Kết luận Chương 8: Nước Mĩ nửa đầu thế kỉ XIX và cuộc nội chiến (1861 – 1865)

Cuộc nội chiến Mỹ 1861 – 1865 về bản chất là cuộc cách mạng giải phóng xã hội tiếp theo cuộc chiến tranh giành độc lập. Cuộc đấu tranh nhằm mục đích chống bọn chủ nô và những khuynh hướng bảo thủ đòi duy trì và phát triển chế độ nô lệ tàn bạo. Những lực lượng tiến bộ của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc, quần chúng nhân dẫn lao động và nô lệ đã tham gia cuộc đấu tranh quyết liệt này.

Trong cuộc đấu tranh tự giải phóng có tới 180.000 người da đen đứng về phía Liên bang chống lại quân đội Hiệp bang miền Nam. Trong thời gian chiến tranh đã có tới 50.000 nô lệ da đen bộ trốn để thoát khỏi chế độ nô lệ, hoặc tham gia chiến đấu tích cực chống lại chủ mô. Những binh sĩ da đen hi sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng lên tôi 37.000 người. Công cuộc giải phóng nô lệ đã động viên cao độ lòng dũng cảm hy sinh và năng lực của người da đen Có nhiều người trong họ đã trở thành sĩ quan chỉ huy. 

Nhiệm vụ hàng đầu của cuộc chiến tranh là xóa đi một phương thức sản xuất ngắn trở xã hội phát triển, cụ thể là phải giải phóng nô lệ. Abraham Lincoln ngay từ đầu của cuộc chiến tranh đã tập hợp lực lượng dưới khẩu hiệu “giải phóng nô lệ” và với chiến thắng của lực lượng Liên bang, hiến pháp công bố xóa bỏ hoàn toàn chế độ này. 

Sự giải phóng nô lệ cùng với yêu cầu ruộng đất đã được đặt ra một cách cụ thể. Những người nô lệ vừa được giải phóng được chia đất ở miền Tây. Đạo luật về phân cấp đất cho người di cư năm 1862 là giải pháp dân chủ và tiến bộ trong chính sách ruộng đất à Mĩ.

Kết quả to lớn của cuộc nội chiến là chế độ nô lệ bị xóa bỏ, con đường phát triển tư bản kiểu Mĩ trong nông nghiệp được mở rộng. cơ sở cho sự phát triển công nghiệp được tạo nên một cách đầy hứa hẹn. Nhờ vậy, cuối thế kỉ XIX nước Mĩ bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nhanh chóng đưa nước Mĩ lên vị trí hàng đầu. của các nước tư bản trên thế giới.