Hoạt động của hội Giêsu

Hội Giêsu (ta thường gọi là Dòng Tên) lúc đầu không phải do Giáo hội Roma lập ra, mà là một tổ chức tự phát do một quý tộc Tây Ban Nha tên là Inhaxơ đơ Loyola (Ignace de Loyola, 1491–1556) lập ra ở Pari năm 1934. Bị thương nặng không thể tiếp tục phục vụ trong quân đội, lại là một con chiến cuồng tín, Loyola quyết tâm hiến dâng cuộc đời mình để phụng sự chúa Giêsu và đấu tranh chống bọn tà giáo. Sau nhiều năm nghiên cứu thần học ở Đại học Xalamanca (Tây Ban Nha) và Đại học Pari, Loyola viết một quyển sách nhan đề là Rèn luyện tinh thần, trong đó trình bày cương lĩnh tổ chức của Hội Giêsu. Đến năm 1540. Hội Giêsu được Giáo hoàng phê chuẩn. Từ đó, Hội chính thức trở thành một công cụ đắc lực của Giáo hội Thiên chúa trong việc chống Tân giáo. 

Về hình thức, cơ quan quyền lực cao nhất của hội là Tổng hội do Tổng quản đứng đầu, nhưng thực tế thì Tổng quan là người có quyền uy lớn nhất. Sau khi được Giáo hoàng công nhận. Tổng quân thường xuyên đóng ở Roma. Thành viên của Hội Giêsu là những tín đồ trung thành nhất của đạo Thiên chúa. Giống như các tu sĩ, họ cũng phải thể sống độc thân, phải phục tùng, không tham ô nhưng họ không phải mặc áo thầy tu và sống âm thầm, trong tu viện mà sống sôi nổi ở ngoài đời. Ki luật của hội hết sức nghiêm ngặt, trong đó quy định cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp trên. Chính Loyola người sáng lập hội và cũng là người được cử làm Tổng quản đầu tiên và suốt đời đã giáo dục hội viên của mình rằng : “Bộ hạ phải phục tùng cấp trên, giống như một xác chết có thể lật qua lật lại. giống như một cái gậy tuân theo mọi động tác, giống như một cục nến có thể thay đổi hình dạng và có thể kéo dài ra về phía nào cũng được”. 

Phương châm hoạt động của Hội là “mục đích biện hộ cho biện pháp”. Do vậy để khôi phục uy tín và củng cố thế lực của Giáo hội Thiên chúa.

Hội Giêsu không từ bất cứ một thủ đoạn xấu xa hay tàn bạo nào. Với cái vẻ phong nhã lịch sự của những chính khách, những nhà ngoại giao, những nhà giáo, những thầy thuốc… các hội viên của hội Giêsu đã lần mình vào rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong xã hội. 

Mục tiêu chú ý đầu tiên của hội là những nước đang diễn ra cuộc đấu tranh gay go giữa Tân giáo và Cựu giáo như Đức, Pháp, Ba Lan… tại những nước này, họ tìm cách giao thiệp với những kẻ quyền quý, tìm cách trở thành quan lại cấp cao trong chính phủ hoặc giáo sĩ cung đình. Sau đó, bằng phỉnh nịnh, dụ dỗ, đe doạ và mọi âm mưu quỷ quyệt khác, họ xúi giục các chính phủ ấy thi hành những biện pháp cứng rắn để phá hoại Tân giáo, khôi phục đạo Thiên chúa. 

Nếu gặp những ông vua tỏ ra có cảm tình với Tân giáo, thì các đại biểu của họ không thể chui vào trong chính phủ được, nên họ tìm mọi cách để trừ khử, mà vụ ám sát vua Hàngri IV của Pháp năm 1610 là một ví dụ điển hình. 

Hội Giêsu còn chú ý đến việc mở Trường Dòng để đào tạo linh mục phục vụ cho việc truyền giáo, đồng thời mở các trường học nội trú để thu hút thanh thiếu niên đến học tập, qua đó để biến họ thành những người tuyệt đối trung thành với đạo Thiên chúa. Ngoài ra, Hội còn thành lập các nhà thương làm phúc để điều trị cho bệnh nhân nhằm mua chuộc cảm tình của đông đảo quần chúng nhân dân. 

Để có thực lực về kinh tế làm cơ sở cho các hoạt động về tôn giáo, chính trị, xã hội, Hội Giêsu đã kinh doanh dù các loại ngành nghề như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp kể cả đầu cơ tích trữ và cho vay nợ lãi. 

Phạm vi hoạt động của Hội Giêsu không phải chỉ ở châu Âu mà để mỡ rộng thế lực và ảnh hưởng của giáo hội Thiên chúa ra khắp thế giới, các giáo sĩ Hội Giêsu đã đi theo các tàu buồn của thương nhân các nước Tây Âu đến tận những nơi xa xôi như châu Mĩ và các nước ở Viễn Đông để truyền đạo. 

Do tính chất tráo trở, đen tối, phản động của nó, đến thế kỉ XVII, Hội Giêsu không những bị phần tử cấp tiến trong giai cấp tư sản lên án, mà còn bị nhiều người trong Giáo hội Thiên chúa công kích và cho rằng hoạt động của họ lợi ít hại nhiều. Vì vậy, năm 1773, Hội Giêsu bị Giáo hoàng Clêmăng XIV ra lệnh giải tán, tuy đến năm 1814 thì được khôi phục lại, nhưng vai trò của nó kém xa so với trước. 

Với sự ủng hộ tích cực của các thế lực phong kiến bảo thủ, sự phản công của đạo Thiên chúa đối với Tân giáo cũng có thu được một số kết quả nhất định như đã khôi phục được sự thống trị của Giáo hội Roma ở Ba Lan, Hunggari, miền Nam Nědéclan. Song lực lượng của Tân giáo không vì thế mà bị suy yếu. “Tính chất không thể tiêu diệt được tà đạo Tin lành tương ứng với tính chất vô địch của giai cấp tư sản đang lên…”. Do vậy, những cuộc đấu tranh ác liệt trên quy mô rộng lớn giữa hai phe Tân giáo và Cựu giáo vì những nguyên nhân phức tạp về nhiễu mặt còn tiếp tục diễn ra ở Pháp, Đức và một số nước châu Âu khác.