Nước Mĩ 1919 – 1929

1. Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội Mỹ trong giai đoạn 1919-1921 

Nước Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất từ tháng 4-1917 và đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh, cũng như đã trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phản dẫn đến Hỏa ước Vécxai. Cùng năm ấy, Mĩ đã trở thành chủ nợ, nhất là đối với các cường quốc châu Âu bị suy yếu bởi chiến tranh (châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đôla). Trong 2 năm sau đó, do châu Âu cần hàng hóa Mĩ, đã tạo điều kiện cho công nghiệp Mĩ phát triển mạnh mẽ. Năm 1919, hàng Mĩ xuất sang châu Âu lên tới gần 8 tỉ đôla, vốn đầu tư dài hạn của Mĩ ra nước ngoài đạt 6,4 tỉ đôla. Mỹ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 13 số vàng của thế giới). 

Tình hình kinh tế phát triển cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh đã làm cho nước Mĩ trở thành một nước giàu mạnh nhất và là trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế. Cũng từ đó đánh dấu giai đoạn mới trong cố gắng vươn lên chiến vị trí bá quyền thế giới của Mi, mặc dù đôi khi nó bị khuynh hướng “biệt lập chủ nghĩa” kim hãm. Việc Mĩ tham dự vào vũ đài châu Âu và Uynsơn (Wilson) trở thành trọng tài của các cuộc đàm phán dẫn đến Hòa ước Vécxai nhưng rồi thượng nghị viện lại khước từ phê chuẩn hòa ước này là một biểu hiện của xu hướng đó. 

Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Mỹ chấm dứt vào giữa năm 1920 khi nhu cầu hàng hóa Mĩ của châu Âu giảm đi và sức mua của nhân dân Mĩ cũng giảm sút. Tình trạng khủng hoảng đã làm cho đời sống nhân dân lao động Mĩ ngày càng giảm sút, số người thất nghiệp tăng mạnh, điều đó đã kích thích phong trào đấu tranh của công nhân. 

Ngay từ năm 1919, ở Mĩ đã có hơn 4 triệu công nhân bãi công Cuộc đấu tranh gay gắt nhất diễn ra trong các ngành công nghiệp than, luyện thép và trong ngành vận tải đường sát, điển hình là bãi công của 35 vạn công nhân luyện thép vào tháng 9-1919 và đã kéo dài đến tháng. Mặc dù bị đàn áp và thất bại song cuộc bãi công cũng đã ngăn chặn được việc hạ tiền lương công nhân của giới chủ trong ngành luyện thép. 

Cuối tháng 8 đầu tháng 9-1919, ở Mĩ đã xuất hiện hai Đảng Cộng sản cùng một lúc. Đảng Cộng sản Mĩ (đứng đầu là Rutenbéc) và Đảng Cộng sản công nhân Mĩ (đứng đầu là G. Rút và A. Vaghensơnếch). Đến năm 1921, hai đảng này hợp nhất thành Đảng Cộng sản Mi 

Đảng Cộng sản Mĩ đã tích cực lãnh đạo phong trào bãi công đấu tranh thành lập các tổ chức công đoàn. Nam 1920, ở Mỉ có tới 1,4 triệu công nhân bãi công, đến năm 1921 con số đó là 1,1 triệu và đến năm 1922 lên tới 1,6 triệu. 

Năm 1921, Hácđỉnh (G. Harding) người của Đảng Cộng hòa, lên làm tổng thống. Nền kinh tế Mĩ dần dần bước ra khỏi khủng hoảng và đi vào ổn định sớm hơn các nước TBCN khác. 

2. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mỹ 

Từ năm 1922, nền kinh tế Mĩ đã có những bước phát triển trong khi các nước cạnh tranh với Mĩ vẫn còn trong tình trạng khủng hoảng. Nước Mĩ đã khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ. Năm 1922, ở hội nghị Giơnevơ, đồng đôla được công nhận là tiền quốc tế cùng với đồng bảng Anh. Quy chế đó khẳng định vị trí của Mĩ và từ đó Mĩ được hưởng lợi thế to lớn trên tất cả các mặt. 

Những năm 20, nước Mĩ ở vào thời kì công nghiệp hóa phát triển cao cùng với sự tích tụ và tập trung tư bản mạnh mẽ. Các công xưởng lớn ngày càng mở rộng quy mô và ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm. Từ năm 1922 đến 1929, trong ngành công nghiệp chế biến ở Mỹ đã có 5.400 trường hợp “hợp chất” những xí nghiệp vừa và nhỏ. Việc hợp lí hóa sản xuất TBCN được tiến hành mạnh mẽ bằng cách áp dụng rộng rãi phương pháp Tailo (Taylor) và Pho (Ford) làm cho năng suất lao động tăng lên mạnh mẽ (năm 1928, 78 công nhân làm ra một sản lượng bằng 100 công nhân năm 1920). 

