Chính sách thống trị và bóc lột của Đế Quốc Anh và Mỹ ở Mã Lai

1. Anh xâm lược đất đai và phong trào đấu tranh của nhân dân 

Đối với chủ nghĩa đế quốc Anh, Ma Lai không chỉ là cứ điểm chiến lược và thị trường tiêu thụ, mà còn là nơi đầu tư và khai thác nguyên liệu vô cùng phong phú. Đặc biệt khoáng sản thiếc phân bố hầu hết miền Trung và Bắc Mã Lai là nguồn lợi rất lớn. Mã Lai còn có nhiều sản phẩm nông nghiệp như cao su, dừa, canhkina vv… Những nguồn tài nguyên lớn này càng thúc giục để quốc Anh đẩy mạnh công cuộc chinh phục toàn bán đảo. 

Từ năm 1874 đến 1909, thực dân Anh áp dụng chính sách mua chuộc, uy hiếp và dùng vũ lực mở rộng địa bàn khống chế, buộc các vương quốc ký nhiều hiệp ước nô dịch. 

Trong nhiều vương quốc ở Mã Lai, việc khai mỏ thiếc đã có từ rất sớm nhưng phần lớn do người Hoa tiến hành theo phương pháp giản đơn. Những chủ người Hoa thuê đất của chúa phong kiến Mã Lai, phải nộp 10% thu nhập cho Suntan, tuyển mộ những người nghèo đói từ miền Nam Trung Quốc đến làm thuê. 

Thực dân Anh quyết định giành bằng được quyền khai thác thiếc. Năm 1874, quân Anh tấn công xâm lược Perắc và buộc Suntan Perắc kí hiệp ước nô dịch. Căn cứ vào hiệp ước. Anh được phái một viên khám sứ bên cạnh Suntan năm mọi việc giao dịch với nước ngoài và kiểm soát nguồn thu nhập của Suntan. Suntan chỉ có quyền cai quản tôn giáo và các nghi lễ mà thôi. Thực dân Anh trên thực tế đã nắm quyền ở Pêrác, khống chế toàn bộ chính trị và kinh tế ở Pêrác. Dĩ nhiên quyền khai thác mỏ thiếc lập tức chuyển giao từ tay chủ người Hoa sang tay thực dân Anh. 

Phong trào chống Anh bùng nổ năm 1879, lan ra toàn vương quốc gây nhiều khó khăn cho việc cai trị và bóc lột của thực dân Anh, giết chết viên khâm sứ. Thực dân Anh điều lính từ Hương Cảng và Ấn Độ đến vùng khởi nghĩa để đàn áp. Hàng ngàn thường dân bị chặt đấu. Tất cả người già, phụ nữ, trẻ em đều bị giết. Công cuộc “khai hóa” của người Anh đối với Ma Lai thăm đỏ máu người dân vô tội.

Ở Selangor cũng xảy ra tình hình tương tự. Nam 1874, thực dân Anh mượn cứ bảo vệ thuyền buôn khỏi bị cướp đã đổ bộ vào Selangor, buộc Suntan kí hiệp ước tương tự như Pêrúc. Nhưng nhân dân Selangor không khuất phục, đã tiến hành kháng chiến kiên cường. Nghĩa quân lợi dụng điều kiện thiên nhiên, rừng, núi, địa hình quen thuộc để duy trì cuộc chiến tranh du kích trong thời gian khá lâu. Thực dân Anh khốn đốn trong nhiều năm, gọi đó là cuộc chiến tranh “khủng khiếp”. 

Thực dân Anh ý vào ưu thế kỉ thuật, chiếm Selangor. Nghĩa quân và đông đảo nhân dân Selangor vì không chịu sống dưới ách nô lệ nhục nhã đã lánh nạn sang vương quốc Sungky Ugiông. Suntan của vương quốc này là Táctu Banda, người anh hùng đầy lòng nhân từ và dũng cảm. Ông đã giúp đỡ những người dân Selango tị nạn và cho các đội nghĩa quân lưu tán trú chân. Thực dân Anh nhân cơ hội đưa quân tấn công đánh chiếm vương quốc nhỏ bé này. Vì lực lượng không cân xứng, mặc dù Táctu Banda và quân đội chiến đấu dùng cảm, song vẫn thất bại. 

Tiếp sau đó, hàng loạt các vương quốc khác ở Mã Lai bị Anh chiếm đóng bọn giám sát người Anh ngang nhiên vào đóng ở hoàng cung và trực tiếp khống chế các vương quốc. Đối với Vương quốc Giôho, Anh tiến hành chinh phục vào năm 80 của thế kỉ XIX đạt dưới ách đô hộ của thực dân Anh. 

