Khái quát Các nước Châu Phi (1945 – 1995)

Với 57 quốc gia, châu Phi có diện tích 30,3 triệu km2 (gấp 3 lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và bằng 3/4 châu Á) và dân số 650 triệu người (năm 1993), chiếm 12% số dân trên thế giới. Châu Phi có các nguồn tài nguyên phong phú và nhiều nông sản quý giá. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tiếp theo châu Á, châu Phi đã trở thành một trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Châu Phi trở thành “lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong – trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã trải qua những giai đoạn sau đây: 

– Từ 1945 – 1954: phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính sĩ quan Ai Cập ngày 3-7-1952, lật đổ vương triều Pharúc và nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hòa Ai Cập. 

– Từ 1954 – 1960: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp. Phong trào giải phóng dân tộc lên cao mạnh mẽ ở vùng Bắc Phi, Tây Phi và châu Phi xích đạo, mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri (11 – 1954). Hầu hết các nước Bắc Phi và Tây Phi đã giành được độc lập dân tộc: Tuynidi (1956), Maroc (1956), Xudang (1956), Gana (1957), Ghinė (1958)… 

– Từ 1960 – 1975: phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp ở hầu hết các nước châu Phi. Năm 1960, 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi đã giành được độc lập dân tộc, được lịch sử ghi nhận là “Nam châu Phi”, mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Những thắng lợi có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn này là thắng lợi của nhân dân Angiêri sau 7 năm kháng chiến, buộc Pháp phải công nhận nền độc lập của Angiêri (3 – 1962), thắng lợi của cách mạng Êtiôpi (1974), cách mạng Môdāmbích (1975), cách mạng Angola (1975), đã đánh dấu sự sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi. 

– Từ 1975 đến nay: giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc cho tất cả các quốc gia ở châu Phi. Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung ở Nam Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, ách thống trị cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ. Sau nhiều thập niên bền bỉ đấu tranh, tới đầu những năm 80, nhân dân Nam Rodedia đã giành được thắng lợi. Bàng thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 2 – 1980, chính quyền của người da đen đã được thành lập. Ngày 18 – 4 – 1980, Nam Rôđêdia tuyên bố trở thành nước Cộng hòa Dimbabuê. Tháng 3 – 1991, Namibia (còn gọi là Tây Nam Phi) tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Namibia. Cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi tháng 4 – 1994, với thắng lợi to lớn của các lực lượng yêu nước tiến bộ, mà đại diện là Đại hội dân tộc Phi (ANC), và việc Chủ tịch ANC Nenxơn Mandela là người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngày 10-5-1994 đã chấm dứt sự thống trị trong vòng ba thế kỉ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai ở lục địa này. 

Khác với các nước châu Á, là những nước phong kiến lạc hậu khi bị chủ nghĩa thực dân xâm chiếm, các nước ở châu Phi nói chung còn ở thời kỉ bộ lạc chuyển sang xã hội có giai cấp khi bị các nước đế quốc phương Tây xâm lược và thống trị. Vì vậy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi mang những đặc điểm riêng.

1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tuy phát triển rộng khắp và lên cao chưa từng có, nhưng đã diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực ở châu Phi. Đặc điểm phát triển không đồng đều của phong trào được thể hiện ở mức độ giành được độc lập, quy mô phong trào và các hình thức đấu tranh. Nguồn gốc của sự phát triển không đồng đều này là do trình độ phát triển kinh tế, chính trị ở các nước châu Phi rất chênh lệch nhau.

Ở Bắc Phi: phong trào giải phóng dân tộc lên cao sớm nhất, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới diễn ra sôi nổi, mãnh liệt hơn so với các khu vực khác. Bắc Phi gồm 5 nước: Angiêri, Tuynidi, Ai Cập, Marốc, Libi là những nước có trình độ kinh tế chính trị, văn hóa phát triển nhất ở châu Phi. Nhân dân các nước Bắc Phi có nhiều mối liên hệ ràng buộc có tính chất truyền thống với nhau như phần lớn cùng chung một dân tộc Arập, một tôn giáo (đạo Hồi), và một truyền thống lịch sử, văn hóa. 

Vào đầu thập niên 50, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ ở Bắc Phi, các nước trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập: Ai Cập (1952), Libi (1952), Tuynidi (1956), Marốc (1956). 

