Một số nước Mĩ Latinh

1. Chile 

Chile là một trong những nước điển hình ở Mi latinh bị Mĩ khống chế về kinh tế và chính trị. Giới cầm quyền Chilê đã thực hiện chính sách “chống cộng sản” ngăn cấm mọi quyền tự do dân chủ, ngăn cấm hoạt động của các công đoàn và đàn áp phong trào cách mạng trong nước. 

Phong trào giải phóng dân tộc ở Chile bắt đầu lên cao từ năm 1954, với những cuộc bãi công của đông đảo công nhân, như cuộc bãi công kéo dài 29 ngày của 75.000 công nhân mỏ đóng vào tháng 5 – 1954. Đảng Cộng sản Chilê có vị trí quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tháng 6 – 1958, trước áp lực mạnh mẽ của đông đảo quần chúng, chính quyền phải công nhận quyền hoạt động hợp pháp của Đảng Cộng sån 

Vào những năm 1964 – 1969, chính phủ Phơrây (thuộc Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, đảng cầm quyền ở Chilê từ năm 1964) thực hiện chính sách thống trị phản động làm cho đời sống nhân dân trong nước vô cùng cực khổ. Hơn 40 vạn công nhân bị thất nghiệp, tuyệt đại đa số nông dân đều không có ruộng, 62% nông hộ chỉ có trong tay 1,4% ruộng đất canh tác, trong khi đó giai cấp địa chủ chiếm 1,3% tổng số nông hộ nhưng nắm trong tay 73% ruộng canh tác. 

Phong trào đấu tranh của nhân dân Chilê bùng nổ mạnh mẽ. Trước tình hình đó, do sáng kiến của Đảng Cộng sản Chilê, tháng 12 – 1969, Liên minh đoàn kết nhân dân được thành lập bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội cánh tả, Đảng Xã hội dân chủ, Phong trào hành động nhân dân thống nhất và Phong trào nhân dân độc lập. Liên minh đoàn kết nhân dân đã để ra chương trình củng cố nền độc lập về kinh tế, chính trị của đất nước bằng cách thành lập một chính phủ nhân dân bao gồm nhiều đảng phái, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động thực hiện cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài. Do được sự ủng hộ của nhân dân, Liên minh đoàn kết nhân dân đã giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu Tổng thống ngày 4-9-1970. Ngày 4-11-1970, Chính phủ Liên minh đoàn kết nhân dân – do Tổng thống Agienđề đứng đầu – được thành lập, bao gồm đại biểu của 6 đảng phải và tổ chức tham gia liên minh. 

Ngay sau khi lên cầm quyền, chính phủ Agienđê đã thực hiện một loạt những biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân lao động, như ra sắc lệnh bãi bỏ việc tăng giá hàng do chính phủ cũ quy định, tăng mức lương tối thiểu lên 66%, buộc các chủ xí nghiệp phải tiếp nhận những công nhân đã bị họ đuổi việc trước đây, quy định việc chữa bệnh không mất tiền. Ngày 11-7-1971, theo đề nghị của chính phủ Agienđê, Quốc hội Chilê thông qua quyết định sửa đổi Hiến pháp, cho phép chính phủ được quốc hữu hóa các mỏ đồng lớn. Dựa vào quyết định này, chính phủ Agienđề đã lần lượt quốc hữu hóa các mỏ đồng lớn của công ti độc quyền Mĩ và nhiều xí nghiệp lớn khác. Do vậy, nhà nước đã dần dần nắm được các ngành kinh tế chính (công nghiệp khai thác đồng, than, luyện kim, công nghiệp sản xuất xi măng, iốt..), năm 85% ngoại thương và 90% ngân hàng. Trong nông nghiệp, chính phủ Agienđề tiến hành cải cách ruộng đất một cách sâu rộng trong cả nước. Về đối ngoại, chính phủ Agienđê đã thi hành một chính sách độc lập, tiến bộ, như nối lại quan hệ mọi mặt với Cuba, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới… 

Nhờ những biện pháp trên, nên độc lập của Chilê được củng cố và có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng trong khu vực. 

