viết cuốn sách nổi tiếng Đứng dụng đến tôi (Noli Me Tangere) vạch trấn tội ác của Tây Ban Nha, chế giễu bọn thống trị tay sai Philippin. Bằng tiếng nói đồng tình sâu sắc, ông bóc trấn cảnh sống khổ nhục nghèo nàn của những người nông dân và của dân tộc ổng. Ông thức tỉnh dân tộc bằng tiếng nói thiết tha của trái tim mình. Ông ngày thơ tin rằng sẽ có một ngày nào đó chính quyền Tây Ban Nha trao trả độc lập cho dân tộc ông, phản ánh tư tưởng của giai cấp tư sản Philippin yếu đuổi, ôn hòa.
Cùng góp phần quan trọng trong công tác thức tỉnh dân tộc lúc này còn phải kể đến Mácxen Đen Pi-la. Cuộc đời ông có nhiều nét tương tự như Ridan. Gia đình ông bị bọn Tây Ban Nha giết hại. Thời còn là sinh viên trường Luật ở Manila, ông là linh hồn của phong trào sinh viên tiến bộ. Sau khi tốt nghiệp, ông tích cực hoạt động tuyên truyền thức tỉnh quần chúng, phê phán chế độ áp bức hiện hành. Năm 1882, ông chủ trì tờ báo bằng tiếng Philippin Nhật kỉ Tagan. Đó là tờ báo đầu tiên bằng tiếng dân tộc, đòi quyền tự do dân chủ. Ngày 1-3-1888, ông cùng một số nhà tư tưởng dân chủ tổ chức cuộc biểu tình ở Manila. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha lùng bắt những người lãnh đạo, ông phải rời Manila sang Madorit. Ở đây ông cùng một số bạn bè xuất bản tờ báo Đoàn kết.
Những bài báo đẩy nhiệt tình yêu nước của ông của Ridan và Giena đăng trên báo Đoàn kết trở thành những lời kêu gọi thiết tha của dân tộc. Nhưng tờ báo bị cấm không được lưu hành ở Manila. Bị hạn chế bởi quan điểm cải lương, hoạt động của Pila chỉ có ảnh hưởng nhiều trong số các nghị viên, các viên chức cao cấp và tầng lớp trí thức có tư tưởng tự do. Ông tranh thủ tuyên truyền trong tầng lớp trên ở Tây Ban Nha, những mong sẽ được sự ủng hộ của phái tự do này và trông chờ chính phủ Tây Ban Nha tiến hành cải cách.
Ông chủ trương đòi :
– Quyền bình đẳng giữa người Philippin và người Tây Ban Nha.
– Người Philippin được cử đại biểu vào nghị viện.
– Bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
– Tự do buôn bán.
Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của quần chúng thức tỉnh ngày càng mạnh mẽ, những tổ chức đấu tranh chính trị ra đời.
Năm 1892 tổ chức “Liên minh Philippin” được thành lập. Tổ chức này gắn liền với tên tuổi của Hoxé Ridan. Với giai cấp tư sản, Ridan được coi là thủ lĩnh có uy tín của cuộc đấu tranh đòi cải cách và đời phát triển kinh tế Philippin, thì đối với quần chúng nhân dân, ông cũng được xem như là một lãnh tụ cách mạng Liên minh Philippin sở di thành lập được là do lúc này đã có cơ sở cách mạng ở trong nước, đồng thời độ uy tín lớn của Ridan. Tên tuổi Hôxê Ridan trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng Philippin. Liên minh Philippin để ra nhiệm vụ đấu tranh :
– Thống nhất toàn quần đảo thành một quốc gia lớn mạnh.
– Chống bạo lực và bất công.
– Phát triển giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp và buôn bán.
