Những phát kiến lớn về địa lý
1. Các cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha
Trước khi người Bồ Đào Nha tiến hành những cuộc thám hiểm địa lí, người Italia đã là người đầu tiên tiến hành những cuộc hành trình dọc bờ biến châu Phi trên Đại Tây Dương để tìm đường biển thông sang Ấn Độ, nhưng những thám hiểm và phát hiện của người Italia chỉ là khúc nhạc đệm mà thôi, họ chưa đến được Ấn Độ.
Từ đầu thế kỉ XV trở đi, sau khi đã đánh đuổi được người Hồi giáo ra khỏi đất nước, người Bồ Đào Nha bắt đầu mang hết sức lực ra khám phá những bờ biển châu Phi. Năm 1415 một trường học hàng hải, thiên văn và địa lí đã được thành lập ở Bồ Đào Nha. Người sáng lập ra nó là hoàng tử Henri (1393–1460) con trai của quốc vương Bồ Đào Nha. Trong trường hàng hải, người ta đã tập hợp rất nhiều sách vở, bản đồ và các phương tiện để nghiên cứu địa lí, đồng thời mới nhiều nhà bác học A Rập và Do Thái tới làm việc. Từ năm 1416 trở đi, hầu như năm nào cũng có một đoàn thám hiểm của người Bồ Đào Nha ra đi. Nhưng mỗi đoàn chỉ đi một quãng rồi quay trở về. Nam sau, đoàn thám hiểm khác nghiên cứu kết quả những đoàn trước đạt được và đi xa hơn đoàn trước một ít. Nhưng bước tiến của người Bồ Đào Nha thật khó nhọc. Họ đã phải mất 82 năm (1416–1498) mới sang được đến Ấn Độ.
Trong số những nhà thám hiểm lớn của Bồ Đào Nha, Henri được coi là một trong những người tiêu biểu nhất. Ông là một người thích địa lí, thiên văn, hoạ đồ, và là người sáng lập một số học phải hàng hải. Ông được mệnh danh là “nhà hàng hải”, đồng thời ông cũng là một thương nhân lớn chủ trì một số công ti thương nhân. Những công ti này thành lập với mục đích cướp đoạt những khu vực mới phát hiện. Henri đã để lại cho đất nước Bồ Đào Nha đội tàu thuyền hiện đại nhất thời ấy và những nhà hàng hải tài hoa nhất để chinh phục đại dương.
Dưới thời Henri, người Bồ Đào Nha đã tiến hành được một vài phát hiện địa lí nhỏ. Năm 1419, họ phát hiện quần đảo Madora ; năm 1432 phát hiện quần đảo Axo (Açores) ; năm 1434 họ đi qua Poatoóc và đến những năm 70 của thế kỉ XV thì tìm ra Ghine. Tại những nơi này, người Bồ Đào Nha đã khai thác mỏ vàng, buôn bán rộng rãi các thứ ngà voi, vàng, nô lệ và cung cấp cho người da đen các mặt hằng vũ khí, rượu, vải, chuỗi hạt…
Nhưng Henri không được chứng kiến một phát hiện lớn lao đã từng làm cho đất nước ông – Bồ Đào Nha – trở thành bất tử. Nam ông mất (1460). người Bồ Đào Nha chưa đạt được kết quả cụ thể nào trên lĩnh vực địa lí. Sau Henri, Bồ Đào Nha còn tiến hành nhiều cuộc thám hiểm nữa. Nam 1471, họ tới vùng xích đạo. Năm 1472, họ tới Ghinê, nơi tận cùng của vùng đất Tây Phi nhỏ ra biển. Lúc đầu, họ tưởng đây là mỏm cực Nam của châu Phi, nhưng sau đó họ thấy rằng bờ biển còn tiếp tục kéo dài hơn nữa xuống phía nam. Đến năm 1484, người Bồ Đào Nha đã đến được cửa sông Cônggỗ. Tháng 8 năm 1486, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là Báctôlơmi Địaxơ (Bartolomeu Dias) đã tiến hành một cuộc thám hiểm xuống vùng biển nam châu Phi. Cuộc thám hiểm này gặp bão và bị bão thổi bật xã xuống phía nam và bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi – mũi Hảo Vọng. Lúc đầu, Địaxơ đặt tên là mũi Bão táp. Tại đây, ông đã nhìn thấy bờ Đông châu Phi và các hoa tiêu Hồi giáo đã sẵn sàng dẫn đường cho ông sang Ấn Độ. Nhưng các thuỷ thủ của ông nổi loạn buộc ông quay trở lại Bồ Đào Nha, từ bỏ cái vinh dự là người châu Âu đầu tiên mở đường tới Ấn Độ.
