Phong trào cách mạng ở các nước Mĩ La Tinh đầu thế kỉ thứ XX

1. Tình hình kinh tế – xã hội đấu thế kỷ thứ XX 

Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mỹ la tinh còn lạc hậu, tàn dư phong kiến và chế độ nô lệ vẫn còn nặng nề, nhân dân nghèo nàn. Đó là điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài như Anh, Đức, Pháp và đặc biệt là tư bản Bắc Mỹ xâm nhập ngày càng sâu, đóng vai trò ngày càng lớn trong kinh tế và chính trị các nước đó. 

Đấu thế kỉ XX ở một số nước Mỹ la tinh như Venêxuela, Braxin đã khai thác mỏ dầu. Riêng Mehicô năm 1910 có 0,5 triệu tấn và đến năm 1917 đã có khoảng 8 triệu tấn. Trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất không lâu, người ta đã khai thác đồng. Có ý nghĩa lớn hơn là ở Côlômbia, Peru, Mêhicô và Vnêxuela đã sản xuất thép màu.

Ở Nam Mỹ, đặc biệt ở Argentina, Uruguay, Paraguay, Chile và nam Braxin còn nhiều đất nên càng ngày càng có nhiều dân di cư đói nghèo từ châu Âu sang. Ở Argentina từ 1896 đến 1913 có khoảng 3 triệu người và ở Braxin từ những năm 70 của thế kỉ XIX đến năm 1917 có khoảng 2 triệu rưỡi người đến sinh sống. 

Việc phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mi la tinh làm cho thế lực kinh tế của các chủ đồn điền lớn thêm vững chắc. Chủ đốn điển lớn bao gồm các tư nhân hay công ti nước ngoài chuyển hướng canh tác phù hợp với việc sản xuất hàng hóa xuất cảng và là cơ sở của việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. 

Số lượng nông dân trên lục địa Mỹ la tinh là 107 triệu, chiếm hơn 70% dân số, nhưng hơn 75% số nông hộ vẫn không có đất cày cấy Trong khi đó, bọn đại điển chủ và các công ti lũng đoạn gồm 0,3% dân số lại chiếm tới 65% toàn bộ đất đai cày cấy. Chế độ chiếm hữu ruộng đất này gây nên tình trạng nông dân bị thiếu ruộng, biến thành công nhân nông nghiệp hoặc buộc phải đi lang thang kiếm ăn. Chế độ đồn điền dựa trên sự bóc lột lao động gần như không công với những phương pháp canh tác thô sơ, đã cản trở sự phát triển của nông nghiệp và kìm hãm sự phát triển công nghiệp. 

Các chủ đồn điền lớn và chủ trại giàu có đã phát canh một nửa đất đai trong thời gian ngắn từ 1 đến 3 năm, một nửa số còn lại thì thuê công nhân làm để sản xuất hàng xuất khẩu như càphê, bỏng v.v… hoặc chăn nuôi súc vật. Một số nhà công thương cũng quay về tậu-đồn điền để làm giàu bằng cách bóc lột địa tô hoặc sức lao động làm thuê. Nhiều đại điển chủ dần dần tham gia kinh doanh công nghiệp và trở thành chủ nhà máy đường, đồ hộp, da, v.v.. Chính điều đó đã khiến cho những yếu tố phong kiến vẫn được duy trì một cách khá vững chắc trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và dẫn tới sự gắn bó chặt chẽ giữa giai cấp tư sản, giai cấp địa chủ với đế quốc bên ngoài. Nhà thờ cũng chiếm một số đất đai không nhỏ. Hầu hết các nước Mĩ la tinh đều giữ đặc quyền chính trị của nhà thờ thiên chúa giáo. Các nước Mỹ la tinh đều biến. thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu, kể cả nguyên liệu chiến lược, là nơi bọn đế quốc khai thác, sử dụng sức lao động rẻ mạt, nơi đầu tư có lợi cho bọn đế quốc, nhất là đế quốc Mĩ. Nền kinh tế của các nước này mang tính chất phụ thuộc khá rõ rệt. 

