Nhật Bản 1918 – 1929

1. Nước Nhật sau chiến tranh. Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động trong những năm 1918 – 1923 

Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà Nhật Bản đã tham gia về phía các nước Đồng minh, đã thúc đẩy công nghiệp, thương nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian 1914 – 1919, sản lượng công nghiệp tang gấp 5 lần, riêng sản lượng công nghiệp chế tạo máy móc và hóa chất tăng 7 lần. Từ 1914 – 1918, thanh toán mậu dịch đã có dư thừa 1475 triệu yên và từ 1915 đến 1920, số dư thừa là 2.207 triệu yên. Sự bột phát của kinh tế Nhật còn tiếp tục khoảng 18 tháng kể từ sau chiến tranh kết thúc. Nhiều công ti mới của Nhật đã ra đời và hầu hết những công ti hiện có đều mở rộng sản xuất của mình. Hàng hóa của Nhật tràn ngập các thị trường châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia). Nhật Bản trở thành chủ sự của các đồng minh châu Âu. 

Tuy nhiên, nông nghiệp Nhật Bản vẫn bị các tàn dư phong kiến đề nặng. Nền kinh tế nông dân vẫn ở trong tỉnh trạng sa sút nghiêm trọng và phá sản. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng làm cho đời sống người lao động cũng cực khổ và đã dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ. 

Vào mùa thu 1918, cuộc đấu tranh đó đã diễn ra dưới hình thức những cuộc “bạo động lúa gạo” của những người nông dân nghèo túng phá các kho thóc để lấy lương thực, tập kích vào các đồn cảnh sát, đốt phá nhà cửa của bọn nhà giấu. Những cuộc bạo động này đã lan ra trên một bộ phận khá lớn lãnh thổ Nhật, lôi kéo những người đánh cá, nông dân, những người tiểu tư sản thành thị và đông đảo giai cấp vô sản. Phong trào bãi công của công nhân (từ năm 1918) cũng có bước phát triển rõ rệt, dẫn dẫn xuất hiện những tổ chức công đoàn thực sự có tính chiến đấu. 

Nam 1920 – 1921, Nhật Bản lại lâm vào khủng hoảng. Nền kinh tế tụt dốc so với trước đây, nhiều công tỉ bị thua lỗ, nhiều nhà kinh doanh bị phá sản, mắc nợ. Số người thất nghiệp lên tới 12 vạn. Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã bùng nổ ở những khu công nghiệp lớn và biến thành những cuộc chiến đấu chống chính phủ. 

Chủ nghĩa đế quốc Nhật lại gặp phải những khó khan ở trong nước do cuộc đấu tranh của nhân dân và cả những khó khăn ở bên ngoài do đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và còn do sự chèn ép của các đế quốc khác. Giới tài phiệt Nhật Bản tạm thời thắng thế giới quân phiệt trong những năm sau chiến tranh, cố gáng ổn định tình hình kinh tế bằng cách bành trướng thế lực kinh tế ra bên ngoài. Nhật Bản đã nhân nhượng Mĩ ở hội nghị Oasinhtơn, nhưng vẫn cố gắng phát triển kinh tế ở Man Châu và tiếp tục nhòm ngó thị trường Trung Quốc rộng lớn. 

2. Nước Nhật trong những năm 1924 – 1929 

Trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phốn vinh nhưng nước Nhật thì chỉ có sự ổn định tạm thời và bấp bênh. Cho đến năm 1926, sản lượng công nghiệp của Nhật đã vượt mức trước chiến tranh và phát triển mạnh về công nghiệp nặng, nhất là công nghiệp chiến tranh. Tuy nhiên, sự phát triển mất cân đối giữa các ngành công nghiệp và giữa công nghiệp tiên tiến và nông nghiệp lạc hậu, đặc biệt là sự khan hiếm nguyên liệu và vấn đề thị trường tiêu thụ đã làm cho nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này đã lên đến cực điểm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 khi gần 30 ngân hàng, kể cả một số ngân hàng lớn, đã tuyên bố đóng cửa và chính phủ tuyên bố tạm ngừng trả nợ. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân cùng các giới kinh doanh và đẩy lùi trở lại sự phục hồi kinh tế ngắn ngủi của Nhật. Năm 1927, phần lớn các xí nghiệp ở Nhật Bản chỉ sử dụng 20 – 25% công suất. Từ 1926 đến 1928, số công nhân công nghiệp ảm sút gần 10%. Số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người. Nông dân bị bắn cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp. 

Tình hình khó khăn về cả mặt đối nội và đối ngoại đã đưa đến tình trạng ngày càng phản hóa trong nội bộ giai cấp thống trị giữa giới quân phiệt và tài phiệt Nhật. 

