Quá trình hình thành chế độ phong kiến
Trước khi chinh phục xứ Golo, người Frăng đang ở trong giai đoạn công xã thị tộc, nhưng sau khi chinh phục vùng này, chế độ thị tộc không có cơ sở để tồn tại nữa, nhà nước của người Frăng ra đời. Từ đó, người Frăng làm cho những tàn dư của chế độ chiếm hữu nô lệ ở xứ Gold tiêu vong một cách nhanh chóng, đồng thời họ bắt đầu bước vào quá trình phong kiến hoá mà chủ yếu biểu hiện ở bà mặt sau đây :
– Lãnh địa hoá toàn bộ ruộng đất trong xã hội.
– Nồng nó hoá giai cấp nông dân.
– Trang viên hoá nền kinh tế.
1. Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến
Trong quá trình chinh phục xứ Golơ, người Frăng đã chiếm được rất nhiều ruộng đất. Trên cơ sở ấy, vua Frăng giao một phần đất đai cho các thành viên của công xã thị tộc cũ để lập thành những công xã nông thôn, một phần đem ban cấp cho các tướng lĩnh thân cận và biểu tặng các cơ sở của giáo hội Kitô giáo. Việc ban cấp này không kèm theo một điều kiện nào cả. Bản thân nhà vua cũng giữ lại cho mình những lãnh địa rộng lớn. Ngoài ra, một số quý tộc cũ ở đó vẫn giữ lại lãnh địa của mình. Tất cả những người đó (vua, quan lại, tướng lĩnh, quý tộc Roma cũ, giáo chủ, viện trưởng tu viện…) lập thành giai cấp địa chủ mới.
Cũng trong quá trình này, công xã nông thôn của người Frăng mà tiếng Giécmanh cổ gọi là Máccơ (Mark) đã được thành lập. Nhưng do ảnh hưởng của chế độ ruộng đất tư hữu nói trên, nên công xã nông thôn tồn tại không được lâu dài. Ngay khi công xã mới được tổ chức, ruộng đất tuy thuộc quyền sở hữu tập thể của toàn công xã, nhưng ruộng đất cày cấy chỉ chia một lần chứ không xáo trộn để chia lại nữa, nên nông dân có thể sử dụng phần đất của mình hết đời này sang đời khác. Đến cuối thế kỉ VI, công xã nông thôn dần dần tan rã, phần ruộng đất mà nông dân cày cấy biến thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của họ và được gọi là ale (alleu) nghĩa là đất tự do.
Nhưng nông dân làm chủ mảnh đất của mình không được lâu. Một mặt, do nông dân bị bản cùng buộc phải bán ruộng đất của mình, mặt khác do giai cấp địa chủ thể tục cũng như giáo hội tìm mọi cách để chiếm đoạt, nên ruộng đất ngày càng tập trung vào tay những người giàu có.
Đến thế kỉ VIII, trong chính sách ban cấp ruộng đất có một sự thay đổi quan trọng. Sự thay đổi ấy gắn liền với việc tổ chức lại lực lượng quân đội. Trước đó lực lượng vũ trang chủ yếu của vương quốc Frăng là bộ binh mà nguồn binh lính quan trọng nhất là nông dân tự do. Nay phần lớn nông dân đã bị phá sản và bị biến thành nông dân lệ thuộc của giai cấp địa chủ, vì vậy nhà nước không thể bắt họ làm nghĩa vụ binh dịch được nữa. Trong khi đó, vương quốc Frăng đang bị người Ả Rập ở Tây Ban Nha đe doạ. Để có thể chống lại sự tấn công bằng kị binh của người A Rập, Tể tướng vương quốc Frăng là Sáclơ Mácten đã tiến hành cuộc cải cách quân sự, lấy kị binh làm lực lượng nòng cốt của quân đội. Lúc bấy giờ, các kị sĩ đều phải tự túc ngựa và quán trang, do đó chỉ có những người thuộc giai cấp địa chủ và một số ít nông dân khá giả mới đảm đương được nhiệm vụ đó.
