Một số nước Châu Phi

1. Angieri 

Năm 1830, quân đội Pháp chiếm Angiêri. Hơn 100 năm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, nhân dân Angiêri không ngừng đấu tranh để giành lại nên độc lập dân tộc. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, được sự cổ vũ và thúc đẩy của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và Trung Cận Đông, cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri đã phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Tháng 8 – 1954, Mặt trận dân tộc giải phóng Angiêri được thành lập nhằm tập hợp các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng. Mùa thu 1954, Ủy ban cách mạng thống nhất và hành động được thành lập để lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri. Ngày 1-11-1954, Ủy ban cách mạng thống nhất và hành động đa phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang trong toàn quốc. Căn cứ địa cách mạng được thành lập ở một số nơi. Thực dân Pháp đã điều động máy bay, xe tăng, pháo binh đến càn quét, đàn áp cuộc khởi nghĩa vũ trang 

Cuối năm 1956, cuộc đấu tranh vũ trang lan rộng khắp trong nước. Quân đội giải phóng dân tộc Angiêri đã hình thành. Tháng 8 – 1956, Đại hội Mạt trận giải phóng dân tộc họp để ra nhiệm vụ của Mặt trận là đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng một nền cộng hòa dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất và đặt quan hệ với nước Pháp trên cơ sở bình đảng, tự do. 

Năm 1957 – 1958, cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri diễn ra ngày càng quyết liệt và thu được những thắng lợi to lớn. Vùng giải phóng của nhân dân Angiêri mở rộng thêm nhiều. Năm 1958, sau khi Đờ Gòn lên cầm quyền, số quân Pháp ở Angiêri đã tăng lên 80 vạn người, chiếm hơn 1/2 lực lượng quân Pháp và là đội quân viễn chinh lớn nhất trong lịch sử nước Pháp. Quân đội Pháp rải quân theo chiến thuật “ô vuông”, lập những tuyến vành đai bịt chặt biên giới, tập trung hàng vạn quân càn quét các vùng căn cứ cách mạng. Hai triệu người dân Angiêri (chiếm 1/5 dân số) bị dồn vào các trại tập trung. Trên 1 triệu người bị giết, hàng vạn người bị cầm tù trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. 

Nhưng lực lượng giải phóng Angiêri vẫn tiếp tục phát triển. Tháng 1-1958, chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Angiêri được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành của phong trào độc lập dân tộc. Từ cuối năm 1960, phong trào cách mạng đã có sự phối hợp đấu tranh quân sự với cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng. Từ ngày 9 đến 25-12-1960, những cuộc biểu tình yêu nước đã diễn ra ở thủ đô Angiề và khắp các thành phố lớn. Tháng 11 – 1961, phong trào đấu tranh lại bùng lên mạnh mẽ nhân kỉ niệm 7 năm ngày kháng chiến. 

Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân Angiêri, đồng thời do cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài với quy mô lớn đã gây cho Pháp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, do đó đế quốc Pháp buộc phải tiến hành đàm phán với đại biểu chính phủ lâm thời Angiêri tại Éviăng Ngày 18-3-1962, Pháp đã kí kết hiệp định Éviăng, công nhận nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền mọi mặt của Angiêri, và công nhận chính phủ kháng chiến Angiêri là đại biểu chân chính, duy nhất của nhân dân Angiêri. Tháng 9-1962, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Angiêri tuyên bố thành lập. Thắng lợi của cách mạng Angiêri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn ở châu Phi . 

Sau khi giành được độc lập, Chính phủ Angiêri đã thi hành nhiều chính sách đối nội, đối ngoại tiến bộ và đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Chính phủ đã tiến hành quốc hữu hóa các ngân hàng, công ti bảo hiểm, phương tiện vận tải… Hiện nay, 90% sản phẩm công nghiệp do khu vực nhà nước sản xuất. Khai khoáng là ngành công nghiệp chính ở Angiêri. Năm 1986, Angieri khai thác 45 triệu tấn dầu mỏ, 76 tỉ m3 khí đốt và 3,4 triệu tấn quặng sắt… 

Về chính trị, từ sau khi giành được độc lập, “Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri” là chính đảng duy nhất, đồng thời là lực lượng lãnh đạo đất nude. 

