Điều kiện tự nhiên và dân cư Hi Lạp cổ đại

Hi Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ Tiểu Á, và những đảo thuộc biển Êgiê. Miền lục địa Hi Lạp có tầm quan trọng trong lịch sử Hi Lạp. Miền này có thể được chia thành 3 miền : Bắc, Trung và Nam Hi Lạp. Nét nổi bật của địa hình Hi Lạp là ở cả 3 vùng đều có sự đan xen của cấu trúc địa hình với những đồng bằng, cao nguyên, rừng núi, đôi, sông, suối, eo, vịnh… Bắc Hi Lạp được dãy Pido chia cắt thành 2 khu vực, phía tây là vùng Epia, nhiều rừng núi và phía đông là đồng bằng Tétxali. Từ Bắc xuống Nam, về đường bộ, người Hi Lạp buộc phải vượt qua đèo Técmôphin – một đèo hẹp, hiểm trở – Trung Hi Lạp có địa hình khác hắn, ở đây có nhiều rừng núi, chạy dọc, ngang đã chia vùng này thành nhiều khu vực địa lí nhỏ, hẹp hầu như cách biệt với nhau. Trù phú nhất, là đồng bằng Attích và đồng bằng Beoxi. Trung và Nam Hi Lạp được nối với nhau bằng một eo nhỏ – eo Corinh – có nhiều đồi, núi và rừng nhỏ. Nam Hi Lạp là một bán đảo nhỏ, hình bàn tay, có 4 ngón duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải. Đây là vùng trù phú nhất với nhiều đồng bằng như đồng bằng Lacôni, Métxeni, Acgolit. Người Hi Lạp gọi bán đảo này là Pelopone. Bờ biển Hi Lạp dài, có những đặc trưng địa hình riêng ở hai nửa Đông – Tây. Bờ phía tây gỗ ghế, lởm chởm không thuận tiện lắm cho việc xây dựng các cảng. Bờ phía đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa, tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyền. Bờ biển phía tây của miền Tiểu Á cũng có những điều kiện địa hình tương tự như bờ phía đồng lục địa Hi Lạp. Còn vùng đất liên ven bờ Tiểu Á, là vùng đất trù phú, tạo thành cầu nối, nối thế giới Hi Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông. Hi Lạp cổ đại có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên vùng biển Egie thuộc Địa Trung Hải, tạo thành một hành lang cầu nối giữa miền lục địa Hi Lạp với Tiểu Á. Đáng kể nhất là đảo Obe (ở phía tây), Látbốt, Kiết, Xamốt (ở phía đông) và nhất là dây đảo Xiclat, (trong đó có đảo Đelốt – một trong những trung tâm lớn của người Hi Lạp cổ) ; ở phía nam Hi Lạp có đảo Crét trên biển Egiê, một trung tâm thương mại, đồng thời cũng là trung tâm của nền văn minh tối cổ – văn minh Crét – Myxen – trong lịch sử Hi Lạp.

Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động đáng kể tới khuynh hướng phát triển của nền kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia cổ đại Hi Lạp. Hi Lạp ít đồng ruộng, đất đai lại không thuận lợi và thích hợp với việc trồng cây lương thực, nhưng lại thích hợp với việc trồng nho và Oliu. Một số vùng đất của Hi Lạp – ở Attich, Coranh và Beôxi – có loại đất sét đặc biệt, dùng để chế tạo đồ gốm tinh xảo, tuyệt mĩ trong hoạt động thủ công. Thiếu đất để canh tác nông nghiệp, nhưng thiên nhiên lại ưu đãi người Hi Lạp bởi nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lôcôni, mỏ đồng ở thế, bạc ở Attich, vàng ở Toraxi… Và những rừng gỗ quý bạt ngàn ở khắp miền lục địa. Những điều kiện tự nhiên đó, ngay từ đầu đa thúc đẩy người Hi Lạp sớm phát triển khuynh hướng của một nền kinh tế thiên về sản xuất thủ công nghiệp hơn là sản xuất nông nghiệp. 

Trước thiên kỉ III TCN, trên một số vùng đất của miền lục địa Hi Lạp và một số đảo lớn ở biển Egiê đã có những cư dân bản địa sinh sống. Chính họ đã sáng tạo ra nền văn mình tối cổ trong lịch sử Hi Lạp – Văn minh Crét, Myxen. 

Từ cuối thiên kỉ III, đầu thiên kỉ II TCN, các tộc người Hi Lạp , thuộc ngữ hệ Ấn – Âu, bắt đầu các đợt thiên di liên tục từ vùng hạ lưu Đanuýp xuống vùng Bancăng và các đảo thuộc biển Egie kéo dài trên dưới 1.000 năm, và kết quả là các tộc người Hi Lạp khác nhau đã hoàn toàn chinh phục khu vực, Nam Bancăng và các đảo tạo thành những điểm cư trú cơ bản của người Hi Lạp. 

Người Đôrien định cư ở phía nam bán đảo Pelôpone, đảo Crét và một số đảo nhỏ ở nam Egiê. Người Ionien định cư ở vùng đồng bằng Attich, đảo Chê, và những vùng đất ven bờ phía tây Tiểu Á. 

Người Akzen chủ yếu định cư ở miền Trung Hi Lạp, Người Ellien ở Bắc Hi Lạp, một số đảo trên biển Egiê và vùng ven bờ Tiểu Á. Những tộc người Hi Lạp trên bốn vùng cư trú kể trên đã cùng nhau xây dựng nên lịch sử các quốc gia thành thị Hi Lạp. Họ tự nhận có cùng chung một nguồn gốc, cùng chung một ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán. Họ tự coi là những con cháu của thần Helen (Hellene) và gọi quốc gia của họ là Henlát (Hellas)