Năm 1888, chính quyền Anh gây sức ép buộc Pahang thừa nhận viên quan đại diện của chúng. Quý tộc và địa chủ Pa hang không đóng ý, đã thuyết phục Suntan chống lại. Cuộc chiến tranh kéo dài hàng năm cho đến lúc lực lượng nghĩa quân yếu dần, quân Anh mới dồn nghĩa quân về biên giới để tiêu diệt. 

Đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh tiếp tục chinh phục những vương quốc còn lại. Chúng dòm ngó các vương quốc phía Bắc thuộc phạm vi ảnh hưởng của Xiêm. Những vùng đất này rất hợp với việc trồng cây cao su, một món hàng chiến lược. 

Năm 1909, Anh kỉ với Xiêm hiệp ước Băng Cốc. Theo điều ước này, Xiêm nhường cho Anh 4 vương quốc thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình là Kedốc Polit, Kelantan, Torenganu. 

Các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Mã Lai đã thất bại. Tư bản thực dân Anh lôi cuốn Mã Lai vào thị trường tư bản thế giới. Từ việc khống chế eo biển Malácca đến việc mua đảo Phnang, chiếm Xingapo, thực dân Anh cạnh tranh với tư bản Hà Lan và cuối cùng đẩy ảnh hưởng của Xiêm ra khởi vùng này, chiếm lấy toàn bán đảo. 

2. Chính sách cai trị của đế quốc Anh ở Mã Lai 

Thực dân Anh xây dựng nên thống trị ngay trên cơ sở không thay đổi của cơ cấu phong kiến trong các vương quốc. Trừ vùng “lãnh thổ thuộc địa eo biển”, sự thống trị của Anh về hình thức là gián tiếp, thông qua người Ma Lai để bóc lột người Mã Lai. Các vương quốc lớn vẫn phân cát như xưa tuy đều bị phụ thuộc vào thực dân Anh về chính trị và kinh tế. 

Để thuận lợi cho việc cai trị và bóc lột, thực dân Anh chia Mã Lai thành những khu vực hành chính khác nhau. 

– Vùng “thuộc địa eo biển” gồm Singapore, Penang, tỉnh Oenlitxlly, Dindinh và Maldeca do thực dân Anh nắm trực tiếp, đứng đầu là tổng đốc. 

– Năm 1895, Anh ép buộc Perác, Selango, Semvulan và Pahang kí hiệp ước thành lập “Liên bang Ma Lai”. Trong cái gọi là Liên bang Mã Lai đó, thực dân Anh thi hành chính sách quản lí gián tiếp thông qua một viên khâm sử người Anh làm nhiệm vụ giám sát và cố vấn, nhưng thực ra nấm mọi việc quản lí hành chính trong các vương quốc này. Bộ máy chính quyền các cấp đều do người Mã Lai đảm nhiệm, nhưng chỉ làm nhiệm vụ thu thuế và gìn giữ “trật tự an ninh xã hội” và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của viên khám sứ Anh, mà không được quyền quyết định bất cứ một vấn đề gì. Trên thực tế, thực dân Anh đã thi hành chính sách dùng người bản xứ cai trị người bản xứ rất thâm độc. 

– Đối với các vương quốc không gia nhập Liên bang như Torenganu, Gioho, Keđác, Polít và Kelantan, thực dân Anh cũng quản lí thông qua đại diện núp dưới danh nghĩa là “quan cố vấn”. 

Với kinh nghiệm sẵn có của Anh ở Ấn Độ, chúng không gộp toàn bộ Mã Lai thành một thể thống nhất về chính trị mà giữ nguyên tình trạng phân cát phong kiến. Như vậy sẽ tránh được sự chống đối quyết liệt của tầng lớp quý tộc phong kiến trong các vương quốc. Hơn thế nữa, chúng còn có thể lợi dụng tầng lớp này để tiếp tay bóc lột nhân dân. 

3. Chính sách vơ vét nguyên liệu và đầu tư của đế quốc Anh ở Mã Lai 

Năm 1896, chính quyền thực dân Anh thi hành luật ruộng đất, tuyên bố ruộng đất ở Mã Lai đều thuộc quyền sở hữu của người Anh, chỉ có thương lượng với chính phủ Anh thuê đất thì mới được quyền sử dụng. Như vậy là nhân dân Mã Lai bị tước mất quyền sử dụng ruộng đất của mình. Trái lại, thực dân Anh tha hồ chiếm đất, khai mỏ, lập đồn điền và đầu tư bóc lột nhân dân. Từ năm 1910, Anh nắm quyền khai mỏ thiếc và luyện thiếc. 