Để khuyến khích và tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho các kị sĩ, nhà vua đã ban cấp ruộng đất cho họ. Nguồn đất đai đem ban cấp cho kị binh là đất công mới chính phục được và số ruộng đất tịch thu của các quý tộc phiến loạn. Nhưng những nguồn ruộng đất ấy vẫn chưa đủ để ban cấp cho kị binh, vì vậy Sáclơ Mácten tịch thu cả ruộng đất của các giáo chủ đã cùng các quý tộc thế tục nổi dậy chống lại ông. Những giáo chủ thuộc loại này ở Nextøradi và Akiten không phải là ít.
Khác với chính sách phong tặng ruộng đất trước kia, chính sách ruộng đất của Sáclơ Mácten là chính sách ban cấp có điều kiện và ruộng đất được ban cấp gọi là bênéphixơ (bénefice) nghĩa là vật ban cấp, ta có thể dịch là thái ấp. Những điều kiện đó là :
– Người được phong đất (bồi thần) phải thể trung thành với người phong đất (tôn chủ) và phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mỗi năm 40 ngày.
– Đất phong chỉ được sử dụng suốt đời chứ không được truyền cho con cháu.
– Nếu bởi thần không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thì ruộng đất bị thu hồi. Nếu tôn chủ chết thì ruộng đất phải trả lại cho người kế thừa của tôn chủ. Sau đó, bồi thần muốn nhận lại thái ấp thì phải làm lễ phân phong lại. Nếu bởi thần chết mà con của người này đã đến tuổi trưởng thành và muốn kế thừa thái ấp của cha cũng phải làm lễ phân phong lại.
Mục đích của lễ phân phong lại là để khẳng định quyền hạn và nghĩa vụ của tôn chủ mới và bởi thần mới. Khi làm lễ phân phong lại, bởi thần phải nộp cho tôn chủ một khoản lễ vật. Khoản lễ vật này không có quy định thống nhất, có khi là một số tiền tương đương với toàn bộ thu hoạch trong một năm của thái ấp được phong. Về sau, quy định này dẫn dẫn bãi bỏ.
Đến thời Sáclơmanhơ, do kết quả của các cuộc chiến tranh chinh phục, cương giới của vương quốc Frăng không ngừng được mở rộng, nên ông càng có nhiều đất đai để phân phong một cách hào phóng cho những người thân tín. Những người này lại đem một phần thái ấp phong cho các chiến sĩ của mình. Người được phong ruộng đất vẫn phải thể trung thành với tôn chủ và phải làm nghĩa vụ quân sự. Khi có chiến tranh, các bối thần phải chỉ huy các chiến sĩ của mình mà số lượng nhiều hay ít tuỳ theo thái ấp lớn hay nhỏ cùng với chiến mã và quan trang để đi chiến đấu. Đến nửa thế kỉ IX, tuy bồi thần vẫn phải làm nghĩa vụ quân sự, nhưng đất phong biến thành những lãnh địa có thể truyền cho con cháu, chỉ không được mua bán chuyển nhượng mà thôi. Những lãnh địa ấy được gọi là phiêp (fief) hoặc phươi (feod). Với hình thức lãnh địa này, chế độ ruộng đất phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành.
Những người chủ của các lãnh địa ấy đều được gọi chung là lãnh chúa, là quý tộc, trong đó lãnh chúa lớn được gọi là Công tước, Hầu tước (vốn nghĩa là thủ lĩnh quân sự), Bá tước (vốn nghĩa là chiến hữu tức là thân binh của vua). Lãnh địa của Công tước thường rất lớn, lãnh địa của Hầu tước gồm mấy quận, còn lãnh địa của Bá tước là một quận. Tầng lớp thấp nhất nhưng đồng đảo nhất trong giai cấp phong kiến là kị sĩ.
Một khi lãnh địa trở thành tài sản có thể kế thừa, nếu lãnh chúa có nhiều con trai thì sau khi lãnh chúa chết, lãnh địa thường được chia đều cho các người con ấy. Về sau thì lãnh địa thường truyền cho người con cả. Nếu con trai của lãnh chúa chưa đến tuổi trưởng thành (dưới 15 tuổi), hoặc lãnh chúa chỉ có con gái thì lãnh địa cũng được truyền cho con, nhưng phải có người bảo trợ. Đối với người con trai còn nhỏ tuổi, người bảo trợ phải thực hiện mọi nghĩa vụ của bối thần và được hưởng toàn bộ thu hoạch của lãnh địa. Thường thường người bảo trợ chính là tôn chủ. Đối với người con gái được thừa kế thì chồng cô ta là người bảo trợ. Nếu cô ta chưa kết hôn thì tôn chủ sẽ chọn cho có một người chồng.
Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất từ Sáclơ Mácten cho đến Sáclơmanho đã dẫn đến sự hình thành giai cấp phong kiến đông đảo. Đây là giai cấp ít được học văn hoá nhưng lại có tinh thần thượng võ cao. Họ lấy việc chiến đấu làm nghề nghiệp, lấy săn bắn thi võ làm trò tiêu khiển, lấy việc đấu kiếm làm biện pháp để giải quyết xích mích và mâu thuẫn. Chính giai cấp phong kiến ấy là cơ sở của chính quyền nhà vua để bên trong thì đàn ấp các thế lực chống đối, bên ngoài thì gay chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ. Nhưng chính sách phong cấp ruộng đất ấy cũng có một tác dụng ngược lại là chẳng bao lâu thế lực của các lãnh chúa lớn mạnh trở thành những ông vua con ở địa phương không phục tùng chính quyền trung ương nữa, do đó tình trạng chia cắt đất nước đã diễn ra một cách phổ biến ở Tây Âu và kéo dài trong nhiều thế kỉ.
2. Quá trình nông nô hóa nông dân
Khi mới chinh phục xứ Gôlơ, tầng lớp cư dân đông đảo nhất là những người Frăng tự do. Là những thành viên công xã Máccơ, họ được chia một phần đất cày cấy và được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy vậy, nông dân không có quyền bán phần đất ấy, cũng không được truyền cho con gái. Nếu nông dân chết mà không có người thừa kế thì ruộng đất phải giao lại cho công xã. Bên cạnh đất canh tác, nông dân còn có mảnh vườn xung quanh nhà mà chỉ với mảnh đất này nông dân mới có quyền sở hữu. Ngoài ra, nông dân còn được sử dụng chung rừng núi, đất hoang, bãi cỏ, ao hồ, sông ngòi… Ruộng đất cày cấy khi đang canh tác, khi có hoa màu và có hàng rào bảo vệ là thuộc quyền quản lí của từng nông dân, nhưng sau khi thu hoạch, hàng rào phải phá đi để biến thành bãi chăn nuôi chung của mọi người trong công xã.
Đến đầu thế kỉ VII, công xã Máccơ tan rã, phần lớn thành viên công xã biến thành những người nông dân tự do có mảnh ruộng đất riêng của mình. Ngoài những người nông dẫn Frăng tự do ra, lúc bấy giờ còn có những người lao động nông nghiệp làm việc trong các trang viên của các địa chủ người Frăng cũng như các địa chủ Rôma cũ. Về thân phận, họ không thuần nhất mà bao gồm nhiều loại như lệ nông, nông dân nửa tự do, nô lệ. Trong ba loại này, lệ nông là tầng lớp đông đảo nhất. Được nhận một phần đất do chủ giao cho, họ có nghĩa vụ phải nộp tô, nộp thuế thân, phải làm lao dịch và không được rồi ruộng đất. Nô lệ làm việc trong trang viên chia làm hai loại : Loại thứ nhất gồm những đầy tớ làm các công việc hầu hạ trong nhà lãnh chúa và những người làm các nghề thủ công như thợ làm bánh mì, thợ đóng xe, thợ kim hoàn v.v… làm việc trong các xưởng của lãnh chúa. Họ bị coi là tài sản của chủ và có thể bị mua bán. Loại thứ hai là những nô lệ được cấp ruộng đất, họ phải nộp địa tô cho chủ và không được rời khỏi ruộng đất. Tuy vậy, sau khi nộp địa tô, số sản phẩm còn lại thuộc quyền sử dụng của họ. Thế là, về danh nghĩa, họ vẫn là nô lệ nhưng thực chất họ đã biến thành nông nô. Còn nông dần nửa tự do là những người có địa vị cao hơn nô lệ, nhưng lại thấp hơn lệ nông. Họ cũng được giao cho một mảnh đất để canh tác và truyền mảnh đất ấy từ đời này sang đời khác. Cùng với sự phát triển của phương thức bóc lột phong kiến, sự khác biệt giữa ba loại lực lượng lao động nông nghiệp ấy ngày càng ít. Họ biến dần thành một tầng lớp có thân phận giống nhau, đó là tầng lớp nông nô.