– Thi hành cải cách. Ridan là người thủ lĩnh trong Liên minh đứng về phái ôn hòa. Ông phản đối đấu tranh bạo lực, không tin vào lực lượng của quần chúng nhân dân, chỉ chú trọng hoạt động trong giới trí thức. Ông tin rằng bằng biện pháp giáo dục sẽ cải thiện được đời sống của nhân dân và tưởng rằng con đường cải cách do Tây Ban Nha đem lại là con đường duy nhất đúng cho một nước Philippin độc lập tự do. Các phần tử trí thức tin tưởng và hưởng ứng nhiệt tình chủ trương của Ridan, tham gia Liên minh khá đông.
c) Boniphaxiô và tổ chức Katipunan
Đối lập với phái ôn hòa là phải cách mạng do Bôniphaxiô đứng đầu. Ông tượng trưng cho sự liên hiệp của quảng đại quần chúng nhằm đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp của Philippin.
Bôniphaxiô sinh ngày 30-11-1863 ở ngoại ô Manila. Từ bé, ông phải lao động để kiếm sống và đã chịu đựng nổi khổ của những người công nhân, nông dân. Tư tưởng cách mạng của ông chịu ảnh hưởng của phong trào quần chúng và của sách báo phương Tây, đặc biệt là sách báo của các nhà cách mạng tư sản Pháp. Bôniphaxiô tham gia Liên minh Philippin với tư cách đại diện tầng lớp bình dân. Nhưng sau đó ông thành lập một đoàn thể bí mật lấy tên là ‘Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” gọi tắt là Katipunan. Tuy không có cương lĩnh rõ ràng và còn mang nhiều màu sắc tôn giáo, nhưng với khẩu hiệu “bình đảng và phương pháp cách mạng bình dân, Katipunan đã phản ánh đến một mức độ nhất định khát vọng về quyền lợi xã hội của quần chúng nhân dân đói khổ. Chính vì lẽ đó, Katipunan trở thành tổ chức cách mạng của quần chúng cần lao thiết tha với quyền lợi dân tộc.
Bồniphaxiô xây dựng Katipunan thành một tổ chức có kỉ luật. Hội viên phải kí bằng máu của mình khi vào hội, lễ kết nạp được tiến hành bằng những nghi thức phức tạp. Mục tiêu là :
– Mọi người phải được bình đẳng, không phân biệt màu da, giàu nghèo và địa vị xã hội.
– Đấu tranh chống áp bức xã hội, bảo vệ những người bị áp bức.
– Giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc được thể hiện rõ trong những điểm trên. Câu nói nổi tiếng của Bôniphaxiô “Cần nhớ rằng hạnh phúc và vinh quang là chết cho sự nghiệp cứu lấy Tổ quốc” thành lời tuyên thệ của Katipunan trước sự nghiệp dân tộc. Cho đến năm 1893, Bổniphaxiô vẫn coi tổ chức của ông là một bộ phận của Liên minh Philippin. Ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do rất lâu dài và khá mạnh mẽ. Sau khi Ridan bị bắt đi đày, Bồniphaxiô định củng cố Liên minh Philippin nhưng vì Liên minh chỉ chủ trương chỉ cách ôn hòa nên Bỏnlphaxiô xa dần Liên minh.
Năm 1894, Katipunan lần đầu tiên bước vào giai đoạn bạo lực cách mạng. Phong trào khởi nghĩa của nhân dân, đặc biệt là những cuộc đấu tranh của nông dân ngày càng mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến Katipunan. Những nhà lãnh đạo liên hệ với phong trào nổi dậy của nông dân ở Morồng. Tháng 6-1894 Boniphaxiô chủ trì cuộc họp ở một hang núi thuộc tỉnh Môngtan để chuẩn bị khởi nghĩa. Lúc này Katipunan đã có hàng chục vạn hội viên nhưng vẫn giữ được tính kỉ luật khá chặt chẽ.
Katipunan cử người đi liên hệ với Ridan đề nghị ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, nhưng ông từ chối. Ridan rời khỏi Philippin nhưng trên đường sang Tây Ban Nha ông bị bắt. Lúc này cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha bắt ông vì chúng cho rằng Ridan là người tổ chức và cổ vũ phong trào chống lại chúng Ông bị giải về Philíppin và bị xử tử.