Trước sự tiến triển của tình hình ở Chilê, các thế lực phản động trong nước, được Mĩ trợ giúp, đã điên cuồng tìm cách chống phá cách mạng. Mĩ đã đình chỉ mọi khoản cho vay đối với Chilê, gây áp lực làm giảm giả đóng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Chilê – trên thị trường quốc tế xuống 30%. Mi còn giúp đỡ về tài chính cho các thế lực phản động gây rối loạn ở Chilê. Với ưu thế sẵn có về kinh tế, lại nắm trong tay quân đội và phần lớn phương tiện tuyên truyền (7 trên tổng số 12 tờ báo hàng ngày, 70 trên tổng số 121 đài phát thanh ở Chilê), thế lực phản động trong nước đã tiến hành các hoạt động phá hoại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, gây nhiều khó khăn cho chính phủ Agienđệ và đời sống nhân dân. Với sự giúp đỡ của Mỹ, ngày 9-11-1973, các thế lực phản động đã tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Agiendê. Tổng thống Agienđê đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu với kẻ thù. 

Sau cuộc đảo chính, các thể chế dân chủ bị xóa bỏ, mọi quyền hành tập trung trong tay tập đoàn phát xít Pinôchê. Tháng 3-1981, Pinôchê tự phong là Tổng thống 

Sau 16 năm dưới ách thống trị của chế độ độc tài Pinôchê, ngày 14-12-1989, Chilê tổ chức bầu cử Tổng thống. Ông Patôrixiô Ay Uyn – ứng cử viên của liên minh đối lập 17 đảng vì dân chủ (COPD), trong đó có Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội Chilê, đã thắng cử với hơn 50% số phiếu bầu. Ngày 11-3-1990, ông Patôrixiô Ay Uyn nhậm chức Tổng thống Chilê, bắt đầu một thời kì mới trong sự phát triển của đất nước. 

Hiện nay, Chile là nước tương đối phát triển ở Mĩ latinh với mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người là 3.200 USD. 

2. Cuba 

Năm 1492, Critxtốp Côlông đạt chân đến Cuba, sau đó thực dân Tây Ban Nha thống trị Cuba hơn 400 năm. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Cuba, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa năm 1895 do Hoxe Macti và Maxiô lãnh đạo, năm 1902 Tây Ban Nha phải công nhận nền độc lập của Cuba, nhưng trên thực tế Cuba lại rơi vào ách thống trị thực dân mới của Mĩ. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Để ngăn chặn phong trào đấu tranh của quần chúng, Mĩ tìm cách đàn áp phong trào và thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. 

Ngày 10-3-1952, tướng Batixta đã làm đảo chính quân sự với sự giúp đỡ của Mĩ, lật đổ Tổng thống Calốt Priô, lập nên một chính quyền độc tài quân sự ở Cuba. Sau khi lên cầm quyền, Batixta đã giải tán Quốc hội, xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ ban hành năm 1940, cấm các đảng phải chính trị hoạt động và tàn sát hơn 20.000 chiến sĩ yêu nước, cầm tù hàng chục vạn người trong những năm 1952-1958. 

Dưới ách thống trị của chế độ độc tài Batixta, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba không ngừng phát triển. 

Đảng Xã hội nhân dân Cuba, đội tiên phong của giai cấp công nhân đã đẻ ra cương lĩnh đấu tranh, vạch rõ mục tiêu trước mắt của cách mạng Cuba là đấu tranh đánh đổ chế độ độc tài, thành lập một chính phủ dân tộc tiến bộ. Tuy nhiên, Đảng chưa nhận thức đẩy đủ và chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho việc đấu tranh vũ trang để đưa cách mạng đến thắng lợi. 

Ngày 26-7-1953, Phiđen Catxtrô và 135 thanh niên yêu nước (lúc đó gọi là Tổ chức phong trào cách mạng) tấn công vào trại lính Moncada của quân đội Batixta ở Xanchiago. Mục đích của cuộc khởi nghĩa đã được vạch ra từ trước là cướp vũ khí của địch để vũ trang cho nhân dân, phát động đông đảo nhân dân khởi nghĩa lật đổ chế độ độc tài và thực hiện ngay bản cương lĩnh cách mạng mà nghĩa quân công bố. 