Còn nông dân tự do vào đầu thế kỉ VII là tầng lớp đông đảo nhất trong giai cấp nông dân, nhưng tình hình ấy không duy trì được lâu. Do các nguyên nhân như thiên tại mất mùa, gia súc chết không canh tác được, phải nộp thuế khoá nặng nề, phải rời ruộng đồng quê hương để đi làm nghĩa vụ binh dịch v.v…, rất nhiều nông dân bị phá sản, phải bán ruộng đất của mình. Sau khi không còn tư liệu sản xuất nữa, nông dân chỉ còn cách là lĩnh canh ruộng đất của lãnh chúa để làm ăn và do đó biến thành nông dân lệ thuộc.
Những nông dân chưa mất ruộng đất thì vì không chịu nổi sự hạch sách của các quan lại và sự o ép của lãnh chúa, nên phải đem ruộng đất của mình hiến cho địa chủ thể tục hoặc giáo hội để nhờ họ che chở rồi xin nhận lại mảnh đất ấy để cày cấy. Nhiều khi, để khuyến khích hiện tượng này, ngoài việc giao lại mảnh đất mà nông dân đã hiến, các lãnh chúa thường cấp thêm cho nông dân một mảnh đất phụ nữa. Sau khi hiến ruộng đất rồi nhận lại mảnh ruộng đất ấy để cày cấy, người nông dân không những đã mất quyền sở hữu với đất đai của mình mà bản thân mình cũng không còn là người tự do nữa. Họ đã biến thành một loại nông dân lệ thuộc tương tự như lệ nông hoặc nông dân nửa tự do và đến đời con cháu họ thì hoàn toàn biến thành nông nô. Như vậy là, cũng như cư dân lao động bản địa, đến đây, phần lớn nông dân tự do người Frăng đã biến dần thành nông nổ.
Nông nó là tầng lớp ở địa vị trung gian giữa dân tự do và nô lệ. Về mặt kinh tế, họ được chủ giao cho một mảnh đất để cày cấy. Diện tích phần đất này thay đổi tuỳ theo từng nơi và từng thời kì, nhưng thường là từ 10 đến 15 ha. Sở dĩ phần đất của họ nhiều như vậy là vì lúc bấy giờ đất rộng người thưa và kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến là chế độ luân canh hai mảnh hoặc ba mảnh, do đó hàng năm người nông dân chỉ cày cấy một nửa hoặc nhiều lắm là 2/3 số ruộng đất ấy. Do cày cấy ruộng đất của lãnh chúa, nông nổ phải nộp địa tô cho chủ. Trong thời kì hình thành chế độ phong kiến, hình thức địa tô được áp dụng phổ biến nhất là tô lao dịch. Với loại địa tô này, mỗi tuần lễ, mỗi hộ nông nó phải cử một người khoẻ mạnh đem theo nông cụ và súc vật kéo, đến làm việc trên ruộng đất của lãnh chúa 3 hoặc 4 ngày. Thời gian còn lại, nông nô làm việc trên phần đất của mình. Vào những dịp mùa màng bận rộn, mỗi gia đình nông nô, ngoài bà chủ và các cô gái đã đến tuổi lấy chồng ra, tất cả những người có thể lao động được đều phải đến làm việc trên ruộng đất của chủ.
Ngoài địa tô lao địch, nông nô còn phải làm các việc khác cho lãnh chúa như vận chuyển, chữa nhà, chữa hàng rào, làm đường, bắc cầu v.v… Bên cạnh những nghĩa vụ lao dịch đó, trong những ngày lễ ngày tết, nông nô còn phải nộp cho chủ một số sản phẩm như gia cầm, trứng gà, rượu… có khi còn phải nộp một ít tiền. Ngoài ra, nông nổ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế xay bột, thuế nướng bánh mì, phải nộp tiền khi qua cầu, qua đò, kiếm củi, chăn gia súc.