Tuy nhiên, cuộc viễn chinh của Địaxơ đã chuẩn bị mọi điều kiện cho sự thành công trong cuộc viễn chinh nổi tiếng của một người Bồ Đào Nha khác, Vaxcô đơ Gama’. Cuộc thám hiểm của Gama là đỉnh cao nhất trong hàng loạt các cuộc thám hiểm của Bồ Đào Nha. Nó hoàn thành việc tìm đường biển thông sang Ấn Độ.
Tham gia cuộc hành trình này có 4 chiến thuyền với khoảng 160 thuỷ thủ, đặt dưới sự chỉ huy của Gama, lúc ấy mới 28 tuổi. Ngày 8 tháng 7 năm 1497, đoàn thám hiểm rời cảng Lixbon và đi vào đảo Mũi Lục (Cápve), tiến theo lộ trình của Địaxơ trước đây. Từ đảo Mũi Lục đoàn thám hiểm tiến về mũi Hảo vọng. Gama cho hạm đội của mình đi xa bờ biển châu Phi. từ 1000–1500 km để tránh những dòng nghịch lưu bên bờ. Đoàn thám hiểm cũng đã gặp bão. Bảo táp đã thổi họ tới Braxin, mà lúc đó họ tưởng là một hòn đảo. Bờ biển này ba năm sau cũng được một người Bồ Đào Nha khác là Cabran khám phá trên đường đi tới Ấn Độ.
Sau khi vượt qua xích đạo, đoàn thám hiểm chuyển hướng đi về phía đồng để tới châu Phi. Đến vịnh Bắc Elena, đoàn thám hiểm tiếp tục đi về phía nam dọc theo bờ hoang mạc. Ngày 22 tháng 11 năm 1497, tức là sau bốn tháng rưỡi, đoàn thám hiểm của Vaxcô đơ Gama đã tới được mũi Hảo vọng để đi vào Ấn Độ Dương. Những khó khăn của cuộc hành trình như bão, gió, đói… khiến Gama phải dùng những biện pháp kiên quyết và quả cảm nhất mới có thể trấn áp được sự nổi loạn của thuỷ thủ để tiếp tục đi về phía trước.
Sau đó, đoàn thám hiểm đi lên phía bắc. Cuối tháng 1-1498, Gama tới cửa sông Zambedơ, cắm cột mốc và tuyên bố nơi đây thuộc đất Bồ Đào Nha. Từ cửa sông Zamberơ cách một vài ngày bơi thuyền, đoàn thám hiểm đã đến thành phố Modimbich, một thành phố buôn bán ở đông nam châu Phi của người Ả Rập. Tại đây, họ được người Ả Rập cung cấp nước ngọt, lương thực và cử hoa tiêu hướng dẫn đoàn tới Ấn Độ. Ngày 1–3–1498, họ đến Mombaxa, một thành phố buôn bán nô lệ da đen của người Ả Rập. Người Ả Rập ở đây coi người Bồ Đào Nha là một địch thủ nguy hiểm cần tiêu diệt. Một cuộc xung đột đã xảy ra và đoàn thám hiểm đã may mắn thoát khỏi tai nạn khủng khiếp.
Gama tiếp tục cho đoàn thám hiểm của mình đi tới Malindi, một thành phố cách Mombaxa khoảng 100 km. Từ đây, đoàn thám hiểm đã phải đi 23 ngày đêm trên Ấn Độ Dương trong điều kiện khí hậu oi bức. Cuối cùng ngày 20–5–1498 họ đã cập bến Calicut trên bờ biển Malaba của Ấn Độ. Đó là trung tâm buôn bán lớn nhất giữa người Ấn Độ và người Ả Rập lúc bấy giờ.