Cuộc khởi nghĩa Moncada không thành công. Nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh, Phiđen Catxtrò cùng một số chiến sĩ bị bắt và bị cầm tù. Tuy vậy, tiếng súng tấn công vào pháo đài Môncađa đã mở đầu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cuba – giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền của tổ chức “Phong trào 26-7”. 

Năm 1955, Phiđen Catxtrỏ được trả lại tự do và bị trục xuất sang Mêhicô. Ở đây, ông tập hợp những thanh niên yêu nước, quyền góp tiến mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Ngày 25 – 11 – 1956, 82 chiến sĩ yêu nước – do Phiden Catxtrở chỉ huy – từ Mêhicô đáp tàu Grama vượt biển trở về Tổ quốc. Sau 7 ngày lênh đênh trên biển, khi đặt chân lên bờ, các chiến sĩ đã bị quân đội Batixta bao vây và tấn công. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, 26 người bị thiêu sống, 44 người đã hi sinh, chỉ còn vẻn vẹn 12 người, trong đó có Phiđen. Anh dũng vượt qua vòng vây của địch, 12 chiến sĩ rút về vùng rừng núi Xiera Maextra hiểm trở, xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. 

Được sự tham gia và giúp đỡ tích cực của quần chúng nhân dân, căn cứ địa cách mạng Xiera Maextra ngày càng được củng cố vững chắc, vùng giải phóng ngày càng phát triển. Nhiều đội du kích được thành lập và hoạt động trong cả nước trong những năm 1957 – 1968. 

Cuối năm 1957, phong trào 26 – 7 đưa ra sáng kiến thành lập “Mật trận công nhân toàn quốc” để đoàn kết tất cả các lực lượng công nhân yêu nước và tiến bộ trong mặt trận chung chống chế độ độc tài. Cuối năm 1958, lực lượng quân sự và lực lượng chính trị đã phát triển khắp cả nước. 

Giữa tháng 11 – 1958, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa đã ra lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận. Sau gần 2 tháng chiến đấu oanh liệt, các đơn vị nghĩa quân cách mạng đã giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở nông thôn và thành phố. Cuối tháng 12 – 1958 Xanta Colara, pháo đài quan trọng án ngữ cho thủ đô La Habana về phía đông đã bị nghĩa quân chiếm. 

Trong tinh thể nguy khốn đó, Mĩ tìm cách cứu văn tình hình, tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ Batixta và thành lập một Hội đồng quân sự do tướng Cantigio cầm đầu. Ngày 30 – 12 – 1958, Batixta chạy trốn ra nước ngoài. 

Phiđen Catxtrô kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn cho cách mạng Cuba. Đồng thời Mặt trận công nhân toàn quốc đã kêu gọi tổng bãi công chính trị trong cả nước. Ngày 1-1- 1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và các tầng lớp nhân dân thủ đô, nghĩa quân tiến vào La Habana, chiếm lĩnh các vị trí quân sự quan trọng và các cơ quan đầu não của chính quyền Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Cuba thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập cho đất nước. 

Dưới sự lãnh đạo của chính phủ cách mạng, do Phiđen Catxtrỏ đứng đầu, nhân dân Cuba đã tiến hành những cải cách dân chủ trong nước. 

Tháng 5 – 1959, Cuba thực hiện cải cách ruộng đất lần thứ nhất, tịch thu các đồn điền lớn của tư bản Hoa Kì và địa chủ chia cho 200.000 nông dân nghèo. Đến tháng 10 – 1963, chính phủ thực hiện cuộc cải cách ruộng đất lần thứ hai, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. 

Từ tháng 6 – 1960, nhà nước đã quốc hữu hóa các công ti, xí nghiệp, nhà máy của các công ti tư bản lũng đoạn Hoa Kì và của tư sản phản động trong nước. Cuối năm 1961, nhà nước đã nắm được 90% xí nghiệp trong cả nước, phục vụ cho yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế trong nước. 