Ở Tây Phi: phong trào giải phóng dân dộc bắt đầu lên cao từ năm 1957, đánh dấu bằng sự ra đời của nước Cộng hòa Gana (Bờ biển Vàng). Tây Phi gồm các nước là thuộc địa của Pháp: Moritania, Xenegan, Ghinê, Mali, Thượng Vonta, Bờ biển Ngà, Nigiê, Đahômây, Tôgô; và các nước là thuộc địa của Anh: Bờ biển Vàng, Xiera Lêôn, Dambia, Nigieria. Đây là khu vực lạc hậu hơn so với Bác Phi về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giai cấp công nhân ở Tây Phi còn ở giai đoạn “tự phát”, chưa có chính đảng riêng của mình. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Tây Phi nói chung đều do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Trong những năm 1957 – 1960, hầu hết các nước Tây Phi đều giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. 

Châu Phi xích đạo vốn là vùng thống trị cũ của Pháp, ngày nay bao gồm các nước Cộng hòa nhân dân Côngô (Congo Bradavin), Cộng hòa Sát, Cộng hòa Trung Phi, Gabông. Đây là vùng đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, trình độ chính trị – kinh tế lạc hậu nhất châu Phi. Năm 1960, Pháp buộc phải trao trả độc lập cho các nước châu Phi xích đạo nhưng vẫn giữ các nước này trong “khối cộng đồng Pháp”. 

Đông Phi: vốn là vùng thống trị của các đế quốc Anh, Pháp, Italia, bao gồm các nước: Xuđăng (Anh), Êuspi (Italia), Xomali (Anh, Italia, Pháp). Các nước này đều giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Đáng chú ý là cuộc cách mạng Êtiôpi tháng 2 – 1974, lật đổ vương triều Haile Xelatxiê. 

Vùng Trung Phi: bao gồm nhiều nước rộng lớn với tài nguyên thiên nhiên phong phú, gồm các nước Côngô Lêôpinvin – Bì, Uganda (Bỉ), Kenia (Anh), Dambia (Anh), Rôđêdia (Anh), Angôla (Bồ Đào Nha). Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Phi diễn ra tương đối phức tạp do vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước này và do chính sách xảo quyệt của các đế quốc phương Tây. Ở Côngô Lêôpônvin năm 1960, trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân lên cao, Bỉ buộc phải tiến hành đàm phán và tiến hành tuyển cử bầu chính phủ dân tộc. “Phong trào dân tộc Côngô” do Lumumba lãnh đạo đã thắng lợi trong cuộc tuyển cử, chính phủ dân tộc được thành lập. Nhưng ngay sau đó, tháng 7-1960, quân đội Bỉ xâm lược trở lại Côngô. Thủ tướng Lunumba kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc. Nám lấy cơ hội đó, quân đội Mỹ, dưới danh nghĩa quân đội Liên Hợp Quốc, đã tước vũ khí quân đội Côngô, sát hại Thủ tướng Lumumba và thiết lập chính quyền thân Mĩ ở Congo.

Ở Nam Rôđêdia, những người da đen chiếm đa số dân cư nhưng lại bị thiểu số người da trắng thống trị bằng chính sách phân biệt chủng tộc. Sau nhiều thập niên đấu tranh, tới đầu năm 1980, nhân dân Nam Rodédia đã giành được thắng lợi. Bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử 2 – 1980, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của người da đen được thành lập Nam Rodedia tuyên bố trở thành nước Dimbabuê. 

Cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Modāmbích và Angôla nổ ra vào đầu những năm 60 và kết thúc thắng lợi. Ngày 25 – 6 – 1975, Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho Modambich và tháng 11 – 1975, quân đội Bồ Đào Nha phải rút khỏi Angola, chấm dứt nền thống trị 500 năm của chúng ở đây. 

