Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến lớn về địa lý

Trong thời cổ đại và sơ kì trung đại, người châu Âu chưa đám vượt qua các đại dương. Những nơi mà các thương nhân và những nhà hàng hải châu Âu quen thuộc chi là miền bờ biển quanh châu Âu và Địa Trung Hải. Nhưng từ nửa sau thế kỉ XV trở đi, người châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương với mục đích tìm con đường biển sang phương Đông. Trong số những cuộc thám hiểm này, có ba cuộc thám hiểm địa lí lớn nhất diễn ra vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI dẫn tới ba phát kiến địa lí lừng danh : Cuộc thám hiểm tìm ra châu Mĩ (1492) của Crixtốp Colombo, cuộc thám hiểm đường biển vòng qua châu Phi tới Ấn Độ (1497–1498) của Vaxcô đơ Gama và cuộc thám hiểm đi vòng quanh thế giới (1519–1522) của Magienlang. Những phát kiến lớn về địa lí trên đã làm đảo lộn nhiều quan điểm về Trái đất thời đó. Không đầy 50 năm sau, loài người đã biết đến hầu hết các biển, các miền đất lạ. 

Những phát kiến lớn về địa lí diễn ra là do những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội này sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử của Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân quan trọng nhất là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của người châu Âu. Trước đó, giai cấp phong kiến ở châu Âu vốn đã tiêu thụ một khối lượng lớn hàng xa xỉ như gia vị, tơ lụa và đồ châu ngọc mang từ phương Đông sang”. Nhưng từ cuối thế kỉ XV, đối với châu Âu, hàng hoá phương Đông trở nên khan hiếm, giá cả cao vọt do các thương lộ sang phương Đông gặp những trở ngại hầu như không khắc phục được. Một trong những con đường buôn bán chủ yếu của châu Âu với phương Đông là con đường qua Địa Trung Hải, sau cuộc Thập tự chinh, nằm trong tay người Italia. Một số thành thị Italia đã đạt được cơ sở phồn vinh trên thượng lộ này. Tuy nhiên, họ vẫn phải nhờ vào sự môi giới của người Ả Rập, vì người Ả Rập hầu như đã kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán phía nam sang Ấn Độ hoặc là đi qua Ai Cập và Hồng Hải, hoặc là đi theo sông Tigơrơ và Ophơrat đến vịnh Ba Tư. Người Ả Rập đã dựng lên một hàng rào bất khả xâm phạm giữa Ấn Độ và châu Âu, khiến cho không một tàu buồn châu Âu nào được phép bỏ neo trên Hồng Hải, cũng như không một thương nhân châu Âu nào được phép qua đó. Người Ả Rập trở thành kẻ lũng đoạn hàng hoá Ấn Độ, châu Âu phải mua lại hàng hoá đó với giá đắt gấp từ 8 đến 10 lần. 

Một con đường buôn bán khác là con đường xuyên qua đại lục châu Á đến Trung Quốc!?) cũng đã mất hết tác dụng do bị dân du mục của nước Apganixtan thay nhau chiếm giữ. Tuy nhiên trong việc buôn bán với phương Đông, nguy cơ bé tắc chủ yếu vẫn là việc người Thổ Nhĩ Kì chiếm lĩnh mất con đường qua Hắc Hải, vịnh Ba Tư. Năm 1453, khi đế quốc Bidantium diệt vong, người Thổ chiếm lĩnh Côngxăngtinôp rồi chiếm luôn Tiểu Á và bán đảo Bancăng. Năm 1475, họ chiếm Crimê. Hắc Hải trở thành biến của họ. Từ đó về sau Hắc Hải và những vùng đất người Thổ Nhĩ Kì chiếm lĩnh hoàn toàn trở nên khốc liệt do chính sách kinh tế tàn bạo của người Thổ. Họ đã cướp đoạt hàng hoá của thương nhân một cách vô lí, khiến cho con đường buôn bán này của châu Âu với phương Đông trở nên tuyệt vọng.