2. Cuộc cách mạng bùng nổ và giai đoạn I của nó
Tinh thể cách mạng ngày càng đến gần, Bôniphaxiô đích thân lãnh đạo Katipunan. Ông muốn biến Katipunan thành cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa, và sau khi giành được thắng lợi, nó sẽ trở thành chính quyền cách mạng
Ngày 28-8-1896, Bôniphaxiô phát ra lời kêu gọi đấu tranh được nhân dân Philippin hưởng ứng nhiệt liệt. Hàng ngàn người cấm vũ khí. Khởi nghĩa nhanh chóng lan ra toàn quốc. Đội quân cách mạng ban đầu chỉ có gậy gộc, giáo mác và vũ khí thô sơ, sau khi thu được một số thắng lợi đã lấy vũ khí của kẻ thù để trang bị cho mình. Thế trận của cách mạng bừng bừng khắp nơi như một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đẩy kẻ thù vào thế bị động. Đội quân cách mạng được thành lập do những người xuất thân từ thành phần lớp dưới lãnh đạo.
Bọn thực dân Tây Ban Nha lỏng lộn điên cuồng bắt giam và xử tử hàng loạt. Hành động khát máu của chúng như dấu đổ thêm vào lửa, phong trào cách mạng bùng lên dữ dội, lan sang các đảo Minđôvô, Mindanao vv… Binh lính trong các trung đoàn Tây Ban Nha cũng đóng tình với cách mạng, binh lính người bản xứ thì quay súng chống lại bọn chỉ huy người Tây Ban Nha, tham gia khởi nghĩa. Ngay cả ở các ngục tù, những tù nhân chính trị và tủ thường phạm cũng liên kết đứng dậy. Tính chất quần chúng của cuộc khởi nghĩa càng sâu sắc. Bọn thống trị phải điều quân từ Tây Ban Nha sang. Cuộc đàn áp đẫm mẫu càng khốc liệt hơn. Tòa án quân sự thành lập khắp nơi, xét xử hàng loạt người dân Philippin yêu nước. Nhưng những thủ đoạn tàn bạo đó không thể nào ngân được làn sóng khởi nghĩa đã dàng cao.
Chính quyền Tây Ban Nha đứng đầu là tên toàn quyền quân sự Rivera thấy rõ việc dùng đơn thuần biện pháp bạo lực không đưa lại kết quả gì. Y chủ trương dùng chính sách hứa hẹn để lừa bịp quần chúng và dùng sức mạnh quân sự để dọa nạt. Chúng tìm cách phân hóa hàng ngũ cách mạng, tách giai cấp tư sản và địa chủ ra khỏi trận tuyến đấu tranh.
Tuy bọn thực dân có thu được một số thắng lợi về quân sự đối với giai cấp tư sản, nhưng phong trào cách mạng vẫn phát triển. Một số thành phố bị quân khởi nghĩa chiếm, chính quyền Katipunan thay thế cơ quan hành chính thực dân. Quần chúng cách mạng say sưa sáng tạo trong đấu tranh và trong việc tổ chức quản lý xã hội.
Giai cấp tư sản và địa chủ đi theo cách mạng là do tình thế bắt buộc không thể nào khác được. Họ không muốn dùng phương pháp cách mạng quyết liệt của phong trào nhân dân. Nay cách mạng lại thu được thắng lợi to lớn không ngờ tới, họ lo sợ hơn là mừng vui, vì phong trào nhân dân khắp nơi đã và đang có dấu hiệu đụng chạm đến quyền lợi của tư sản. Nông dân nhiều nơi đã tự động chiếm ruộng đất. Sự quản lí chính quyền của quần chúng lao động như là một sự xúc phạm đối với giai cấp tư sản địa chủ. Họ không thể bằng lòng với Katipunan và các lãnh tụ cách mạng bình dân. Họ muốn tước đoạt quyền lãnh đạo cách mạng và thủ tiêu tổ chức Katipunan.
