Khái quát chung Các nước tư bản chủ yếu trong giai đoạn 1929 – 1939

Tháng 10 – 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mi, sau đó lan ra tất cả các nước TBCN và kéo dài đến năm 1933, chấm dứt thời kì ổn định của CNTB trong những năm 20. Khủng hoảng diễn ra trên tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính và đưa đến giảm sút mạnh mậu dịch thế giới. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc khủng hoảng này là do sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong thời gian ổn định, nhưng nhu cầu và sức mua của quần chúng lại không có sự tăng lên tương ứng làm cho hàng hóa ngày càng giảm giá, rồi trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất. Chính nước Mĩ đạt được sự phổn vinh nhờ “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế, lại là nước bị khủng hoảng đầu tiên và nghiêm trọng nhất và vì thế những nguyên nhân gây nên khủng hoảng cũng được bộc lộ rõ rệt nhất ở nước này. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra hầu khắp thế giới TBCN nhưng ở các nước khác nhau, mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng cùng ít nhiều có sự khác nhau. Tiếp sau sự suy thoái ở Mỹ là sự suy thoái hết sức nặng nề của Đức (vì nước Đức phụ thuộc nhiều vào Mĩ). Ở Anh, cuộc khủng hoảng không nặng nề bằng ở Mĩ và Đức. 

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những hậu quả tai hại về mặt chính trị và xã hội cho CNTB. Trong cuộc khủng hoảng này, số công nhân thất nghiệp đã lên tới 50 triệu. Hàng triệu người mất nhà cửa vì không trả được tiến cầm cố. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói. Công nhân không được trả lương. Ở nhiều nước đã không có bảo hiểm xã hội và thất nghiệp không được phụ cấp, hoặc ở mức độ ít ỏi không thể đảm bảo nhu cầu tối thiểu của các gia đình nghèo khổ. Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng thế giới đã có bước chuyển biến mới: thoái trào tiến dẫn lên cao trào. Hàng ngàn cuộc biểu tình và những cuộc đi bộ của những người thất nghiệp, trong nhiều trường hợp đã xung đột với cảnh sát và quân đội; đầu tranh bãi công chống việc hạ thấp tiến lương đã nổ ra ở hầu khắp các nước. Theo thống kẻ không đầy đủ, trong thời gian từ năm 1928 đến cuối năm 1933, số người tham gia bãi công ở các nước TBCN đã lên tới 17 triệu, còn số ngày bãi công là 267 triệu. 

Sự phát triển không đều, thậm chí có sự khác biệt nhau về hình thức thống trị giữa các nước TBCN đã hình thành từ những năm khủng hoảng kinh tế. Các nước không có hoặc có ít thuộc địa ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị hòng cứu văn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Các nước Đức, Italia và Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này. Những nam 30, Italia đã tiến sâu vào con đường “phát xít hóa” và những tham vọng lãnh thổ của Mutxôlini càng trở nên hết sức trắng trợn khi đưa quân xâm lược Êtiôpi năm 1935. Lên nắm chính quyền vào năm 1933, Hitle vội và đưa hệ tư tưởng phát xít của Đảng Quốc xã trở thành quốc sách để cai trị đất nước, vội và tổng động viên và huấn luyện quân sự cho toàn thể thanh Đức và vào năm 1936 đã ngang nhiên chiếm Rênani (Rhenanie), xé bỏ hòa ước Lôcácnô. Nước Nhật quân phiệt cũng tăng cường những biện pháp phát xít và sau khi bám trụ vững chắc ở Mãn Châu, liền ra sức chuẩn bị chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và kí với nước Đức phát xít một hiệp ước, hình thành phe “trục” Béclin – Tôkiô. Những lò lửa chiến tranh đã xuất hiện. 

Trong khi đó các nước như Mĩ, Anh, Pháp… vì có thuộc địa, vốn và thị trường, có thể thoát ra khỏi khủng hoảng hàng những cải cách kinh tế – xã hội một cách ôn hòa, cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nên dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. Để thích nghi với điều kiện mới, những cải cách ở những nước này đều nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước và Nhà nước kết hợp chặt chẽ với các công tỉ lũng đoạn trong việc chi phổi toàn bộ đời sống kinh tế đất nước. Một thời kì mới trong sự phát triển của CNTB bắt đầu: thời kì CNTB lũng đoạn Nhà nước. 

Quan hệ giữa các cường quốc CNTB vào giữa những năm 30 đã chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đối lập – giữa một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Anh, Pháp, Mĩ – và cuộc chạy đua vũ trang của hai khối đó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh mới không thể tránh khỏi.