Nhưng vì người Ả Rập coi người Bồ Đào Nha như kẻ thù, nên họ đã xúi giục người Ấn Độ chống lại người Bồ. Do vậy, cuộc đàm phán giữa Gama với Đại công Calicut Ấn Độ là Xamôlin đã không thành. Ấn Độ không cho người Bồ Đào Nha mua bán hương liệu. Cuộc hội kiến đầu tiên giữa người châu Âu và người Ấn Độ đã phải kết thúc bằng cuộc xung đột vũ trang. Ngày 30 tháng 9 năm 1498, hạm đội của Gama rời Calicut và bắt đầu nã đại bác vào thành phố này. Dọc đường trở về, người Bồ Đào Nha cướp sạch thuyền bè của người Ấn mà họ gặp, giết những người đi trên thuyền. Thời gian trở về qua Ấn Độ Dương kéo dài 89 ngày. Nhiều thuỷ thủ bị chết vì bệnh hoại máu. Ngày 10–3–1499 họ về tới mũi Hảo vọng và cuối cùng. ngày 18-9-1499, đoàn thám hiểm đã trở về tới Lixbon. Đoàn thám hiểm đã mang về một số lượng hàng hoá như gia vị, tơ lụa, đá quý, ngà voi…. trị giá gấp 60 lần tiền dùng cho cuộc viễn chinh.
Thế là giấc mơ phát hiện đường biển sang Ấn Độ như thần thoại, cuối cùng đã được thực hiện. Sau đó, người Bồ Đào Nha đã giữ độc quyền con đường biển này trong gần một thế kỉ, đã tổ chức nhiều cuộc hàng hải mới. Năm 1517, họ đến Trung Quốc và năm 1542 đến Nhật Bản.
2. Phát kiến ra châu Mỹ của Crixtop Colombo
Đồng thời với những cuộc thám hiểm của Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha cũng tiến hành nhiều cuộc thám hiểm và cũng phát hiện ra nhiều nơi mà trước đó chưa ai biết đến. Trong lịch sử hàng hải, lần đầu tiên họ thực hiện đi vòng quanh quả đất. Nhìn chung, những hoạt động thám hiểm của Tây Ban Nha tiến hành trong điều kiện cạnh tranh với người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha đi tìm con đường sang phương Đông khác với người Bồ Đào Nha. Họ đặt mục tiêu đi về phía tây chứ không phải như người Bộ đi về phía Nam, vì họ xuất phát từ giả thuyết quả đất hình tròn.
Cuộc thám hiểm của Crixtôp Colombô đã mở đầu cho những chuyến đi này. Ông là con một người thợ dệt ở Giềnôva (Italia) vào khoảng giữa thế kỉ XV. Khi còn ít tuổi, Côlômbo đã từng tham gia nhiều chuyến đi biển ở Địa Trung Hải. Năm 1476, ông đến Bồ Đào Nha với tư cách là một nhà buôn. Sau đó, ông có vài lần tới thuộc địa của người Bồ Đào Nha. Chẳng hạn như ở châu Phi ông đã từng sống vài năm ở đảo Madayra và Pooctoxăngta. Ông cũng đã tới Anh, Ghine, Cận Đông và nhiều nơi khác. Trong nhật kí, ông ghi rằng ông đã đi biển 23 năm và đã nhìn thấy tất cả từ Đông sang Tây. Colombo từng dày công nghiên cứu toán học, thiên văn, hoạ đổ. Ở Bồ Đào Nha, ông ra nhập Hội các nhà thuỷ thủ, tham gia các hoạt động thám hiểm và làm nghề vẽ bản đồ. Vào thời kì này, người Bồ Đào Nha đã thám hiểm và chinh phục tất cả bờ biển Tây Phi. cho tới mũi Hảo vọng. Côlômbo này ra ý định đi tới các vùng bờ biển phía đông châu Á qua Đại Tây Dương. Ông xây dựng kế hoạch và đệ trình kế hoạch đó lên quốc vương Bồ Đào Nha nhưng không được chấp thuận. Ông liền đi sang Tây Ban Nha vào năm 1485. Tại đây, qua rất nhiều khó khăn, cuối cùng kế hoạch của ông đã được quốc vương Tây Ban Nha Féedinăng và hoàng hậu Ixabenla phê chuẩn, đồng ý cho tổ chức cuộc thám hiểm. Theo kí kết của hai bên, Colombo phải gánh vác 1/8 phí tổn của chuyến đi và dẫn đầu chuyến đi này. Nhưng ông sẽ trở thành Phó vương và quan Toàn quyền ở các đất đai mới khám phá. Sau khi ông chết, quyền đó được truyền cho con cháu ông. Ông cũng được hưởng 1/10 số của cải thu được của chuyển di.