Trong khi đó, Aghinanđô là đại diện của giai cấp tư sản địa chủ tự do đã giành được địa vị lãnh đạo Katipunan, tìm cách đấu tranh chống lại Bôniphaxis.
Chính phủ cách mạng thành lập, Aghinanđô làm Tổng thống. Năm 1897, Aghinanđô ra lệnh giải tán Katipunan bắt Boniphaxiô, khép tội chống phá cách mạng rồi giết hại ống. Những hành vi đen tối đó đã gây nhiều tác hại cho phong trào cách mạng ở Philippin.
Ngày 18-11-1897 giai cấp tư sản ôn hòa đứng đầu là Aghinan đô đem số phận của nước cộng hòa Philippin trao vào tay bọn thực dân Tây Ban Nha. Trong hiệp định kí với Tây Ban Nha, Aghinanđô đã nhận ngừng chiến và rời khỏi Philippin. Toàn quyền Rivera đóng ý bồi thường cho những người tham gia cách mạng 80 vạn pêxô. Chính phủ Aghinanđô tuyên bố giải tán và Aghinanđô nhân danh Tổng thống kêu gọi nhân dân ngừng hoạt động quân sự để chờ đợi cải cách.
3. Giai đoạn II của cuộc cách mạng
Phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, bất chấp sự đầu hàng của chính quyền, vẫn bùng lên mạnh mẽ… Nhiều thành phố ở Luxông lại chuyển vào tay cách mạng. Quán chúng không chịu lùi bước mà tiếp tục cấm lấy vũ khí chiến đấu. Ở Xebu, Panai v.v… cuộc chiến tranh du kích của nghĩa quân hết sức sôi nổi.
Ngày 17-4-1898 các khu giải phóng triệu tập Hội nghị đại biểu, bầu ra Ủy ban hành chính ở miền Trung Luxông Ngay ở thủ đô Manila, nghĩa quân vẫn hoạt động thường xuyên.. Toàn quyền Rivera tuy tăng cường lực lượng quân sự trấn áp, nhưng không tài nào dập tắt được ngọn lửa cách mạng dâng cao.
Chính quyền Tây Ban Nha sau khi kí kết đã hoàn toàn nuốt lời hứa, không tiến hành cải cách. Ngay bản thân giai cấp tư sản và trí thức cũng phải thất vọng, một số trở lại tham gia đấu tranh.
Mùa Xuân 1898, các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Xêbu, Giámbalét, Panai sối nổi hẳn lên. Ở một số thành phố nổ ra các cuộc đấu tranh do các phần tử trí thức và giai cấp tư sản lãnh đạo. Tuy vậy, những hoạt động của quán chúng cách mạng sau khi Aghinanđô kí kết hiệp ước đã thiếu sự lãnh đạo thống nhất. Do đó, phong trào cách mạng phân tán, tản mạn và mất phương hướng đấu tranh. Trong tình hình đó, Aghinanđô không muốn bị gạt ra khỏi vai trò lãnh đạo phong trào, nhất là khi cách mạng lại đang có nhiều hứa hẹn, nên đã tổ chức “Hội những người yêu nước” ở Hồng Kông, bắt liên lạc với phong trào trong nước.
Lúc này đế quốc Mĩ mới lớn lên muốn đánh thực dân Tây Ban Nha để giành giật thuộc địa. Đây là cơ hội để Mĩ có thể gây dựng thế lực của mình. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha ngày càng đến gắn, Tổng thống Mĩ ra lệnh cho hạm đội tiến về phương Đông và chuẩn bị tiêu diệt hạm đội của Tây Ban Nha. Bọn Mi giương cao chiêu bài “bênh vực dân tộc bị áp bức” ( !) đưa quân vào vịnh Manila. Mặt khác chúng liên lạc với Aghinanđô và liền hệ với phong trào trong nước Philippin. Các lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc và giai cấp tư sản Philippin chìm đắm trong do tưởng là Mi sẽ giúp Philippin giành độc lập. Họ tuyên truyền Mi như là “vị cứu tinh” của Philippin, kêu gọi quần chúng ủng hộ quân Mĩ.