Đối với giáo hội Thiên chúa, vì là tín đồ, nông nó phải nộp thuế 1/10 và nhiều khoản bất thường khác.
Về mặt chính trị, tuy nông nô chưa hoàn toàn mất tự do, tức là họ có gia đình riêng và một ít tài sản riêng, chủ không có quyền giết hại họ, nhưng họ bị lệ thuộc vào lãnh chúa về mặt thân thể. Họ không được tự tiện rời bỏ ruộng đất mà chủ giao cho, hơn nữa con cháu họ cũng phải kế thừa mảnh đất ấy và phải làm nông nô cho lãnh chúa. Nông nó cũng không có quyền tự do kết hôn. Những cuộc hôn nhân của họ đều phải được lãnh chúa đông ý nếu không sẽ bị xử phạt nặng nề. Nếu nữ nông nô lấy chồng là nông nổ thuộc lãnh chúa khác thì phải nộp một khoản tiền phạt gọi là “tiền ngoại hơn”. Sau đó, con cái của họ sinh ra phải chia cho cả hai lãnh chúa, Lãnh chúa còn có quyền hành hạ đánh đập nông nô miễn là không nguy hại đến tính mạng hoặc cơ thể là được. Như vậy, tuy nông nô không hoàn toàn mất tự do, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào chủ nhưng thực tế thì đời sống và địa vị của họ không hơn nô lệ được bao nhiêu.
3. Trang viên phong kiến
Khi vương quốc Frăng mới thành lập, trên đất đai của nhà vua, của các thân binh, của giáo hội và của địa chủ Roma cũ, trang viên đã xuất hiện rồi. Tuy vậy lúc bấy giờ, bên cạnh các trang viên của giai cấp địa chủ còn có các công xã Máccơ. Đến thời Carôlanhgiềng, cùng với quá trình tập trung hầu hết ruộng đất trong xã hội vào tay giai cấp lãnh chúa và biến nông dân tự do thành nông nô, trang viên mới được thành lập một cách phổ biến trong cả nước.
Khi thành lập trang viên, các lãnh chúa thường dựa vào các cơ sở có sẵn như các điền trang của chủ nô Rôma trước kia, các công xã nông thôn của người Frăng. Chỉ những nơi không có các cơ sở cũ ấy thì họ mới lập những trang viên hoàn toàn mới.
Tuỳ theo từng nơi, diện tích của trang viên lớn bé khác nhau. Có trang viên bao gồm mấy làng, ngược lại có khi một làng lớn lại bao gồm mấy trang viên. Lực lượng lao động chính trong các trang viên là nông nổ, Những trang viên nhỏ thì chỉ có vài ba chục hộ, nhưng thông thường nhất là khoảng 100 hộ.
Trong trang viên thường có lâu đài, kho tàng, cối xay bột, lò bánh mì, xưởng ép dầu, lò rèn… của lãnh chúa, nhà thờ và khu vực nhà chung của các tu sĩ, và những túp lều của nông nô.
Đất đai của trang viên bao gồm ruộng đất canh tác, bãi cỏ, rừng, ao hồ, đầm lầy… Ruộng đất cày cấy chia làm hai phần : phần đất tự sử dụng của lãnh chúa và phần đất chia cho nông nổ cày cấy. Phần đất tự sử dụng của lãnh chúa do nông nô dùng công cụ và gia súc của mình để canh tác. Toàn bộ thu hoạch trên phần ruộng đất này thuộc về lãnh chúa. Ở đây, ngoài ruộng đất trồng cây lương thực còn có vườn nho, vườn quả, vườn rau. Những người lao động trên các vườn cây ấy thường là tôi tớ của chủ. Phần đất của nông dân thì chia thành từng mảnh dài để chia cho từng hộ nông nó. Ngoài phần ruộng ra, mỗi gia đình nông nô còn có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau quả ở cạnh nhà. Toàn bộ thu hoạch trên phần đất thứ hai này là của nông nô. Còn rừng rú, bãi cỏ, đất hoang… thuộc công xã Máccơ trước kia này bị coi là tài sản của lãnh chúa. Nông nó tuy cũng được sử dụng chung nhưng thường là phải nộp những khoản thuế nhất định.