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các ngành công nghiệp, thương nghiệp ở các nước Mĩ la tinh có phát triển được ít nhiều là do đòi hỏi của thị trường trong nước và quốc tế : sản xuất hàng hóa trong công nghiệp nhẹ, khai thác mỏ, xây dựng cảng, đường sắt vv… 

Nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế phát triển rất chậm, không đồng đều giữa các nước và hầu hết đều phụ thuộc vào các nước đế quốc. Chỉ có một vài nước có nền công nghiệp như Mêhicô, Braxin, Argentina, Venezuela vv.. còn nhìn chung vẫn là những nước kinh tế kém phát triển, nhất là những nước ở Trung Mĩ. 

2. Phong trào công nhân và nông dân 

Giai cấp vô sản Mỹ la tinh bao gồm những người châu Âu di cư sang thuộc nhiều quốc gia, và người Anh điếng, người da đen. Đa số là công nhân không lành nghề, phải làm những công việc nặng nhọc trong các hầm mỏ, xây dựng đường sắt, bốc vác ở hải cảng v.v… Tình hình giai cấp công nhân ở tất cả các quốc gia Mỹ la tinh đều rất khổ cực, đời sống nghèo nàn và không có quyền chính trị. Giờ làm việc kéo dài từ 12 đến 14 tiếng. Quần chúng lao động ở thành thị cũng như nông thôn đều không có quyền lợi gì cả. Những người không biết chữ, binh lính và phụ nữ không có quyền bầu cử. 

Phong trào của giai cấp công nhân ở Achentina, Braxin, Mexico, Chile, Uruguay và Cuba đã dần dần có được một số kinh nghiệm về tổ chức và đấu tranh. Các công đoàn đầu tiên và các hội tương tế đã được thành lập ở nhiều nước. Ngay từ những năm 70, những phần tử tiến bộ của giai cấp công nhân đã bắt đầu tiếp thu từ tưởng của học thuyết Mác và tuyên truyền trong công nhân. Năm 1872, ở Argentina và Mexico đã thành lập phân bộ Quốc tế I. Vào những năm 80 – 90 ở một số nước Mi la tinh các nhóm Xã hội và báo chí của giai cấp công nhân ra đời. Trong những năm 90, Đảng xã hội Argentina thành lập. Các nhóm xã hội ở Uruguay và Braxin cũng được thành lập. Đảng công nhân Cuba và Liên đoàn xã hội Chile ra đời. Cũng trong những năm 90, giai cấp công nhân đã kỉ niệm ngày Lao động Quốc tế 1 tháng 5 và tổ chức một cuộc đình công lớn đầu tiên yêu cầu giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động và bảo hiểm xã hội. Từ năm 1904 đến 1909, những cuộc đình công liên tiếp xảy ra, nhưng đều bị đàn áp bằng vũ lực. 

Trong thời kì này, phong trào nông dân cũng nổi dậy. Từ năm 1902 đến năm 1916 đã xảy ra ở Nam Braxin một cuộc khởi nghĩa nông dân, nhưng bọn thống trị đem quân đội đến đàn áp, nên cuối cùng thất bại. 

3. Cuộc cách mạng Mexico (1910 – 1917) 

Sự kiện có ý nghĩa lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mỹ la tinh đầu thế kỉ XX là cuộc cách mạng Mêhicô. Cuộc cách mạng bùng nổ năm 1910 nhằm chống lại sự xâm nhập của bọn đế quốc và những tàn dư của chế độ phong kiến còn tồn tại ở trong nước. 

Từ năm 1887 đến năm 1911 chính quyền độc tài phản động của Poócphiris Điát, đại biểu quyền lợi của giai cấp đại địa chủ và tư sản mại bản, thân Mĩ đã lên cấm quyển ở Mexico. Chính quyền Điát không hể chú ý đến quyền lợi của dân tộc, ngược lại dựa vào tư bản nước ngoài, chủ yếu là tư bản Anh và Bắc Mĩ. Do việc tìm được mỏ dầu, sự xâm nhập của tư bản nước ngoài ngày càng nhiều. Nhiều công ti dầu mỏ nổi tiếng trên thế giới cạnh tranh ở Mexico gay gắt, nhưng Mỹ đã thắng thế. Nam 1910 các công ti của Bắc Mĩ chiếm hơn 80% dấu khai thác ở Mexico. 