Vùng Nam Phi: Gồm các nước Cộng hòa Nam Phi và Tây Nam Phi. Tây Nam Phi là thuộc địa của Đức từ năm 1884. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Tây Nam Phi là đất ủy trị của Hội Quốc Liên. Tháng 12-1920, Liên bang Nam Phi được Hội Quốc Liên giao quyền quản lí nước này. Sau nhiều năm đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Tây Nam Phi đã giành được thắng lợi (từ năm 1968, Tây Nam Phi được gọi là Namibia). Tháng 1 – 1989, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã công bố: từ 1-4-1989, bắt đầu thực hiện quá trình trao trả độc lập cho Namibia. Ngày 7-11-1989, Namibia tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội lập hiến đầu tiên. Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi chiếm được đa số phiếu. Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập, chấm dứt ách thống trị thực dân ngoại bang kéo dài 105 năm trên đất nước này. 

Cuộc chiến tranh kiên cường của nhân dân Nam Phi và sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận thế giới đã dẫn tới việc xóa hỏ chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại trên 300 năm ở đất nước này. Tháng 4-1994, lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, lãnh tụ ANC – Nenxơn Mandela trở thành Tổng thống da đen của Liên bang Nam Phi.

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nói chung do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Ở châu Phi, giai cấp tư sản đều có tổ chức chính đảng của mình và các chính đảng này cũng có ảnh hưởng to lớn trong nông dân và các tầng lớp nhân dân. Giai cấp công nhân ở các nước châu Phi tuy có tăng cường số lượng trong những năm sau chiến tranh, nhưng phần lớn chưa có tổ chức chính đảng của mình, trừ một số nước ở Bắc Phi và Nam Phi. Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn đã được thành lập ở hầu hết các nước và tổ chức liên hiệp công đoàn toàn châu Phi đã ra đời tháng 5-1951.

3. Một đặc điểm quan trọng khác là khi chủ nghĩa đế quốc phương Tây xâm lược, các nước châu Phi nói chung còn ở trong tỉnh trạng bộ lạc, chưa hình thành các quốc gia, dân tộc. Sau khi bị xâm lược, các nước châu Phi đã bị các đế quốc chia cắt thành nhiều vùng nhỏ, xen kẻ lẫn nhau, hoạch định đường biên giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa các nước đế quốc, không tính đến biên giới tự nhiên cùng sự phân bố dân cư các chủng tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi được thành lập trong khuôn khổ “thuộc địa cũ trước đây” mặc dù có mang tên mới. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột dân tộc, sắc tộc ở lục địa này trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước châu Phi, vai trò của Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU – thành lập năm 1963) rất lớn lao trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân ở lục địa này. 

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Phi đều bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và thậm chí còn khó khăn hơn cuộc chiến đấu vì độc lập tự do. 

Những thành tựu ban đầu mà các nước châu Phi đạt được trong những năm đầu sau khi giành được độc lập chưa đủ để thay đổi một cách càn bản bộ mặt kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc nặng nề do ách thống trị thuộc địa lâu đời để lại. Từ chỗ đầy triển vọng sau khi giành được độc lập, ngày nay tình hình châu Phi lại diễn ra rất khó khăn 

Trong những năm 80, đặc biệt là bước vào thập niên 90, châu Phi trở thành lục địa của chiến tranh, tụt hậu và đói nghèo. Châu Phi hiện là lục địa bất ổn định nhất thế giới. Riêng năm 1993, tại đây xảy ra 13 cuộc chiến tranh làm hàng vạn người thiệt mạng, hàng triệu người phải tới bản quán để chạy nạn, tạo ra những dòng người tị nạn lớn chưa từng có. Từ đầu năm 1994 đến nay, lục địa này lại tiếp tục bị rung chuyển bởi những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.. Người ta ước tính tại châu Phi có gần 1000 dân tộc, bộ tộc khác nhau . Trong khi đó, với chính sách “chia để trị”, chủ nghĩa thực dân trước đây trong quá trình thống trị của mình đã lập ra ở các nước này những ranh giới và theo đó có những dân tộc bị chia ra làm mấy mảnh khác nhau, phần thuộc nước này, phần thuộc nước kia. Đó chính là một trong những nguồn gốc gây xung đột sắc tộc hiện nay ở châu Phi. 

