Phong trào đấu tranh của nhân dân Mã Lai

Do quá trình. lịch sử, tình hình cư dân Ma Lai rất phức tạp. Người Ma Lai chỉ chiếm hơn 40%, người Hoa chiếm tỉ lệ thấp hơn một chút. Số còn lại là người Ấn Độ, Ả Rập. 

Lúc đầu các cuộc đấu tranh đều tự phát, hết sức tản mạn. Tinh thần đấu tranh của nhân dân các vương quốc Pêrác, Selango, Sungly. Ugiông, Malácca v.v.. tuy rất dũng cảm, làm kẻ thù khiếp sợ, nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng 1905 ở Nga, phong trào cách mạng Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, nhất là do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội trong nước, Mã Lai bắt đầu bước vào một giai đoạn đấu tranh mới.

Việc đầu tư của tư bản thực dân, dẫu sao cũng đem lại một kết quả khách quan làm này sinh và phát triển những nhân tố mới trong xã hội. Giai cấp tư sản ra đời và đặc biệt là giai cấp công nhân dẫn dần phát triển. Riêng công nhân mỏ thiếc có đến 10 vạn. 

Do điều kiện địa lý Mã Lai trở thành nơi trú chân của nhiều nhà cách mạng phương Đông, và là một nơi giao lưu các luồng tư tưởng cách mạng ở khu vực Đông Nam Á. Nhờ vậy, phong trào cách mạng ở đây sôi nổi hẳn lên từ đầu thế kỉ XX. Năm 1900, Tôn Trung Sơn đến Singapore ; tháng 2 – 1906 lập phân hội Đống Minh ở Singapore và xuất bản Trung Hưng nhật báo. Phong trào yêu nước lan rộng trong mọi tầng lớp nhân dân Mã Lai Năm 1907 – 1908, một số cuộc bạo động lẻ tẻ nổ ra ở Singapore mang màu sắc dân chủ tư sản với khẩu hiệu đấu tranh đòi cải thiện đời sống và phát triển kinh tế. 

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất càng đến gần, bọn để quốc càng ra sức áp bức bóc lột các dân tộc thuộc địa. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ma Lai ngày càng phát triển. Ngay binh lính người Ấn trong đội quân Xipay của thực dân Anh chẳng những không đàn áp nhân dân Mã Lai mà còn nổi dậy chống lại bọn sỉ quan Anh ở Singapore. 

Phong trào đấu tranh đã bắt đầu nảy nở và phát triển trên toàn lãnh thổ Ma Lai. Xu hướng hợp thành một làn sóng đấu tranh giành quyền lợi cho dân tộc bắt đầu phát triển lên một giai đoạn mới.