Tháng 6 – 1924, Catô Cômây, lãnh tụ của giới tài phiệt đã lập nội các mới. Chính phủ Catô đã thực hiện một số cải cách dân chủ nhằm ổn định chế độ TBCN. điển hình là đạo luật “mở rộng quyền bầu cử” (thực hiện năm 1925) đã xóa bỏ điều kiện tài sản đối với cử tri, do đó tăng số cử tri từ 3 triệu lên 13 triệu. Cũng thời gian này, chính phủ đã cho phép Đảng Nông dân lao động và Hội Bình nghị (tức công đoàn phải tả) được phép hoạt động. Đồng thời, chính phủ cũng ban hành đạo luật “bảo vệ an ninh công cộng” (còn gọi là đạo luật “về những tư tưởng nguy hiểm”. Đạo luật này đã cho phép cơ quan tư pháp quyền phạt khổ sai, tù chung thần hoặc tử hình đối với những người chống lại chế độ Thiên hoàng. 

Về đối ngoại, chính phủ Catô công nhận Liên Xô (năm 1925) và kỉ với Liên Xô bản thỏa ước nhằm giải quyết tranh chấp bảng hòa bình và sau đó quân đội Nhật đã rút khỏi miền Bắc đảo Xakhalin (hị Nhật chiếm vào năm 1920). Đối với Trung Quốc, Nhật cũng thi hành chính sách mềm dẻo hơn hòng xoa dịu cuộc đấu tranh của nhân dân và cố gắng thảm nhập dần bằng kinh tế vào thị trường nước này. Nhật đã xây dựng được nhiều cơ sở ở Liêu Đông và bắt tay với giới quân phiệt phản động ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc. 

Đến đầu năm 1927, Nhật Bản đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế và Chính phủ Oacaxuki (thay Cats Cồmây từ 1-1926) bị đổ. Tướng Tanaca, một phần tử quân phiệt phản động đã thành lập chính phủ mới, mở đầu một giai đoạn mới trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật.

Chính phủ của giới quân phiệt chủ trương dùng vũ lực để bành trưởng ra bên ngoài. Ngày 28-5-1927, Tanaca cho quân đổ bộ lên Sơn Đông và chiếm đóng các địa điểm trọng yếu của vùng này. Nhưng ngay lập tức một phong trào phản kháng bàng hình thức tẩy chay hàng hóa Nhật bùng nổ khắp Trung Quốc đã buộc Nhật Bản phải rút quân: Tuy nhiên, Chính phủ Tanaca không chịu từ bỏ ý đồ xâm lược của mình. Tanaca đã vạch một kế hoạch chiến tranh toàn cấu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thức bản “tấu thỉnh”, trong đó nêu rõ Nhật Bản không thể tránh khỏi cuộc xung đột quân sự với các cường quốc, trước hết là Liên Xô và Mĩ, đồng thời để ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, Mồng Cổ, Ấn Độ v.v… 

Ở trong nước, Chính phủ naca ra sức quân sự hóa đất nước, đàn áp phong trào dân chủ và hòa bình. Chính phủ giải tán các đoàn thể dân chủ, Hội Bình nghị, Đảng Nông dân lao động, đoàn thanh niên vô sản, tổ chức học sinh cấp tiến, đồng thời cho sửa đổi luật về “Những tư tưởng nguy hiểm” để tòa án dễ dàng tuyên án tử hình đối với những người tiến bộ. 

Tháng 5 – 1929, Chính phủ Tanaca lại phái quân xâm lược Sơn Đông lần thứ hai. Cuộc xâm lược này cũng bị thất bại do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và hơn nữa các nước Mĩ, Anh cũng phản đối cuộc xâm lược như vậy. Ngày 2-7-1929, Chính phủ Tanaca buộc phải từ chức vì đã không giải quyết được những khó khăn của Nhật Bản, không làm thỏa mãn giới quân phiệt lẫn giới tài phiệt. Chính phủ mới, do Hamguxi đứng đầu, được thành lập, nhưng không bao lâu thì khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. 

Như vậy, Nhật Bản đã phát triển vào những năm chiến tranh và thời hậu chiến, trở thành một cường quốc của thế giới. Tuy nhiên, sự ổn định của Nhật Bản những năm sau đó lại diễn ra chậm chạp, ngắn ngủi và bấp bênh hơn các nước TBCN khác. Chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nhật tỏ ra mềm dẻo hơn trong những nam đầu, nhưng lại tăng cường tính chất phản động, hiếu chiến trong những năm cuối của thập niên 20.