Nước Mĩ sau cuộc nội chiến

Sau thắng lợi của phe Liên bang trong cuộc nội chiến, tình hình nước Mỹ trở nên khá phức tạp. Anđriu Giônxơn thay Linen làm Tổng thống (1865 – 1869). Ông là người thuộc phái ôn hòa không muốn thi hành những biện pháp dân chủ triệt để. Nhưng việc giải phóng nô lệ đã trở thành vấn đề hiện thực. Tổng thống Lin Côn từ ngày 1-1-1863 đã tuyên bố xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ. Và trong những năm kế tiếp, tiểu bang Missouri và một số tiểu bang khác đã lần lượt đưa ra đạo luật giải phóng nô lệ. Tuy vậy phải đến trung tuần tháng 12 năm 1865, nghị viện mới bỏ phiếu chấp thuận việc sửa đổi điều thứ 13 trong hiến pháp như sau : “Không một chế độ nô lệ nào, không một hình thức miễn cưỡng nào, trừ khi để trừng phạt một trong tội mà hệ thống pháp lí đúng đến công nhận bị can đa phạm, có thể tồn tại ở Mĩ, cũng như ở bất cứ nơi nào thuộc thẩm quyền quốc gia này”. 

Những người da đen bắt đầu được tham gia cơ quan lập pháp, hành chính. Ở miền Nam, một vài nơi họ đã chiếm đón điển, chia ruộng đất. 

Tuy vậy, lực lượng phản động muốn duy trì chế độ phân biệt chủng tộc vẫn hoành hành. Dã man và hết sức phản động là bọn thực hiện chính sách khủng bố thông qua tổ chức.

Bản chất hành động của tổ chức này là tính kì thị người da đen. Những đảng viên 3K tuyên bố bảo vệ quyền “tối cao của người da trắng. Nhiều chủ đồn điền muốn thi hành những đạo luật phi lí cấm người da đen có quyền tư hữu ruộng đất, cấm họ học hành và làm việc trí óc, cấm hội họp, cấm kết hôn với người da trắng. Họ tìm mọi cách tàn sát người da đen hết sức dã man.

Trước đòi hỏi của phong trào quần chúng, năm 1868 Quốc hội thông qua việc sửa đổi điều 14 của Hiến pháp quy định quyền bầu cử của người da đen, nhưng vẫn trừ người da đỏ. Mãi đến năm 1870 Hiến pháp Mĩ mới thừa nhận quyền bầu cử của tất cả nam giới không kể màu da. Phụ nữ vẫn không có quyền bầu cử. Và trong cuộc sống bình thường sự kì thị chủng tộc vẫn chế ngự đời sống xã hội ở nhiều nơi trên đất Mĩ tiến bộ, nó không giải phóng những người lao động mà là thay thế chế độ nô lệ cũ bằng chế độ nô lệ lao động làm thuê tình vì hơn, che đậy hơn