Trong tình hình bế tắc đó, cuộc thám hiểm để tìm đường biển sang phương Đông đã trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Những phát kiến lớn về địa lí diễn ra còn bởi một nguyên nhân quan trọng khác : đó là lòng tham vàng của quý tộc và thương nhân châu Âu. Nó thôi thúc những người này lao vào những cuộc viễn chinh đầy mạo hiểm. Đối với người châu Âu, phương Đông – nhất là Ấn Độ – trong trí tưởng tượng của họ là một xứ sở không chỉ giàu hương liệu, gia vị, tơ lụa, mà còn là một vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng. Phương Đông đã được tô vẽ thành một thế giới thần tiên giàu có trong Nghìn lẻ một đêm (Cuốn truyện của người Ả Rập) và cuốn sách Những truyện kì lạ (du kí của Mácco Polo)”’ và chính người châu Âu đã từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Bidantium trong thời kì Thập tự chinh cũng như sự giàu có của người Ả Rập. Trung Quốc và Ấn Độ được coi là thiên đường mà người Tây Âu muốn đi tới. Vàng và gia vị là ước vọng người Tây Âu mong thu lượm được. Do vậy, ý định trước tiên của tất cả những người tham gia thám hiểm là tìm cho bằng được vàng. Nhưng mặt khác Tây Âu thời kì đó quả thực cũng rất cắn vàng để phát triển nền kinh tế của nó. Tư bản đã bắt đầu hình thức tiền tệ dưới cái vỏ bằng vàng. Trong khi đó, Italia cứ nhập siêu mãi trong việc buôn bán với Cận Đông nên vàng cứ chảy sang phương Đông. “Cơn khát vàng” nóng bỏng xôn xao một thời ấy phản ánh những mâu thuẫn và yêu cầu phát triển hơn nữa của quan hệ hàng hoá tiến tệ ở Tây Âu, nó thôi thúc các nhà mạo hiểm Tây Âu lao vào những cuộc hành trình đường biển nguy hiểm nhất. 

Đến thế kỉ XV, ở Tây Âu đã có đủ các điều kiện chín muối để tiến hành những cuộc thám hiểm bằng đường biển. Trước hết là những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền. Từ đầu thế kỉ XV người Tây Âu đã biết tới địa bàn nam châm và cuối thế kỉ XV nó được sử dụng một cách phổ biến để dùng đi biển khi không có mặt trời hay trăng sao. Kĩ thuật đóng tàu đã có những bước tiến mới. Hồi đó những xưởng đóng tàu đã đóng được những con tàu dài và đẹp hơn kiểu tàu Địa Trung Hải trước đó, thích hợp với sóng gió đại dương hơn. Trên loại tàu này có lắp buồm hình vuông và buồm hình tam giác. Loại tàu mới đó gọi là Caraven. Đây là tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử. 

Về kiến thức địa lí thì ngay từ cuối thế kỉ XIII ở Tây Âu đã lưu hành quan niệm quả đất hình tròn. Quan niệm này đã được học phải Pitago và sau đó là Arixtôt ở Cổ Hy Lạp nghiên cứu. Đến thế kỉ thứ II, nhà thiên văn nổi tiếng Ptôlêmê ở Alếchxandri trình bày rõ ràng hơn. Đến thế kỉ XIV, các thuỷ thủ Italia đã lập được những địa đồ tương đối chính xác nhưng phần nhiều chỉ là địa đồ Địa Trung Hải, khu vực mà họ quen thuộc. Tuy nhiên theo học thuyết quả đất hình cầu của Ptoleme, một nhà thiên văn ở thành phố Vôrôlăngxan (Italia) là Tôxcanenli dự đoán là đi về phía Tây thì cũng có thể đến được châu Á. Dựa trên tư tưởng đó, ông đã lập một bản đồ thế giới, trên đó Ấn Độ ở vào bờ bên kia của Đại Tây Dương ; còn bờ bên này là châu Âu. Dĩ nhiên thời đó Toxcanenli cũng như những người châu Âu chưa thể biết được giữa châu Âu và châu Á còn có một đại lục là châu Mĩ và hai đại dương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) rộng lớn nữa. Có điều chắc chắc là, sở dĩ Côlômbo có ý định vượt qua Đại Tây Dương để sang Ấn Độ chính vì chịu ảnh hưởng của thuyết quả đất hình tròn cùng những dự đoán và bản đồ thế giới của Tôxcanenli. Tuy nhiên, trong các phát kiến lớn, điều kiện tinh thần thường là lực phát động, nhưng bao giờ cũng vậy, động lực chính làm quay guồng máy phải là những điều kiện vật chất. Vào thế kỉ XV, sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế Tây Âu đã tạo ra những điều kiện vật chất quan trọng cho việc thực hiện những cuộc thám hiểm. Bởi vì những tiêu hao về vật chất mà những cuộc thám hiểm trên biển cần đến là rất lớn, vượt quá xa khả năng kinh tế của chúa phong kiến bình thường cũng như các công tước và bá tước. Việc thám hiểm được coi là những khoản thu nhập quan trọng nhất và được xem là một trong những nhiệm vụ trong chính sách của nhà nước chuyên chế, trong việc củng cố sự vững mạnh của nhà nước chuyên chế. Do vậy, trang bị cho những cuộc thám hiểm này chủ yếu là do nhà nước