Cuộc cách mạng năm 1910 mở đầu bằng những cuộc biểu tình vũ trang của nông dân đòi ruộng đất đã bị tước đoạt để làm đường sắt, đường ống dẫn dầu, xây dựng nhà máy… phong trào kết hợp. Nhiều với những cuộc đấu tranh của công nhân đòi giảm giờ làm. người thuộc tầng lớp trung gian ở thành thị tham gia. Nông dân đã nổi dậy vũ trang chống lại chính phủ độc tài Đất dưới khẩu hiệu “Vì ruộng đất và tự do. Trung tâm các cuộc nổi dậy của phong trào nông dân ở Bắc Mehics do Phoringxicô Vila và ở Nam Mexico do Emilianô Xapata lãnh đạo. 

Giai cấp vô sản cùng nổi dậy đấu tranh. Các cuộc đình công đòi giảm giờ làm xẩy ra liên tiếp. Năm 1906 công nhân mỏ đóng ở Canania đình công. Công nhân ở các thành phố Coahuyla và Véracơruxơ cũng đình công. Tháng 12-1906 công nhân dệt ở thành phố Puébla, Tiaxcala, Orixaba nổi dậy. Nhiều cuộc đình công khác còn nổ ra ở thủ đô và tràn đến các tỉnh khác. 

Các nhà tư sản dân tộc và một số địa chủ cũng chống lại Điát, bởi vì sự xâm nhập của tư bản nước ngoài đã cản trở bước phát triển của họ. Trong phong trào cách mạng, các nhà trí thức cùng tham gia. 

Đứng đầu tất cả các nhóm tự do tham gia vào phong trào đấu tranh chống lại chính phủ độc tài Điát là Phơrăngxicô Maders. Mađêrô sinh ra trong một gia đình đại địa chủ, không chỉ có nhiều ruộng đất mà có cả hãm mỏ và nhà máy. Mục đích tham gia của các nhóm này vào phong trào là muốn lật đổ Điát để nắm quyền thống trị. Đảng của các nhóm Tự do đã cử Madêrô ra tranh cử Tổng thống Việc Đhát trúng cử đã gây thêm lòng căm phẫn sản có từ lâu của quảng đại quần chúng nhân dân ở Mehies. Do đó, những người lao động ở thành thị cũng như nông thôn đã vùng dậy tự phát đấu tranh. Nhóm Tự do bị Điết đàn áp, Mađêrô bị bỏ tù, nhưng ông trốn được. Ngày 5-10-1910 Madêrô công bố chính sách của ông, trong đó công nhận cách mạng, nhưng đạt dưới quyền kiểm soát của nhóm Tự do, tuyên bố cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua không có giá trị. Trong chương trình của mình, ông nêu lên việc thành lập một nước cộng hòa, kêu gọi nhân dân Mêhicô cắm súng đứng lên lật đổ chính phủ độc tài Điát. Ông hiểu được vai trò quan trọng của nông dân trong cuộc đấu tranh chống Điát, nên hứa sẽ trả ruộng đất bị cướp cho nông dân. Điát đã dùng vũ lực đàn áp, nhưng phong trào cách mạng của quần chúng vẫn lên cao và đến ngày 10-11-1910 đã chiếm được một vùng đất rộng lớn. Công nhân kháp nơi đình công. Nông dân khắp nơi nổi dậy. Đơn vị cách mạng của Vila cũng như đội quân nông dân của Xapata thu được thắng lợi. Các thành phố khác cũng hưởng ứng đấu tranh Nghĩa quân và những người nổi dậy đa lật đổ bộ máy chính quyền cả của Điát. Trong tình hình đó Madèrô đã liên hệ với quân của Vila và Xapata. Ngày 11-2-1911 đội quân cách mạng của Xapata có hàng ngàn quân đã bắt đầu tiến quân từ Nam Mehicô tấn công vào thủ đô. Đội quân của Vila ở miền Bắc phối hợp tấn công, đánh tan quân của Điát vào tháng 5-1911 buộc quân của chính phủ phải đấu hàng. Do tình thể không thể cứu văn nổi, Điát phải kí hiệp ước đình chiến với Madêrô vào ngày 21-5-1911 và chính phủ Điát bị lật đổ. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mêhicô chống lại chính phủ độc tài Đát kết thúc.

