Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội (1933 – 1937)
1. Đại hội XVII của Đảng bônsêvich. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
Sau khi hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, từ năm 1933, nhân dân Liên Xô bước vào một thời kì mới: thực hiện những nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ hai nhằm hoàn thành công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Nhưng trong những năm này, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển theo chiều hướng ngày càng căng thẳng do nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và sự đe dọa của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Mây đen của chiến tranh đã dần dần phủ kín chân trời các lục địa.
Thoát ra khỏi (một cách hết sức khó khăn) cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa lại kéo dài trong tình trạng tiêu điều, tiếp tục sa sút. Những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc quốc tế về thị trường tiêu thụ, vẽ khu vực ảnh hưởng ngày càng trở nên gay gắt. Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn vốn chỉ là một sự hòa hoàn tạm thời và mỏng manh giữa các nước đế quốc đã không thể đứng vững được nữa. Chiến tranh thế giới và việc phân chia lại thuộc địa đã trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự xâm lược của các tập đoàn phát xít và đế quốc chủ nghĩa. Chủng ráo riết chuẩn bị và điên cuồng tiến hành chiến tranh xâm lược. Từ đầu những năm 30, ba lò lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít Đức Italia – Nhật Bản đã xuất hiện ở châu Âu và châu Á. Chúng đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh thế giới, rắp tâm tiến công tiêu diệt Nhà nước Xô viết, trở ngại lớn nhất trong mưu đồ thống trị hoàn cấu của chúng
Trong bối cảnh của tình hình quốc tế đó, nhân dân Liên Xô càng phải dốc sức hơn nữa để củng cố lực lượng mọi mặt của đất nước; sẵn sàng đập tan mọi cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phát xít đế quốc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thành trị của phong trào cách mạng thế giới.
Đầu năm 1932, Hội nghị đại biểu lần thứ XVII của Đảng bônsevich đã đề ra những nhiệm vụ và chỉ thị của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937). Hội nghị xác định nhiệm vụ chính trị cơ bản của kế hoạch là : thủ tiêu hoàn toàn các thành phần tư bản chủ nghĩa, tiêu diệt mọi nguồn gốc sinh ra chế độ người bóc lột người, xóa bỏ mọi tàn dư của chủ nghĩa tư bản trong kinh tế và ở trong ý thức con người, giáo dục nhân dân lao động thành những người tích cực và tự giác xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ kinh tế cơ bản của kế hoạch là hoàn thành việc trang bị lại kĩ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xây dựng những cơ sở kĩ thuật hiện đại trong các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và củng cố sức mạnh quốc phòng của đất nước.
Trong lĩnh vực công nghiệp, kế hoạch dự định tăng tổng sản lượng công nghiệp lên 2,1 lần với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 16,5%. Trên cơ sở được trang bị những thiết bị kỹ thuật mới, đến năm 1937, khoảng 80% sản phẩm công nghiệp là do các nhà máy mới được xây dựng hoặc được trang bị hoàn toàn; khoảng 4500 nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ mới sẽ được xây dựng. Các ngành công nghiệp thép dát, nhôm, sản phẩm hóa học, mấy cái, xe hơi, máy kéo, đầu máy và toa xe lửa… được đặc biệt chú trọng. Nhằm đối phó với nguy cơ chiến tranh, kế hoạch đẩy mạnh việc xây dựng những xí nghiệp có quy mô lớn ở phần phía đông lãnh thổ như các vùng Iran, Xibia, Viễn Đông, Cadắcxtan và các nước Cộng hòa Trung Á. Nhờ đó, không những lực lượng quốc phòng của đất nước sẽ được tăng cường, mà còn thực hiện được sự phân bố hợp lí lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước.
Trong nông nghiệp, kế hoạch đề ra nhiệm vụ hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, xóa bỏ hoàn toàn mọi phần tử tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, thực hiện về căn bản cơ giới hóa và áp dụng kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, củng cố các nông trang tập thể về tổ chức và sản xuất. Trong 5 nam tới, sản lượng nông nghiệp sẽ tăng lên 2 lần.