Tình trạng đói nghèo và chậm phát triển ở châu Phi cùng làm cho mẫu thuẫn sắc tộc ở đây thêm trầm trọng. Ở những nước như Angôla, Môdambich, mặc dù đã có chính quyền hòa giải dân tộc, nhưng tranh chấp giữa các phe phái vẫn kéo dài và ác liệt. Xung đột phe phái với những mâu thuẫn bộ tộc đang làm kiệt quệ nhiều nước châu Phi vốn đã rất nghèo nàn. Cho đến nay, những cuộc giao chiến và nổi loạn đang xảy ra ở ít nhất là 20 nước châu Phi, trong đó bị thảm nhất là cuộc nội chiến chưa thật sự kết thúc ở Ruanda, một nước nhỏ bé với diện tích 36,3 nghìn km và 7,5 triệu dân, chỉ vì những xung đột giữa bộ tộc người Hutu và Tusi, đã lâm vào cảnh “nổi da nấu thịt” làm cho hơn nửa triệu người chết, nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, 1,2 triệu người lâm vào cảnh ‘màn trời, chiếu đất”. 

Chiến tranh càng làm bị đất thêm tình hình kinh tế xã hội của lục địa vốn là khu vực kinh tế chậm phát triển nhất thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm, tỉ trọng của châu Phi trong tổng giá trị buôn bán thế giới giảm từ 4,9% (năm 1980) xuống còn 2,4% (năm 1990), một con số quá nhỏ so với trên 650 triệu dẫn (chiếm 18% dân số toàn cầu), 32 trong số 57 nước của châu Phi hiện nay bị Liên Hợp Quốc liệt vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng bởi gánh nặng nợ nần, tăng từ 92 tỉ USD vào đầu thập niên 80, lên trên 300 tỉ USD (đầu thập niên 90). Như vậy, xét trong tượng quan với năng lực kinh tế, châu Phi là lục địa vay nợ nặng nề nhất thế giới hiện nay. 

Sản lượng lương thực bình quân đầu người của châu Phi hiện nay chỉ còn bằng 70% so với đầu những năm 70. Trong khi cách đây 30 năm, vào đầu những năm 60, châu Phi còn tự túc được lương thực và vẫn đạt sản lượng dư thừa để xuất khẩu thì hiện tại 2/3 số nước của lục địa này không đủ ăn. Số người đói ăn kinh niên lên tới 120 đến 150 triệu, chiếm 1/4 số dân của châu Phi. (nghiêm trọng nhất là ở Xudang, Êtiôpi, Xômali, Buốckina Phazô, Môdambích, Angôla, Nigiê, Liberia, Malauy…). Những nguyên nhân chính gây ra nạn đói là khủng hoảng kinh tế, hạn hán kéo dài, chiến tranh liên miền, nội chiến và bùng nổ dân số. 

Bùng nổ dân số là một trong những nguyên nhân dẫn đến tấn thảm kịch của châu Phi. Chỉ trong vòng 20 năm, dân số châu Phi đã tăng gấp đôi lên tới hơn 650 triệu người, với tỉ lệ tăng từ 2,9% – 3%, cao nhất thế giới. Trong số 15 nước có tỉ lệ sinh đẻ cao nhất thế giới hiện nay, châu Phi chiếm tới 12 nước, điển hình là Ruanda: 5,2%, Angôla, Nigiê, Mali là 5,1%. 

Châu Phi cùng là châu lục có tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. Thống kê ở một nước châu Phi về nạn mù chữ (năm 1988) cho thấy, số người mù chữ chiếm tỉ lệ như sau: Ghinê – 70%, Moritani – 69%, Xėnėgan 68%, Maroc 64%, Libéria 63%, CH Nam Phi – 50%, Angiêri – 46%…

Châu Phi còn được gọi là “lục địa của bệnh AIDS”. Trong số 14 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh thế kỉ này thì đến nay riêng châu Phi chiếm 8 triệu người và con số này tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Những người mắc bệnh thường ở lứa tuổi từ 30 đến 50 tuổi, lứa tuổi có khả năng lao động nhất ở châu Phi. 

Các nước châu Phi trong những năm qua đã tích cực tìm kiếm những giải pháp khắc phục các cuộc khủng hoảng với không ít những thử nghiệm chính trị, cải cách kinh tế và để ra những chiến lược phát triển đất nước. Đồng thời các tổ chức quốc tế, và cả cộng đồng quốc tế cũng đã thực sự quan tâm và giúp đỡ các quốc gia châu Phi, nhưng cho đến nay tình hình vẫn chưa có những cải thiện căn bản.