Cũng trong năm 1960, chính phủ Cuba phát động chiến dịch thanh toán nạn mù chữ, cải tạo hệ thống giáo dục trong cả nước. 

Ngày 17 – 4 – 1961, nhằm phá hoại cách mạng Cuba, quân đội lính đánh thuê của Mĩ đổ bộ lên bãi biển Hiron, bao vây Cuba. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phiđen Catxtrò, nhân dân Cuba đã đánh bại quân xâm lược trong 72 giờ. Ngày 22 – 10 – 1962, Mĩ lại gây ra “vụ phong tỏa biển Caribe”, định dừng vũ lực khuất phục Cuba bằng cuộc tấn công quân sự trực tiếp, phối hợp với sự nổi dậy của bọn phản cách mạng trong nước. Nhân dân Cuba đã anh dũng chiến đấu, cùng với sự ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới, đánh bại cuộc bao vây của Mi. 

Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Cuba đã xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lí và một nền nông nghiệp đa dạng (mía, lúa, rau, quả, cà phê, thuốc lá, ca cao, chăn nuôi…). Sản lượng công nghiệp khá ổn định, khoảng 8 triệu tấn/năm (tăng 160% so với năm 1958), cơ khí luyện kim tăng hơn 10 lần, điện lực – 7 lần, trọng tải hạm đội thương thuyền tăng hơn 20 lần…) Những năm gần đây, sản xuất niken tăng từ 17,8 ngàn tấn lên 36,8 ngàn tấn, thép từ 8,9 ngàn tấn lên 410 ngàn tấn, xi mang từ 700 ngàn tấn lên 3,3 triệu tấn… 

Cuba là nước có nền giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao đạt trình độ cao của thế giới. Đến cuối năm 1986, cứ 2 người dân có một người đi học. 

Để tiêu diệt chủ nghĩa xã hội ở Cuba, trong ba thập niên qua, Mỹ đã điên cuồng tấn công và thực hiện chính sách cấm vận về kinh tế chống Cuba. Thêm vào đó, những biến động về chính trị và kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90 đã đặt ra nhiều khó khăn, thử thách chưa từng có cho nhân dân Cuba. Trong hoàn cảnh đó, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, do Chủ tịch Phiden Catxtrò đứng đầu, vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà mình đã lựa chọn. 

3. Nicaragoa 

Là nước lớn nhất ở Trung Mỹ với những tài nguyên phong phú, Nicaragoa giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng. Nicaragoa được xem như “chiếc khóa mở và đóng” con đường từ Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ, từ đây có thể khống chế kênh đào Panama và có thể đào một con kênh nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương như kênh Panama. 

Năm 1502, C.Colông tìm ra vùng đất Nicaragoa ngày nay. Sau ba thập niên bị Tây Ban Nha thống trị, năm 1821 Nicaragoa giành được độc lập. 

Năm 1912, vin cớ “lập lại trật tự” và “bảo vệ dân Mi”, hơn 3000 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đổ bộ vào chiếm đóng Nicaragoa. Ngày 5 – 8 – 1914, dưới áp lực của Mĩ, hiệp định Eriăng – Chamôrô được kí kết, trong đó quy định: Nicaragos vĩnh viễn nhường cho Mĩ một dải đất đào kênh nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, cho Mỹ thiết lập căn cứ quân sự và trao vịnh Phôsêca cho Mã trong 99 năm. Với hiệp định này, Nicaragon đã bị mất chủ quyền và nền độc lập dân tộc. 

Năm 1927, cùng với chiều bài “bảo vệ kiểu dân Mỹ”, hơn 5000 quân Mĩ đổ bộ vào Nicaragoa, buộc chính quyền tư sản Nicaragon phải kí hiệp ước đầu hàng ngày 4 – 5 – 1927. Từ đây, nhân dân Nicaragoa đã không ngừng đấu tranh chống quân đội chiếm đóng Mĩ, giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Auguxtô Xandino. Tháng 2 – 1934, Xômôxa đã giết hại Xandinô. 

