Mĩ La Tinh đầu thời kì cận đại
1. Mĩ la tinh – thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Mỹ la tinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, dài hơn 12.000 km, suốt từ Mexico đến tận phía nam châu Mỹ latinh nằm giữa hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Mi la tinh gồm toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những hòn đảo lớn nhỏ ở vùng biển Caribe, diện tích khoảng 21 triệu km vuông.
Mĩ la tinh là một lãnh thổ được thiên nhiên hậu đãi, rất phì nhiều, cây cối tươi tốt, tài nguyên vô cùng phong phú. Rừng rậm ở đây có tới 4.000 loại cây khác nhau, trong đó có nhiều loại gỗ quý như gỗ, trắc, cây “catêrô”, cây “campanô” v.v… Hầu hết sản phẩm của Mỹ la tinh như cà phê, cacao, mía, chuối, lúa mì, ngô, bông. v.v… đều được tiêu thụ trên thị trường thế giới. Mi la tinh có những đồng cỏ bạt ngàn rất thuận tiện cho việc chăn nuôi và những vùng ruộng đất màu mỡ.
Ngoài những nguồn lợi nông nghiệp phong phú nói trên, còn có rất nhiều khoáng sản cần thiết cho đời sống và cho một nền công nghiệp phát triển cao, tập trung rất nhiều kim loại quý như vàng. bạc, kim cương, bạch kim. Hầu hết các nước Mĩ la tinh đều có dấu lửa Các mỏ đồng, kém, sát, thiếc, mảnggane, bốcxít, nitơrát, vònphơram ở Mỹ la tinh cũng dối dào và dễ khai thác. Gần đây. người ta còn phát hiện thấy ở Mĩ la tinh một nguyên liệu quý là uranium với trữ lượng khá lớn.
Mĩ la tinh có 207 triệu người, gồm nhiều chủng tộc khác nhau, nhưng chủ yếu là 3 giống người : người da đỏ cư trú lâu đời ở địa phương; người da trắng từ châu Âu di cư sang ; người da đen từ châu Phi bị bán sang châu Mỹ làm nô lệ. Ngoài ra, còn có thêm một số ít người từ châu Á tới. Cuộc sống lâu dài bên nhau đã tạo nên những giống người lai mới trên các quốc gia đang hình thành.
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân châu Âu kéo dài hàng mấy thế kỉ, hầu hết các dân tộc Mĩ la tinh hiện nay đều nói tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha (ở Braxin) và một số ít nói tiếng Pháp (ở Haiti và vài đảo nhỏ trong vùng biển Caribe). Tiếng Anh và Hà Lan cũng được dùng ở một số khu vực như Guyana và một vài hòn đảo nhỏ, nhưng không phổ biến. Nhìn chung, tiếng nói của cả khối hơn 200 triệu người ở khu vực này đều nằm trong hệ ngôn ngữ la tinh và cũng vì lẽ đó, lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên chung là Mi la tinh.
Một số dân tộc ở Mỹ la tinh trước kia đã đạt được trình độ văn hóa cao về các môn toán học, thiên văn học, y học, nghệ thuật. Trước khi Mỹ latinh bị thực dân châu Âu chinh phục, người Adotec đã thành lập quốc gia ở khu vực Mehics và xây dựng được thành phố Mehicô là một trong những thành phố lớn nhất thế giới hỏi bấy giờ. Từ thế kỉ thứ X, người Inca đã thành lập vương quốc trên một dài đất từ Colombia tới Chilê. Hiện nay tại Mehics, Pêru, Colombia, Bolivia vẫn còn sót lại những di tích của một số thành cổ, đền đài và lối kiến trúc quy mô, có những nét điêu khắc độc đáo. Giữa biên giới Peru và Bolivia có nhiều di tích của những công trình kiến trúc cổ xưa bằng đá rất đồ sộ. Những kim tự tháp do người Adơtéc xây dựng từ mấy nghìn năm trước, có quy mô to lớn hơn cả những kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập.
Trong quá trình xâm lược, thực dân châu Âu đã gây ra nhiều tội ác dã man tàn khốc. Chỉ mấy năm đấu dưới ách thống trị cực kì dã man của Tây Ban Nha, hơn một triệu người thổ dân trên quần đảo Ăngti ở vùng biển Caribe bị tiêu diệt gần hết. Khi tiến đánh Mêhicô, thực dân Tây Ban Nha đã thẳng tay phủ trụi tất cả những công trình văn hóa cổ xưa và tiêu diệt gần hết số dân trong thành Mêhicô.
Vào đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mỹ la tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau khi đánh chiếm xong lục địa Mi la tinh, Tây Ban Nha liền chia khu vực chiếm đóng của chúng thành 4 vùng, gọi là 4 phó vương quốc gồm Tân Tâybannha (Mehicô và một phần Trung Mĩ), Tân Grenada (Colôngbi, Panama. Venêxuela và Équađo), Peru (ngày nay là Peru và Chile) và LaPlata (ngày nay là Áchentina, Uruguay, Paraguay và Bolivia). Ngoài ra Tây Ban Nha còn chiếm các đảo Cuba, Poóeto Ricô và một phần Xantô Đômingồ. Đất đai thuộc địa của Bồ Đào Nha có Braxin, hối đó chiếm gần một nửa lãnh thổ Nam Mỹ.