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai hết sức coi trọng việc nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, sản xuất hàng tiêu dùng sẽ tăng 2,3 lần, những chi phí về văn hóa sẽ tăng hơn 2 lần. Chế độ giáo dục phổ cập 7 nam được áp dụng
Tổng số vốn đầu tư trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai được quy định là 1334 tỉ rúp, tăng 2,6 lần so với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và cũng như trước đây, vốn đầu tư được ưu tiên cho các ngành công nghiệp nặng
Như thế là kế hoạch 5 năm lần thứ hai đã đẩy mạnh với một tốc độ cao cho công cuộc phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước Xô viết.
Tháng 1-1934, Đảng bonsevich tiến hành Đại hội lần thứ XVII. Đại hội đã tổng kết những thắng lợi có ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa xã hội trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế và văn hóa, xác định những nhiệm vụ căn bản của thời kì phát triển mới. Đại hội đã phê chuẩn nghị quyết về kế hoạch 5 năm lần thứ hai phát triển kinh tế quốc dân, quy định những nhiệm vụ chính trị và kinh tế cơ bản do Hội nghị đại biểu lần thứ XVII đề ra.
2. Những thành tựu to lớn của chủ nghĩa xã hội
Nhờ sự lao động quên mình của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Liên Xô, mà tiêu biểu là phong trào thi đua Xtakhanop, kế hoạch 5 năm lần thứ hai đã được hoàn thành trong 4 năm 3 tháng
Liên Xô đã trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh. Tính theo tổng sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng hàng đầu ở châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới, đã đuổi kịp và vượt các nước Đức, Anh và Pháp.
Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ hai, hơn 4.500 nhà máy, xí nghiệp mới đã được xây dựng và đưa vào sản xuất, trong đó có nhiều nhà máy khổng lồ như nhà máy luyện kim Crivoiroc và Nôvôlipétxcơ, nhà máy chế tạo máy móc hạng nặng Uran… Năm 1937, tổng sản lượng công nghiệp tăng 2,2 lần so với năm 1932, riêng công nghiệp nặng tăng 34 lần. Và trên 80% tổng sản lượng công nghiệp là thuộc những nhà máy mới xây dựng hoặc hoàn toàn xây dựng lại trong thời kì hai kế hoạch 5 năm. Nam 1937, sản lượng công nghiệp chiếm tỉ lệ 77,4% trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Nhiều ngành công nghiệp đã đạt được những thành tích to lớn, vượt mức kế hoạch. Năm 1937, so với năm 1932, sản xuất gang tang khoảng 2 lần, thép – khoảng 3 lần, đồng hơn 2 lần, điện lực 98,8%, thép dát – 203%, công nghiệp hóa học – 202,4%.
Công nghiệp quốc phòng thu nhiều kết quả, sản xuất tăng 2,8 lần và đảm bảo cho việc trang bị lại đối với quân đội và hải quân.
Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai, các nước cộng hòa dân tộc thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển công nghiệp cũng như khắc phục tình trạng bất bình đẳng trên thực tế về kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc. Sản xuất công nghiệp ở Ukraina tăng 2,2 lần, ở Gruzia tăng 2,1 lần, ở Tatgikixtan tang 3,7 lần. Chỉ trong vòng hai kế hoạch 5 năm, Tuốcmênixtan đã trở thành một nước công nghiệp, khoảng 300 nhà máy lớn đã được xây dựng.
Sản xuất nông nghiệp đã giành được những thành tích to lớn. Cồng cuộc tập thể hóa nông nghiệp được hoàn thành. Trong 5 năm, 3,4 triệu nông hộ gia đình các nông trang tập thể và 32 nghìn acten nông nghiệp mới được thành lập. Như thế là các nông trang tập thể đã bao gồm tới 95% tổng số nông hộ (18,5 triệu hộ) và trên 99% tổng số diện tích trống ngũ cốc của nông dân. Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường không ngừng. Năm 1937, trong nông nghiệp đã có trên 500 nghìn máy kéo, 123,5 nghìn máy liên hợp gặt đập và 145 nghìn xe hơi vận tải. Hơn 40% việc thu hoạch lúa mì ở các nông trang là do các máy liên hợp, gặt đập đảm nhiệm. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất rộng lớn này có nhiều chỉ tiêu kế hoạch không hoàn thành được, như sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng 1,5 lần (kế hoạch dự định tăng 2 lần), hoặc sản phẩm chăn nuôi mới đạt 62,9%, nhiều đàn gia súc (như súc vật lớn có sừng, lợn, cừu, dê) cũng không đạt được số lượng dự kiến.
Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai, vấn đề cán bộ và công nhân kỹ thuật đã được giải quyết về căn bản. Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt. Thu nhập quốc dân – một trong những chỉ số cơ bản của sự tăng trưởng phồn vinh xã hội- tăng 2,I lần. Quỹ tiền lương của công nhân viên chức tăng 2 lần rưỡi, thu nhập bằng tiến của các nông trang tập thể tăng hơn 3 lần. Hàng hóa bán ra tăng hơn 3 lần, nhiều mặt hàng thiết yếu được hạ giả, làm gia tăng thu nhập của nhân dân.
Thế là chỉ trong vòng hai mươi năm (kể từ sau Cách mạng tháng Mười) và nhất là trong hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước Xô viết đã có những biến đổi cực kỳ to lớn và sâu sắc trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Liên Xô từ một nước nông nghiệp đã trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa với một nền công nghiệp hùng mạnh dựa trên cơ sở kĩ thuật hiện đại và một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa.
Cùng với những biến đổi về kinh tế, trong cơ cấu giai cấp của xã hội Xô viết đã có những thay đổi to lớn. Tất cả các giai cấp bóc lột – bọn tư bản trong công nghiệp, bọn culắc trong nông nghiệp, bọn đầu cơ và con buôn trong thương nghiệp – đều bị xóa bỏ. Trong xã hội Liên Xô chỉ có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và giới trí thức, nà những giai cấp này cũng thay đổi về căn bản và đã tạo nên cơ sở cho sự thống nhất về chính trị và tinh thần trong toàn xã hội.
Những thành tựu to lớn trên đây chứng tỏ nhân dân Liên Xô đã bước đầu xây dựng được những cơ sở kinh tế – xã hội của chủ nghĩa xã hội, có nghĩa là bước đầu xây dựng được những nên móng kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa được xác lập ở Liên Xô. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn phải trải qua một quá trình lâu dài, khó khăn, phải tiếp tục không ngừng củng cố, phát triển và hoàn thiện nó.
Tuy nhiên bên cạnh các thành tựu to lớn, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng đã bộc lộ những sai lầm và thiếu sót. Trước hết, đó là sau khi Lênin qua đời, Chính sách kinh tế mới với nền kinh tế nhiều thành phần đá ngày càng bị thu hẹp để từ cuối những nam 20 đã thiết lập một mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước tập trung, hành chính và bao cấp; về kinh tế, chỉ tồn tại thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu là nhà nước và tập thể. Mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước ấy tuy có vai trò và tác dụng trong những hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử nhất định nhưng đã đưa tới tình trạng xã hội ngày càng thụ động, trì trệ, làm mất đi một cơ chế năng động và dân chủ cần phải có. Với thời gian, những khuyết tật và thiếu sót ngày càng tích tụ, trầm trọng và đã có những “di căn” ngay từ những năm 30. Đó là tình trạng thiếu dân chủ, thiên về cưỡng chế mệnh lệnh, sự vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhất là việc truy nã đàn áp hàng loạt những người bất đồng ý kiến… Những tổn thất, mất mát không phải là nhỏ. Mô hình ấy làm cho chủ nghĩa xã hội và những cơ chế ngày càng xơ cứng, thiếu năng động đã ngày càng xa rời bản chất và ý nghĩa đích thực của nó mà Ph.Ăngghen đã từng chỉ ra: “Xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là cái gì không thay đổi mà nên coi nó như các chế độ khác luôn luôn thay đổi và cải cách,
Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô lại tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1937 – 1942) phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị giãn đoạn bởi cuộc tấn công xâm lược của nước Đức phát xít. Những thành tựu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hóa – trong đó có công nghiệp quốc phòng – đã tạo nên sức mạnh vật chất – kỹ thuật để nhân dân Xô viết đánh bại hoàn toàn mọi lực lượng hung bạo của chủ nghĩa phát xít quốc tế.