Từ tháng 1 – 1992 đến nay, tình hình chính trị ở Angiêri không ổn định. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phải diễn ra gay gắt và quyết liệt. Các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan liên tục gây ra các vụ bạo động chính trị, các vụ án sát, nổ bom làm chết nhiều người Angiêri và người nước ngoài. Trong tỉnh hình đó, các nhà lãnh đạo đất nước này đang phải tìm kiếm những “giải pháp chính trị” cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Angiêri. 

2. Cộng hòa Nam Phi 

Năm 1662, người Hà Lan đặt chân lên Nam Phi và lập ra xứ thuộc địa Kếp. Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm thuộc địa này. Năm 1843, Anh thôn tính Natan và sau chiến tranh Bỏơ (1899 – 1902), Anh chiếm thêm Tôranxô và và Oragiép. Năm 1910, các lãnh thổ này và xứ thuộc địa Kếp hợp nhất thành Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh. Năm 1961, do áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi buộc phải rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và ngày 31 – 5 – 1961, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nam Phi 

Trên danh nghĩa là một quốc gia độc lập, nhưng ở Cộng hòa Nam Phi có gần 20 triệu người da đen và da màu (chiếm 80% dân số) phải sống cơ cực, tủi nhục của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. 

Chủ nghĩa Apacthai là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo. Hiến pháp Nam Phi nêu rõ: “Học thuyết Apacthai là hợp ý Chúa. Muốn bảo vệ nền văn minh phương Tây phải duy trì thế ưu việt của người da trắng”. Trên cơ sở đó, giới cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, theo đó tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, buộc họ phải sống trong những khu riêng biệt, cách biệt hoàn toàn với người da trắng. 

Cuộc đấu tranh chống chế độ phản biệt chủng tộc ở Nam Phi đã phát triển thành một cao trào cách mạng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đại hội dân tộc Phi (ANC) được thành lập năm 1912, liên minh với Đảng Cộng sản Nam Phi và các tổ chức dân chủ. 

Nhân dân tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chủ nghĩa Apacthai. Nhiều văn kiện của Liên Hợp Quốc coi Apacthai là một “tội ác chống nhân loại”, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới. Năm 1976, 80 nước trên thế giới đã kí vào “Công ước quốc tế đòi xóa bỏ và trứng trị tội ác Apacthai”. Từ năm 1986, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết chống Apacthai trong các hoạt động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt quan hệ ngoại giao và áp dụng các biện pháp trừng phạt Nam Phi. 

Từ cuối những năm 80, với sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, cuộc đấu tranh chống chế độ Apacthai của người Phi đã giành được những thắng lợi to lớn.

Tháng 2 – 1990, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi – Đơ Cléc tuyên bố từ bỏ chính sách Apacthai, đồng thời các đảng phái chính trị ở Nam Phi như: Đại hội dân tộc Phi (ANC), Đại hội toàn châu Phi (PAC), Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) được hoạt động hợp pháp. Chủ tịch ANC, ông Nenxon Manđôla được tự do sau 27 năm cấm tù. 

Tháng 11 – 1993, sau 3 năm đàm phán, 21 đảng phái ở Nam Phi đã thông qua Hiến pháp mới, chấm dứt sự tồn tại trên ba thế kỉ của chế độ Apacthai ở Nam Phi. Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4 – 1994), ngày 10 -6 – 1994, Chủ tịch ANC Nenxon Manđôla tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử tồn tại của đất nước này, trước sự vui mừng của hàng triệu người dân Nam Phi và hàng nghìn quan khách từ khắp nơi trên thế giới. Cộng hòa Nam Phi bước sang một thời kì phát triển mới. 

3. Êtiopi 

Êtiôpi là một vương quốc lâu đời nằm ở Đông Bắc châu Phi, một vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Êtiôpi là nước duy nhất ở châu Phi đã giữ được nền độc lập của mình khi các nước đế quốc hoàn thành việc phân chia thế giới vào cuối thế kỉ XIX nhờ những cuộc đấu tranh và trang anh dũng của nhân dân Êtiôpi. Năm 1935, phát xít Italia chiếm đóng Êtiôpi. Năm 1941, phát xít Italia thua trận, Êtiôpi giành lại được nền độc lập của mình. Tuy thế, từ những năm 50, Mỹ đã tìm cách xâm nhập mạnh mẽ vào Êtiôpi. Hơn nữa, dưới sự thống trị tàn bạo của vương triều Haile Xelatxiê, những mẫu thuẫn giai cấp và dân tộc ở Êtiôpi trở nên cực kì gay gắt và dẫn đến sự bất bình, chống đối của các tầng lớp nhân dân Êtiôpi đối với giai cấp thống trị. 