Phương pháp canh tác được sử dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp luân canh ba mảnh. Với phương pháp này, ruộng đất cày cấy được chia làm ba khu : một khu gieo trồng vụ xuân, một khu gieo trồng vụ thu và một khu cho đất nghỉ. Mỗi khu sau khi gieo trồng hai năm lại nghỉ một năm. Tuy nhiên cũng có chỗ trống ba năm mới nghỉ một năm hoặc trồng một năm nghỉ một năm. Sau mỗi vụ thu hoạch và trong thời gian để đất nghỉ, ruộng đất lại biến thành bãi cỏ để cho mọi người cùng sử dụng.
Trang viên phong kiến là những đơn vị kinh tế tự cấp tự túc. Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, trong trang viên còn sản xuất thủ công nghiệp ; vì vậy ngoài những nông nô làm ruộng còn có những nông nô làm các loại thợ thủ công như thợ mộc, thợ rèn, thợ dao kiếm, thợ vàng bạc, thợ tiện… Những người nông nô làm nghề thủ công này được cấp cho một mảnh đất nhỏ để tự sản xuất lương thực. Như vậy, các trang viên về cơ bản có thể thoả mãn được các nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng như các loại đồ dùng hàng ngày của lãnh chúa và nông nô. Chỉ có những thứ không sản xuất được như muỗi, sắt và các thứ hàng xa xỉ như vải, lụa, hương liệu, vũ khí… sản xuất từ các nước phương Đông mới phải mua của các lái buôn mà phần lớn là người Bidantium hoặc A Rập. Do mỗi trang viên là một đơn vị kinh tế tự nhiên và trang viên lại được thành lập một cách phổ biến nên nền kinh tế hàng hoá hầu như chưa có gì đáng kể và tình hình đó kéo dài cho đến khoảng thế kỉ XI, khi thành thị ra đời mới chấm dứt.
4. Bộ máy nhà nước
Sau khi chinh phục xứ Golơ, nhà nước của người Frăng bắt đầu được thành lập. Tuy nhiên, dưới thời Merovanhgiêng, bộ máy nhà nước ấy còn thô sơ. Ở trung ương, dưới vua là các quan lại cấp cao phụ trách các việc như quân sự, tư pháp, tài chính, văn thư, kho rượu v.v… Song, sự phân công trách nhiệm ấy chưa thật rõ ràng và cố định. Ví dụ quan Chưởng ấn hoặc quan Thị vệ có khi làm cả nhiệm vụ ngoại giao hoặc quân sự, trái lại quan Thống chế có khi phụ trách cả việc ăn uống tiệc tùng. Ngoài ra, còn có những viên Quản lí trông coi các trang viên của nhà vua. Chức vụ của viên quan này ngang hàng với một Bá tước. Đứng đầu các viên Quản lí này là quan Quản lí cung đình tức là Tể tướng trong “thời kì vua lười”. Tể tướng là kẻ cầm quyền ở ba xứ Nxtøradi, Ôxtøradi và Buốcgôngđơ, về sau là ở toàn vương quốc.
Đến thời Carolanhgiêng mà nhất là dưới thời Sáclơmanhơ, bộ máy nhà nước của vương quốc Frang ngày càng hoàn chỉnh hơn. Đứng đầu bộ máy quan lại dưới vua là các chức Thừa tướng. Tổng giám mục và Đại thần cung đình. Thừa tướng giữ chức vụ Bí thư và Chưởng ấn của nhà vua. Tổng giám mục quản lí các giáo sĩ trong cả nước, còn Đại thần cung đình thì gần giống như Tể tướng trước kia, quản lí các công việc hành chính ở triều đình. Chức Tể tướng trước kia đến thời kì này thì bãi bỏ. Dưới các quan đầu triều này là các quan Thống chế, quan Chánh án, quan Coi quốc khổ, quan Quản lí kho rượu v.v…
Cả nước chia thành nhiều đơn vị hành chính địa phương do quan Bá tước đứng đầu nên gọi là “Khu quản hạt Bá tước”. Đến đầu thế kỉ IX, toàn vương quốc chia thành 98 khu quản bạt Bá tước như vậy. Các bá tước này có toàn quyền về các mặt hành chính, tư pháp, tài chính và quân sự trong địa hạt của mình. Họ được nhà vua ban cho một số ruộng đất và được giữ lại 1/3 tiền án phí. Từ thời Sáclơmanhơ về sau, quan hệ giữa vua và các bá tước đứng đầu các địa phương trở thành quan hệ giữa tôn chủ và bồi thần, dần dần chức vụ này biến thành cha truyền con nối.