Hạm đội Mĩ dưới quyền chỉ huy của Điuây tiến vào vịnh Manila và đánh đám toàn bộ hạm đội của Tây Ban Nha. Cuộc giao chiến với Tây Ban Nha ở hiệp đầu thu được thắng lợi cao. Điuây hạ lệnh cho tàu đi đón Aghinanđô về nước tuyên bố ủng hộ độc lập của Philíppin. Lúc này Mĩ chưa đủ khả năng chiếm Philíppin ngay, đã khôn khéo lợi dụng lực lượng cách mạng Philíppin đánh bại Tây Ban Nha rồi giành lấy thành quả.
Cuối tháng 5-1898 Aghinanđô về nước, với tham vọng dùng chính sách độc tài mới có thể chống lại những lãnh tụ có uy tín đang hoạt động trong nước, và nhất là chống lại lực lượng bình dân đang đẩy cách mạng phát triển theo chiều hướng dân chủ triệt để. Giới tư sản hoan nghênh Aghinanđô và đón tiếp như một lãnh tụ đẩy khả năng, mà họ hàng trông đợi.
Quân cách mạng liên tiếp thu được những thắng lợi to lớn có tính chất toàn diện ; cách mạng phát triển vô cùng thuận lợi. Thực dân Tây Ban Nha hoang mang tột độ, quân Mĩ chưa đổ bộ lên đất Philippin, Aghinanđô phát lời kêu gọi khi cuộc đấu tranh đã lan tràn khắp nước và đang giành được ưu thế.
Ngày 12-6-1898 bàn Tuyên ngôn độc lập Kauitto ra đời. Tuyên ngôn này được 98 đại biểu kí tên ; Philippin trở thành một nước độc lập có chủ quyền. Tuyên ngôn Kavittơ là tháng lợi to lớn của quán chúng cách mạng đã giành được bằng xương máu. Nó phản ánh tình thể cách mạng đang phát triển sôi nổi. Bản Tuyên ngôn mang tính chất chống đế quốc và phong kiến rõ rệt. Quần chúng ghi lên lá cờ cách mạng những yêu cầu dân tộc – dân chủ.
Cuộc đấu tranh càng gần đến ngày thắng lợi hoàn toàn thì những mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa giai cấp tư sản và quần chúng cách mạng cùng phức tạp. Yêu cầu thực tiễn của xã hội lúc bấy giờ đòi hỏi phải thành lập một chính quyền cách mạng Ngày 23-6-1898, Aghinanđô kí sắc lệnh thành lập chính phủ cách mạng. Quốc hội trở thành cơ quan tối cao của nhà nước, cơ quan đại biểu của nhân dân quần đảo Philippin. Tổng thống không có quyền ngăn cản quốc hội triệu tập hội nghị. Nhưng đồng thời, sắc lệnh quy định nghị quyết của Quốc hội phải được Tổng thống phê chuẩn mới có hiệu lực. Tổng thống có quyền phủ quyết và quyền chỉ định các bộ trưởng Phần lớn các bộ trưởng là đại biểu của giai cấp địa chủ – tư sản.
Chính phủ mới thi hành một loạt biện pháp, trong đó chủ yếu là xóa bỏ quyền lũng đoạn kinh tế chính trị của tập đoàn tôn giáo. Những ruộng đất và bất động sản của thế lực tôn giáo phản động bị tịch thu và chuyển giao cho nhà nước. Trong chừng mực nhất định chính sách này đã giảm nhẹ bớt gánh nặng cho nông dân.
Sắc lệnh tịch thu ruộng đất của tập đoàn tôn giáo và một số chính sách giáo dục xã hội khác mang lại không khí phấn khởi cho quần chúng cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Nghĩa quân giành được thắng lợi liên tiếp, khống chế hầu hết các đảo. Manila, dinh lũy cuối cùng của chính quyền thực dân Tây Ban Nha, bị bao vây. Số phận của thành phố này đã quyết định ngày tận số của chế độ thực dân Tây Ban Nha.