Ngày 3–8–1492, Colombỏ cùng với đoàn thuỷ thủ 90 người đi trên 3 chiếc tàu rời cảng Palot đi về đảo Cana. Sau đó, hạm đội của ông đi về phía tây trên Đại Tây Dương bao la tới những vùng biển và vùng đất xa lạ chưa ai biết đến.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng thuỷ thủ Tây Ban Nha tỏ ra dũng cảm. Cuối cùng, họ đã vượt qua được Đại Tây Dương. Ngày 12–10–1492, đoàn thám hiểm đã đến một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Bahama, mà Colombo đã đặt tên là đảo San Sanvado, còn thổ dân ở đây thì gọi đảo của họ là Goanakhani”). Sau đó, nhờ những thổ dân dẫn đường, đoàn thám hiểm đã lần lượt đi qua hàng loạt các đảo khác, thuộc quần đảo Bahama. Côlômbo đã đặt tên cho nhiều hòn đảo như đảo Xanhmaria ; đảo Ixabenla (tên hoàng hậu Tây Ban Nha)… Ở phía nam đảo Goanakhani có một hòn đảo tương đối lớn được Colombỏ đặt tên là Phúcđinan. Thổ dân ở đó có trình độ văn hoá cao hơn thổ dân ở đảo Goanakhani. Họ có nhà ở và đã biết dùng vải thổ làm quần áo. Tại đây, lần đầu tiên các thuỷ thủ Tây Ban Nha vào thăm nhà ở của thổ dân.
Trên các đảo của quần đảo Bahama, Colombo và các thuỷ thủ của ông đã thấy nhiều loại cây, quả lạ. Những cây quả này đều được ông cho lấy mẫu đem về.
Ngày 28–10–1492, Colombo đến một hòn đảo rất lớn ở phía nam đảo Ixabenla – hòn đảo cuối cùng của quần đảo Bahama. Đó là đảo Cuba nhưng khi đó Côlômbò cho là bộ phận đất đai thuộc phía đông châu Á. Ở đây Colombo không tìm thấy những thành phố sầm uất, cũng như không thấy vàng và hương liệu. Ông lấy làm lạ rằng không một thổ dân nào biết tiếng Ả Rập, một thứ tiếng mà theo Côlômbỏ rất phổ biến ở châu Á. Thổ dân ở đây da đỏ. Họ ở trong những làng mạc gồm nhiều nhà lớn. Họ biết trồng ngô và khoai tây. Đàn bà biết dệt vải bông thô. Đàn ông và đàn bà hút thuốc quấn bằng một thứ lá.
Colombỏ đi xa hơn nữa về phía tây bắc dọc theo bờ biển Cuba. Ông tin rằng đây là một vùng bờ biển nghèo nàn của Trung Quốc. Theo tính toán và hiểu biết của ông, phía đông Trung Quốc là những quần đảo giàu có của Nhật Bản. Vì thế, ông tiếp tục thám hiểm về phía đông và phát hiện một đảo lớn khác, đó là đảo Haiti có nhiều núi cao mà ông gọi là đảo Hispaniola (Tiểu Tây Ban Nha). Colombo đã tìm thấy ở đây nhiều vàng hơn các đảo khác. Ngày 4-1-1493, đoàn thám hiểm của Côlômbỏ lên đường trở về. Bão táp đã buộc ông cập bờ biển Bồ Đào Nha. Ngày 15–3–1493, ông trở về tới vịnh Palốt của Tây Ban Nha trong cuộc đón tiếp nồng hậu.
Trở về Tây Ban Nha, Colombo đã mang theo một ít vàng, một vài thổ dân da đỏ, một số cây, quả lạ và một số loài chim cùng những tin tức nóng hỏi về những vùng đất mới được phát hiện. Ông tin rằng những đất đai mà ông tìm thấy là những hòn đảo thuộc miền Đông châu Á, chủ yếu thuộc Ấn Độ, nên ông gọi thổ dân ở đó là người Ấn (Indien). Sau cuộc hành trình lần thứ nhất, Colombộ đã được phong chức Thượng tướng hải quân, Tổng đốc Ấn Độ ; vinh dự của ông đạt đến đỉnh cao nhất.