Thiếc là nguồn lợi thiên nhiên rất giàu có của Ma Lai trữ lượng lớn vào bậc nhất thế giới. Quặng thiếc nằm hấu như ngay ở trên mặt đất, không sâu quá 50 – 100 thước Anh, nên việc khai thác hết sức thuận lợi. Hàm lượng thiếc chiếm tỉ lệ rất cao, đến 72% trong quặng. Thiếc trở thành hàng chiến lược của Anh để cạnh tranh với Mỹ. Hầu hết thiếc của Ma Lai đều xuất sang Mi. Nam 1909, Anh ra lệnh cấm các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty của Mỹ luyện thiếc ở Mã Lai. Tư bản Mi buộc phải mua quặng thiếc của Anh . 

Ngoài ra, Anh còn lũng đoạn quyền khai thác các mỏ vàng, vôn phram, than đá v.v… Số than đá xuất khẩu của Mã Lai đầu thế kỉ XX mỗi năm đạt khoảng 50.000 tấn trong tổng sản lượng 300.000 tấn. 

Ma Lai không chỉ giàu về khoáng sản mà nông sản cũng hết sức phong phú. Quyền khống chế đất đai là chìa khóa mở đường cho tư bản Anh phát triển kinh doanh cao su, một thứ hàng chiến lược trên thị trường tư bản. Nam 1906, số cao su xuất khẩu của Mã Lai chỉ có 430 tấn, đến năm 1916 tăng lên 99.063 tấn, năm 1921 lên 165.000 tấn. Các đồn điền cao su chiếm 1922, cao su chiếm 1.178.000 hàng triệu mẫu mẫu Anh trong Anh đất đai. Năm khi diện tích trồng gấp 6 lần. 

Nhân dân Mã Lai đói khổ vì mất đất, lúa gạo không đủ ăn phải nhập của nước ngoài. Hàng ngàn vạn người lao động bị phá sản sẵn sàng mang thân đi bón gốc cao su hay vùi sâu trong vùng mỏ. Những chính sách bóc lột tàn bạo của bọn thực dân tư bản tạo nên hàng ngàn vạn quần chúng vô sản hóa, biến họ thành nguồn nhân công rẻ mạt của chủ nghĩa tư bản. 

Để có thể vơ vét tài nguyên ngày càng nhiều, thực dân Anh từ năm 1885 bắt đầu xây dựng đường sát từ Taiping đến Oendơ và sau đó ở ven biển phía Tây. Nhiều đường sắt nối liền các cảng với trung tâm mỏ thiếc chạy từ Bắc tới Nam, đến năm 1909, kéo dài đến Singapore. Đường giao thông ở Mã Lai phát triển một cách nhanh chóng nhằm chuyển nhanh tài nguyên từ các hãm mỏ, đón điển cao su đến các cảng để bán ra thị trường thế giới . 

Mã Lai vốn giàu nguyên liệu nhưng tư bản Anh lại muốn biến bán đảo này thành khu kinh tế nông nghiệp và vùng mỏ phụ thuộc vào guồng máy công nghiệp Anh. Chính vì vậy, ngoài một số xưởng máy gia công sửa chữa hay phục vụ cho cuộc sống của bộ máy thống trị, thì không có một nhà máy lớn nào. Lớn nhất là xưởng sửa chữa tàu và xưởng luyện thiếc ở Singapore. 

Tất cả nền công nghiệp và nông nghiệp Mã Lai phát triển theo chiều hướng phụ thuộc. Nên công nghiệp què quật và nông nghiệp chuyên sản xuất nguyên liệu cùng với chế độ độc quyền kinh doanh làm cho kinh tế Mã Lai lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nghĩa tư bản Anh. Chúng lũng đoạn nền kinh tế Ma Lai từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển, từ chính sách thuế má trong nước đến việc xuất khẩu. Chúng biến Ma Lai thành một mảnh đất riêng của chúng 

Thực dân Anh còn nắm các nguồn tài chính và ngân hàng. Những ngân hàng đầu tiên lập ra năm 1889 ở Perắc, sau đó nhiều chi nhánh xuất hiện ở các địa phương đều ở trong tay tư bản Anh.