Sau khi cách mạng thành công, nên cộng hòa được xác lập ở Mehied. Sau cuộc bầu cử, Madêrô đứng đấu chính phủ và như vậy chính quyền nằm trong tay phải Tự do. Mađêrô không giữ lời hứa của ông trước đây, trái lại các tướng tá cũ vẫn được sử dụng, vấn để ruộng đất không được giải quyết, hàng triệu nông dân vẫn sống cảnh cũ. Vì thế Xapata – người lãnh đạo đội quân nông dân cách mạng ở miền Nam Mêhicô – đưa ra một bản kêu gọi nhân dân, gọi là “chương trình Ayala” (nơi sinh của Xapata), trong đó tuyên bố rằng Madêrô đã phản bội cách mạng, ruộng đất mà bọn địa chủ chiếm đoạt phải trả lại cho nông dân. Trong chương trình có ghi điều quan trọng là “trong khi thực hiện chương trình Ayala, nếu địa chủ nào chống đối thì toàn bộ tài sản của địa chủ đó sẽ bị tịch thu”. Bàn tuyên bố của ông được nhân dân, nhất là nông dân ủng hộ. 

Giới nhà thờ cùng quý tộc phong kiến được sự ủng hộ của Mi đã lợi dụng sự bất mãn của quần chúng nhân dân với chính quyền Maderô, tổ chức một cuộc bạo động vào tháng 2-1913 lật đổ Madero, đưa tướng Huécta là kẻ đã từng chống lại Xapata lên thay. 

Trong tỉnh hình đó, quân giải phóng ở Nam cũng như Bắc và nhân dẫn Mêhicố nổi dậy chống lại quân của Huécta, đồng thời chống lại sự khiêu khích của đế quốc Mĩ tổ chức đổ bộ vào Veracdrút tháng 4-1914. Do tinh thần chiến đấu anh dũng của quân giải phóng và nhân dân Mehics, quân Mĩ phải rút khỏi Mêhicô. Quân của Xapata cũng như Vila lãnh đạo đã chiến đấu và tháng bọn Huécta. Nhưng cũng như lần trước, chính quyền lại lọt vào tay phái Tự do và lần này do Caranxa đứng đầu chính phủ. 

Tháng 1-1915, Caranxa ban hành luật cải cách ruộng đất, nhưng không hề đụng chạm đến quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và không đem lại quyền lợi gì cho người nông dân. 

Ngày 1 tháng 12 năm 1916, Quốc hội lập pháp đã họp và sau một cuộc đấu tranh gay gắt giữa một bên là phải tả đại diện cho yêu cầu của nông dân, vô sản và lực lượng dân chủ và một bên là bọn địa chủ, tư bản, quân phiệt xung quanh Caranxa, đã thông qua một bản hiến pháp mới. Bản hiến pháp này được coi là hiến pháp tiến bộ nhất Mĩ la tinh lúc bấy giờ. Điểu 123 của hiến pháp đã quy định rõ “quyền của công nhân xí nghiệp được làm việc 8 giờ một ngày, được phép lập nghiệp đoàn và được phép tiến hành các cuộc bãi công để đấu tranh bảo vệ những quyền lợi chính đáng. Hiến pháp cũng hứa hẹn sẽ tiến hành cải cách ruộng đất và hạn chế sự bóc lột của giai cấp đại địa chủ. Hiến pháp còn nói đến việc hạn chế quyển của tư bản nước ngoài và việc chiếm hữu của nhà thờ được tuyên bố là quyền sở hữu của công cộng Hiến pháp Mthicô được thống qua là kết quả của cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân chống lại bọn phản động trong nước và bọn đế quốc xâm lược. 

Cuộc cách mạng Mehicô không tiêu diệt hết tàn dư phong kiến, nền độc lập của đất nước không được bảo đảm chắc chắn đối với bọn đế quốc thực dân. Giai cấp công nhân Mêhicô lúc đó còn non. trẻ, giai cấp tư sản đã nắm quyền lãnh đạo. Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, là động lực của cuộc cách mạng Cuộc cách mạng đó đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Mêhicô, vì nó đã làm lung lay địa vị của bọn phong kiến, nhà thờ phản động và bọn đế quốc thực dân, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách tiến bộ sau này. Trên cơ sở của bản hiến pháp dân chủ đầu tiên, giai cấp công nhân Mêhicô liên tiếp đấu tranh giành những thắng lợi mới.