Dưới tác động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động cả nước. Ngày 21 – 2 – 1974, một cuộc binh biến đã xảy ra ở Axmara, thành phố lớn thứ hai ở Êtiôpi và nhanh chóng lan sang các thành phố khác, kể cả thủ đô Adi Abeba. 

Sau khi khống chế được thủ đô Adi Ab&ba và toàn bộ đất nước, ngày 29 – 6 – 1974, binh sĩ cách mạng đã bao vây, giam lỏng vua Haile Xelatxiē cùng toàn bộ nội các. Từ 30 – 6 trở đi, mọi quyền lực trên thực tế đều nằm trong tay “Ủy ban phối hợp các lực lượng vũ trang”. Ủy ban đã hạ. lệnh bắt giữ nhiều tên phản động đầu sỏ trong bộ máy chính quyền và quân đội, giải tán hai cơ quan quyền lực của bọn phong kiến là Hội đồng hoàng gia và Tòa án tối cao. Ngày 6 -7, Ủy ban ra lệnh ân xá cho các tù chính trị. Về mặt kinh tế, ủy ban đã buộc các quan chức và sĩ quan cao cấp phải trả lại những tài sản nhà nước mà chúng chiếm giữ trái phép. Ngày 12 – 8, Ủy ban đã hạ lệnh bắt giam 140 nhân vật cao cấp thân cận của nhà vua và tịch thu những tài sản của nhà vua như các cung điện, biệt thự… 

Ngày 8 -9, quần chúng nhân dân thủ đô Adi Abeba xuống đường đòi lật đổ chế độ quân chủ. Ngày 12 – 9, Ủy ban công bố lệnh truất ngôi vua và bắt giam Haile Xélatxiê. Nền quân chủ tồn tại từ lâu đời ở Êtiôpi đã sụp đổ. Ba ngày sau đó, Hội đồng quân chính lâm thời được thành lập thay thế cho Ủy ban phối hợp các lực lượng vũ trang và đảm nhận chức năng của một bộ máy Nhà nước. Cách mạng dân tộc dân chủ Êtiôpi giành được thắng lợi. 

Sau thắng lợi của cách mạng, Hội đồng quân chính lâm thời do Mengixtu Haile Mariam đứng đầu, đã lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiều biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội tiến bộ như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ rộng rãi và củng cố chính quyền nhân dân các cấp, chuẩn bị thành lập chính đảng của giai cấp công nhân. Chính quyền mới cũng lãnh đạo nhân dân đấu tranh, làm thất bại các âm mưu và hành động chống phá cách mạng của bọn phản động trong và ngoài nước. 

Ngày 20 – 4 -1976, nhân dân Êtiôpi thông qua “Cương lĩnh cách mạng dân tộc dân chủ” khẳng định con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của Êtiôpi. 

Cách mạng Êtiôpi có ý nghĩa to lớn đối với lục địa châu Phi và phong trào giải phóng dân tộc nói chung. Đó là cuộc cách mạng “chưa có tiền lệ” trong lịch sử, với nét độc đáo là cách mạng đã đi từ tự phát đến tự giác và giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Êtiôpi. 

Trong những năm tiếp theo, nhân dân Êtiôpi đã đập tan các cuộc xâm lược của Xômali và chống lại những lực lượng li khai, bảo vệ thành quả cách mạng và giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. 

Tháng 2 – 1987, Hiến pháp mới của Êtiôpi được thông qua. Tháng 9-1987, Êtiôpi chính thức đổi tên thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Êtiôpi. 

Chính phủ đã thực hiện những chương trình cải cách kinh tế, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân, như chương trình định cư dân tại những vùng có nguồn nước. Nam 1987, cả nước đã thành lập được hơn 8.500 làng định cư. Tuy nhiên, Êtiôpi vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, gần 90% số người lao động làm nông nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp kém, lạc hậu. 

Bước vào thập niên 90, cũng như một số nước châu Phi khác, Êtiôpi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước. Do khủng hoảng kinh tế, hạn hán kéo dài, sự bất ổn định về tình hình chính trị đã dẫn đến nạn đói nghiêm trọng ở Êtiôpi. Khoảng 7 triệu người ở đất nước này đã lâm vào tình trạng cần được cứu đói khẩn cấp. Đến nay, tình hình Êtiôpi vẫn chưa có những cải thiện căn bản.