Sau đó, Colombo còn tiến hành ba cuộc thám hiểm nữa tới châu Mĩ. Trong cuộc hành trình lần thứ hai (1493 – 1496), Colômbỏ đã phát hiện lần lượt khá nhiều đảo : Anti, Marigalan, Goadolup, Moxérát, Hevit, Antiguna, Xancritofo, Xantacuốc, Biếcgin, Puéctô Rico, Jamaica. Trong cuộc hành trình lần thứ ba (1498–1500), Colombỏ phát hiện đảo Triniđất và lục địa Nam Mĩ, và ông vẫn cho rằng đây là một đảo và là một bộ phận của lục địa châu Á. Trong cuộc hành trình lần thứ tư (1502–1504), Côlômbo đã lần lượt tới Hondurat, Nicaragoa, Coxta Rica, Panama và vịnh Đarien. Tới đây, Colombo mới vỡ lẽ là không có eo biển đi sang Ấn Độ Dương.
Colombo chán nản trở về Tây Ban Nha ngày 7–10–1504. Cũng thời gian này, hoàng hậu Ixabenla chết, quốc vương Phúcđ năng đối xử với ông rất tồi tệ. Ngày 20–5–1506, Côlômbỏ từ giã cõi đời trong cảnh đói nghèo. Những người cùng thời đã chưa đánh giá đúng sự nghiệp vĩ đại của ông. Thậm chí đại lục mới mà ông phát hiện cũng không được mang tên ông. mà mang tên America, theo tên của một nhà hàng hải Italia là Amerigo Vexpuxi.
Amerigo đã từng thám hiểm châu Mĩ, theo lời ông, tới bốn lần vào những năm : 1497, 1499, 1501, 1503. Ông nghiên cứu và miêu tả châu Mĩ, khẳng định đó là một đại lục mới. Chính sự phát hiện này của Amerigo mà lục địa mới mang tên ông. Từ năm 1520, tất cả các bản đồ thế giới đều sử dụng địa danh “America”.
3. Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Magienlan
Sau những phát kiến địa lí của Colombo, người Tây Ban Nha càng bị lòng khao khát vàng kích động. Họ tiếp tục lao vào những cuộc tìm kiếm đất đai mới. Một trong những người chuẩn bị một phần điễu kiện cho cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới của Magienlang là Banboa. Ông là người Tây Ban Nha bỏ trốn sang châu Mĩ. Tháng 9 năm 1513, Banboa đã tổ chức một cuộc trường chinh nổi tiếng xuyên qua eo Panama với mục đích làm giàu. Cùng đi với ông có 200 người Tây Ban Nha và 1000 thổ dân Anh điêng. Đến ngày thứ 25, từ trên một đỉnh núi, Banboa trông thấy biển nước mênh mông của Thái Bình Dương. Ông là người châu Âu đầu tiên có vinh dự phát hiện ra Thái Bình Dương mà khi đó gọi là “Nam hải”. Sau đó, ông tổ chức một đội thám hiểm Thái Bình Dương để tìm nước Pilu (Peru). thần bí có rất nhiều vàng như truyền thuyết của người Anhđiêng nói tới. Song do bị nghi ngờ là mưu phản, nên ông bị quốc vương Tây Ban Nha bắt và bị xử tử.
Nhưng những phát hiện địa lí của Banboa có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc thám hiểm nổi tiếng của Magienlang, cuộc hành trình vòng quanh thế giới (1519–1522). Magienlăng là người thuộc dòng dõi quý tộc Bồ Đào Nha, được giáo dục khá nhiều. Từ năm 1506 đến 1511, ông đã từng tham gia vào sự nghiệp khám phá của người Bồ Đào Nha ở Đông Ấn Độ và bán đảo Malacca. Vài năm sau, ông tham gia vào cuộc thám hiểm Bắc Phi và bị thương trong cuộc hành trình này.
Magienlāng cho rằng, nếu vòng qua cực nam châu Mĩ, có thể vào được biển Thái Bình Dương. Ông đệ trình kế hoạch thám hiểm của mình với quốc vương Bồ Đào Nha, nhưng không được chấp thuận. Năm 1517, ông từ bỏ Tổ quốc để sang sống ở Tây Ban Nha. Tại đây, ông gia nhập vào tập đoàn các nhà thiên văn do Falay lãnh đạo. Ông cũng gia nhập vào “Hội đồng Ấn Độ”, một tổ chức nghiên cứu và phụ trách các vấn đề có liên quan tới việc tìm đất mới ở Ấn Độ. Do đã từng đến Ấn Độ và hiểu biết về đất mới đó, Magienlang đã viết cuốn Đông Ấn Độ phong thổ ký.