2. Chế độ kinh tế – xã hội
Tuyệt đại đa số dân cư Mỹ la tinh làm nghề nông. Phần lớn đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua Tây Ban Nha, của địa chủ và giáo hội. Những kẻ cầm đầu giáo hội là những tên địa chủ lớn nhất, chiếm 1/3 số đất đai. Giáo hội ở Tân Tây Ban Nha đã dùng một nửa diện tích đất đai của họ để lập đồn điền, hầm mỏ ; tiến hành những hoạt động tài chính và cho vay nặng lãi. Phần lớn người dân Anhđiêng làm tã điển hoặc nô lệ từ đời cha đến đời con cháu. Một bộ phận các bộ lạc Anhđiêng sống trong rừng núi vẫn giữ chế độ công xã thị tộc. Trong một số vùng như Braxin, La Plata, Tân Granađa cũng có nông dân tự do nhưng số người này chủ yếu làm nghề chăn nuôi.
Bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn duy trì và tăng cường các quan hệ phong kiến củ. Để thực hiện mục đích bỏ lọt, chúng áp dụng ở đây một chế độ gọi là “tô lao dịch” ( encomienda), kéo dài hơn 200 năm, từ 1503 – 1720. Dưới chế độ này, những người nông nô hàng năm phải làm việc không công cho bọn chúa đất từ 200 đến 300 ngày. Từ năm 1720 trở đi, chúng thay thế chế độ “tô lao dịch” bằng chế độ “đồn điền lớn” (latifundia) Người nông nó làm việc trong các đồn điền, được phép lấy công trừ nợ, khi nào sạch nợ sẽ được giải phóng. Nhưng thực tế, những người nông nó vẫn bị cột chặt vào mảnh đất của bọn đại địa chủ, không bao giờ có thể trả hết nợ. Trong các hãm mỏ, đồn điền, các công trình giao thông, xây dựng và trong việc khai thác kim loại quý, bọn thực dân Tây Ban Nha cũng như Bồ Đào Nha thiết lập chế độ lao dịch cưỡng bức để ép buộc người Anhđiêng và người da đen làm việc. Ngay từ khi bọn thực dân bình định xong khu vực Mi la tỉnh, chúng đã đưa rất nhiều nô lệ da đen tới và chỉ trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX bọn lái buôn nô lệ da đen đã liên tục chuyển hơn 60 triệu người dân cùng khổ từ châu Phi đến châu Mĩ. Họ bị xô đẩy ngay vào những công việc khổ sai cực kì nặng nhọc, bị chà đạp dưới báng súng và roi vọt của những tên lính gác, bọn chủ mỏ và chủ đồn điền, bị dày và vì đói rét, bệnh tật và những tai nạn lao động. Họ cũng như người dân Anhđiêng phải làm việc khổ sai không công hoặc may ra chỉ được trả một số tiền công rất ít ỏi. Tính ra cử 5 người đi làm trong các hầm mỏ, chỉ máy ra còn 1 người sống sót trở về. Bọn thực dân một mặt vơ vét kim loại quý, một mặt đua nhau lập đồn điền. Những tên thực dân cai trị chính là những chủ đồn điền và chủ mỏ lớn nhất, nắm trong tay hàng chục vạn nô lệ.
Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở các thuộc địa Mỹ la tinh chế độ thống trị rất phản động. Chúng chia thành nhiều khu vực và đạt mỗi vùng 1 tên toàn quyền. Bên cạnh viên toàn quyền là bộ máy đàn áp, bóc lột khổng lỗ bao gồm quân đội, cảnh sát, bọn chủ mỗ và chủ đón điền. Nhân dân ở đây không biết đến quyền chính trị, tình trạng bất bình đẳng về chủng tộc rất phổ biến. Mọi quyền về hành chính, quân sự, tư pháp, giáo hội v.v… đều tập trung vào tay những người sinh ra ở chính quốc. Ngay cả những người Tây Ban Nha sinh trưởng ở thuộc địa, thường gọi là người Criôlồ cùng bị phân biệt đối xử và thực ra trong công việc cai trị, họ cũng bị gạt ra ngoài. Nhà thờ công giáo là một công cụ để nô dịch các dân tộc Mĩ la tinh. Nó cản trở việc du nhập và phổ biến sách báo tiến bộ, đàn áp bất cứ tư tưởng tự do nào và trấn áp các khuynh hướng tiến bộ.
Lịch sử phát triển của Mĩ la tinh là cả một quá trình đấu tranh anh dũng, lâu dài chống chủ nghĩa thực dân.