Việc cải tiến kĩ thuật và phương pháp sản xuất như vậy đã làm cho nền kinh tế Mĩ, vốn đã có nhiều lợi thế hơn các nước TBCN, đã phát triển hết sức mạnh mẽ trong suốt thời kì ổn định của CNTB. Từ năm 1923 đến 1929, sản lượng công nghiệp Mĩ tăng 69. Năm 1926-1929, sản lượng công nghiệp Mĩ đã vượt quá 9% so với sản lượng của 5 cường quốc Đức, Pháp, Anh, Nhật và Italia cộng lại. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang. 51,5% thép và 70% dầu hỏa của thế giới. Số tư bản xuất khẩu của Mĩ từ 6 tỉ 456 triệu đô la (năm 1919), tăng lên 14 tỉ 416 triệu đôla (năm 1929). Nhiều ngành công nghiệp của Mĩ phát triển hết sức mạnh mẽ và có sức cạnh tranh rất cao như chế tạo ô-tô, chế tạo máy bay, kĩ thuật điện, hóa chất, công nghiệp rađiô, điện ảnh vv… 

Mức tăng trưởng cao và sự thịnh vượng của kinh tế Mĩ trong những năm 20 tưởng chừng như chẳng bao giờ chấm dứt. Người ta coi sự phổn vinh này là công lao của Đảng Cộng hòa và thậm chí còn được gọi là “thời kỉ phồn vinh Culitgiơ” (Coolidge – Tổng thống Mĩ từ năm 1923 đến 1929). 

Tuy vậy, ngay trong thời kì ổn định, nhiều ngành công nghiệp Mỹ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Nạn thất nghiệp xảy ra thường xuyên. Trong thời kì 1922-1927 có những tháng số người thất nghiệp lên đến 3,4 triệu. Công cuộc công nghiệp hóa ở Mi theo phương châm của chủ nghĩa tự do thái quá” đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp và nói chung, không có kế hoạch dài hạn cho sự cán đối giữa cung và cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra một cách bất ngờ đối với nước Mĩ vào tháng 10-1929 đã khẳng định những hạn chế, những mặt trái của thời kì phồn vinh của CNTB Mĩ. 

3. Chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Đảng Cộng hòa 

Trong cuộc tuyển cử cuối năm 1920, Đảng Cộng hòa đã giành được thắng lợi và từ đó trải qua các nhiệm kì tổng thống: Hacđinh (Harding) năm 1921-1923 Culitgiơ (Coolidge) năm 1923 – 1929 và Huvơ (Hoover) năm 1929-1933. Chính quyền của Đảng Cộng hòa đã thi hành chính sách thiên hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của giới chủ kinh doanh Mi ở trong nước và trên trường quốc tế.

Về mặt đối ngoại, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi lập trường chống nướ Nga Xô viết, cự tuyệt đề nghị của chính phủ Cộng hòa liên bang XHCN Xô viết Nga về việc thiết lập quan hệ với Mĩ Ngày 25-8-1921, Mi kí hòa ước riêng rẽ với Đức. Từ ngày 12-11-1921 đến 6-2-1922, Mi liên tiếp đứng ra chủ trì việc ki kết các hiệp ước: hiệp ước 4 nước, hiệp ước 9 nước và hiệp ước 5 nước, được gọi chung là “hệ thống hiệp ước Oasinhtơn”. Hệ thống này là một khuôn khổ mới về tổ chức thế giới sau chiến tranh do Mỹ chi phối. 

Tháng 8 1923, sau khi Hacdinh chết, Culitgiơ lên thay và tháng 11- 1924, Culitgiơ đã trúng cử tổng thống nhiệm kì thứ hai với đường lối đã trở thành chăm ngôn của Đảng Cộng hòa: “Ỏ Mĩ, kinh doanh là kinh doanh”. Trong 4 năm cầm quyền. Culitgiơ đã thi hành đường lối bảo thủ chặt chẽ. 

Về đối nội, chính phủ Culitgio thi hành chính sách đàn áp phong trào công nhân, đàn áp những tư tưởng “cấp tiến” (hiểu theo kiểu Mĩ là có tinh thần cách mạng và lật đổ). Để thực hiện việc “hợp lí hóa sản xuất”, chính quyền Mĩ đã thi hành những chính sách, những biện pháp chống bài công của công nhân. 

Không khí nghi kị đối với những gì không phải Mi với những tư tưởng “tiến bộ của những người nhập cư đã đè nặng lên xã hội Mĩ. Hai công nhân gốc Italia là Xacỏcô (Sacco) và Vanxétti (Vanxetti) đã bị bát vì đã công khai bày tỏ những tư tưởng “tiến bộ. Năm 1927, chính phủ Culitgiơ đã tổ chức phiên tòa xét xử và tuyên án tử hình hai người đó và bản án được thi hành 23-8-1927. Vụ xử án này đã gây công phần trong dư luận nước Mĩ và cả trên thế giới. 

Về mặt đối ngoại, chính quyền Culitgiơ thông qua các kế hoạch Đạoxơ (1924) và kế hoạch Yơng (1929) để làm trọng tài trong việc thanh toán tài chính vẽ bởi thường và nợ chiến tranh ở châu Âu, từ đó khống chế các nước châu Âu theo quỹ đạo của Mi. Chính quyền Mĩ tiếp tục chính sách thù địch với Liên Xô, tìm cách bành trưởng thế lực ra Thái Bình Dương và Viễn Đông, gạt Anh và Nhật Bản ra khỏi thị trường Trung Quốc. Đối với khu vực Mi latinh, chính phủ Mĩ vẫn tiếp tục chính sách hành trướng của họ, thậm chí can thiệp quân sự khi cần thiết, Mĩ vẫn chiếm đóng kênh đào Panama, Nicaragoa, Haiti… Trong hội nghị Liên Mĩ (năm 1928) tại La Habana, để làm yên lòng các nước Mĩ latinh. Bộ ngoại giao Mĩ ra sức giải thích rằng học thuyết Mônrỏ – “châu Mĩ của người châu Mĩ”, không có nghĩa là đạt châu Mĩ dưới sự thống trị của Hoa Kì, mà chỉ nhằm đặt toàn châu Mĩ ra ngoài tầm tham vọng của châu Âu.