Năm 1936, được sự giúp đỡ của Mĩ, A. Xổmôxa làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài gia đình trị ở Nicaragoa. 

Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Xômôxa của nhân dân Nicaragoa không ngừng phát triển. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng Nicaragoa. Năm 1961, dưới sự lãnh đạo của một số nhà hoạt động cách mạng Nicaragua, Mặt trận giải phóng dân tộc Xandinô ra đời dựa trên cơ sở thống nhất các lực lượng du kích trong nước, các thành phần tiến bộ trong công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên và một số chiến vì trước đây đã từng khiến đấu dưới ngọn cờ của người anh hùng dân tộc Xandino. 

Sau khi thành lập, Mặt trận đã xây dựng được cơ sở cách mạng ở nhiều tỉnh thuộc vùng rừng núi phía bắc Nicaragon và đẩy mạnh các hoạt động du kích khắp trong toàn quốc. 

Bước vào đầu những năm 70, do chính sách đàn áp, bóc lột của chính quyền Xômôxa ngày càng tàn bạo và trắng trợn, những mâu thuẫn giữa nhân dân Nicaragoa với tập đoàn cầm quyền Xômôra ngày càng trở nên gay gắt. Thêm vào đó, trận động đất tai hại ngày 12 – 12 – 1972 càng làm cho tình hình trở nên căng thẳng. Gần như toàn bộ thủ đô Managoa bị phá hủy, hàng nghìn người chết và hàng trăm nghìn người mất hết nhà cửa. Trong khi đó tập đoàn Xômôxa lại lợi dụng thảm họa của nhân dân để vơ vét, bóc lột, sử dụng phần lớn viện trợ của nhân dân thế giới gửi cho nhân dân Nicaragoa, đặt ra nhiều loại thuế đặc biệt… Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng khắp trong nước. 

Ngày 27-12-1974, 25 chiến sĩ du kích Xandino đã tập kích thắng lợi vào cuộc họp mặt đêm Noen của các viên chức cao cấp của chính quyền Xômôxa ở thủ đô Managoa. Mười hai nhân vật quan trọng trong chính quyền Xômôxa bị bắt gọn. 

Ngày 30-5-1979, Mặt trận Xanđinô đã ra lời kêu gọi toàn thể nhân dân Nicaragoa khởi nghĩa vũ trang và tổng bãi công chính trị lật đổ chế độ độc tài Xômôxa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận, hàng loạt cuộc bãi công biểu tình nổ ra ở khắp nơi, nhất là các thành phố. Tại nhiều nơi, nhân dân đã tự động cầm vũ khí nổi dậy phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang Xanđinh. 

Ngày 9-7-1979, Bộ chỉ huy Mật trận Xanđinô hạ lệnh cho các lực lượng vũ trang tấn công vào trung tâm Managoa từ nhiều hướng. Cùng phối hợp với quần chúng nổi dậy, các đơn vị vũ trang Xanđinô đánh chiếm các khu trung tâm thành phố. Ngày 14 – 7, Xồmôxa buộc phải tuyên bố từ chức và chạy trốn sang Maiami (Mi). Ngày 19 – 7, nhân dân Nicaragoa đã thiết lập chính quyền cách mạng của các lực lượng dân chủ yêu nước. 

Sau ngày giải phóng, chính phủ cách mạng đã ban hành Hiến pháp lâm thời ngày 20 – 7 -1979, đồng thời thi hành một loạt chính sách đối nội và đổi ngoại tiến bộ. Ngày 4 – 11 – 1984, Nicaragon đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên trong lịch sử đất nước. Danien Óoctega và X.Ramirét đã trúng cử Chủ tịch và phó chủ tịch nước với nhiệm kì 6 năm. 

Trong cuộc bầu cử ngày 25 – 2 – 1990, bà Viôlétta Đề Chamôrô, đại diện Liên minh đối lập quốc gia (đối lập với Mặt trận giải phóng dân tộc Xandinô) đã trúng cử tổng thống Nicaragua.