Magienlang trình bày chủ trương thám hiểm của mình với quốc vương Tây Ban Nha Sáclơ I (tức Sáclơ V). Sau những cuộc thương lượng kéo dài, cuối cùng Sáclơ I đã đồng ý cho ông tổ chức cuộc thám hiểm. Ông cũng được phong chức Thượng tướng hải quân và Tổng đốc tại tất cả những vùng ông phát hiện ở thế giới mới.
Đoàn thám hiểm của ông gồm 5 thuyền và 265 người. Họ rời đất liền vào ngày 20–9–1519. Trước hết, đoàn thám hiểm đi tới đảo Cana. Sau đó, họ theo đường Tây Nam đi tới bờ biển Braxin. Cuối tháng 11 năm 1519 đoàn thám hiểm tới Nam Mĩ, trung tuần tháng 1 năm 1520 tới cửa sông Laplata. Thời gian đi dọc bờ biển Đông Nam Mĩ là thời gian căng thẳng nhất đối với Magienlang. Một mặt xuất phát từ những khó khăn gian khổ thực sự của đoàn thám hiểm ; mặt khác xuất phát từ những mâu thuẫn trong nội bộ đoàn, những hoài nghi về sự thành công của cuộc thám hiểm, đã dẫn tới sự nổi loạn của một số thuyền trưởng và thuỷ thủ. Magienlăng đã phải sử dụng những biện pháp khéo léo và kiến quyết nhất mới có thể trấn áp được cuộc nổi loạn đó để cuộc thám hiểm vẫn được tiếp tục.
Cuối tháng 8–1520, đoàn thám hiểm tới sông Xantacuốc và đến ngày 18-10-1520, đi về phía Nam dọc theo bờ biển Patagôn. Ngày 21–10–1520, một eo biển bất ngờ được khám phá. Eo biển này vừa dài, vừa hẹp ngăn cách đại lục và đảo “Đất lửa”, về sau được gọi là eo biển Magienlăng. Sau 5 tuần đi hết eo biển, ngày 28–11–1520 đoàn thám hiểm tiến vào một đại dương rộng lớn mà Magienlăng gọi là Thái Bình Dương. Họ đi về phía bắc dọc theo bờ Tây Nam Mĩ rồi lại đi về phía tây để tới quần đảo Moluých. Họ đi 3 tháng 20 ngày trên đại dương sống yên biển lặng. Các thuỷ thủ đã dũng cảm chịu đói, rét. Cuối cùng, ngày 16–3–1520, đoàn đã tới quần đảo Philippin. Tại đây ngày 27–4–1521, Magienlăng đã bị chết trên đảo Máctan trong một trận đụng độ với thổ dân.
Sau khi Magienlăng chết, En Canô chỉ huy thuyền Victoria tiếp tục cuộc hành trình tới đảo Moluých. Ngày 8–10–1521, họ tới đảo Tidore, một đảo lớn thuộc quần đảo Moluých. Cuối tháng 1–1522, được hoa tiêu Mã Lai dẫn đường, họ tới đảo Timo, đến ngày 13–2–1522 rời đảo Timo đi về mũi Hảo vọng. Trên đường đi họ khổ sở vì đói và vì bệnh hoại tử máu. Cuối cùng, ngày 6-9-1522 chỉ còn 1 thuyền và 18 người vô cùng mệt mỏi về đến bờ biển Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đoàn cũng đã mang về được khá nhiều hương liệu và gia vị.
Cuộc hành trình vòng quanh trái đất lần đầu tiên được hoàn thành đã làm rạng rỡ tên tuổi của nhà thám hiểm Magienlang ; bởi vì chuyến đi của ông đã hoàn chỉnh những thành tựu của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha một cách triệt để. Nó chứng minh một cách thuyết phục nhất quả đất hình tròn. Ở mức độ nào đó nó đã tổng kết những phát hiện có tính chất cục bộ của các nhà thám hiểm trước kia. Magienlăng đã tặng nhân loại một điều hiểu biết mới, và vì thế chiến công của ông vượt lên tất cả mọi chiến công. Ông đã biến những gì mà hàng trăm thế hệ trước coi như giác mơ trở thành hiện thực.