Ở các vùng biên giới, triều Carolanhgiêng thành lập những đơn vị hành chính đặc biệt gọi là biên trấn. Đứng đầu mỗi biên trấn là một Bá tước hoặc Hầu tước hoặc Công tước. Tại các biên trấn này, nhà nước xây dựng những pháo đài rất kiên cố để phòng ngự và để làm căn cứ xâm lược bên ngoài.
Để quản lí chặt chẽ các địa phương, nhà vua thường cử những đoàn khám sai, mỗi đoàn thường gồm 2 người về các nơi để kiểm tra việc thực hiện sắc lệnh của nhà vua, xử lí các hành vi lạm dụng quyền hành của các quan lại địa phương và giải quyết những vụ khiếu tố của nhân dân trong vùng đối với bá tước hoặc giáo chủ ở địa phương, nên chế độ này không còn có tác dụng nữa.
Về tư pháp, ở trung ương có toà án của nhà vua. Các pháp quan từ Chánh án đến Bồi thẩm đều do vua chỉ định. Ở các địa phương, khi nhà nước Frăng mới thành lập, do tàn dư của xã hội thị tộc còn tồn tại, nhân dân được tham gia bồi thẩm và được cử những đại biểu của mình làm thẩm phán. Nhưng chẳng bao lâu, các hình thức ấy đều bị bãi bỏ, quyền tư pháp hoàn toàn thuộc về Bá tước. Ngoài ra, các đoàn khâm sai do nhà vua phải về các địa phương cũng có quyền mở phiên toà tại chỗ để xét xử.
Để bảo vệ sự an ninh ở trong nước, đàn áp sự phản kháng của nhân dân, nhất là để không ngừng gây chiến tranh chinh phục bên ngoài, vương quốc Frăng luôn luôn chú ý xây dựng đội thân binh của nhà vua, mỗi khi có chiến tranh, tất cả mọi người Frăng tự do đều là chiến sĩ. Nhưng dần dần về sau, do đời sống nông nghiệp, định cư, đa số nông dân không muốn xa rời ruộng đất, gia đình để đi làm nghề chính chiến nữa. Thậm chí có nhiều nông dân đã hiến ruộng đất cho lãnh chúa thế tục hoặc giáo hội để trở thành nông dân lệ thuộc để khỏi phải thực hiện nghĩa vụ bình dịch đối với nhà nước. Vì vậy, giờ đây đội thần binh của nhà vua trở thành lực lượng quân sự chủ yếu.
Sau cải cách của Sáclơ Mácten và nhất là đến thời Sáclơmanhơ, đại đa số nông dân đã mất ruộng đất và bị biến thành dân lệ thuộc, nên nhà nước không thể bắt họ đi lính được nữa. Vì vậy tầng lớp khá giả bao gồm địa chủ lớp dưới và một số ít nông dân giàu có là lực lượng cơ bản trong quân đội. Thời Carôlanhgiêng, lực lượng quân sự của vương quốc Frăng chia làm hai bộ phận : bộ phận thứ nhất là một đội quân chuyên nghiệp, họ thường xuyên có mặt trong doanh trại nhất là ở các biên trấn ; bộ phận thứ hai là các bối thần được phong đất cùng với đội kị binh của họ, chỉ tập hợp lại mỗi khi có chiến tranh.
Như vậy, đến thời Carolanhgiềng, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng bao gồm chính quyền, toà án và quân đội là rất hoàn bị. Bằng các biện pháp như tập trung mọi quyền hành về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự… vào tay mình và việc bản thân mình được tôn làm Hoàng đế, Sáclơmanhơ đã xây dựng Frăng thành một nước quân chủ tập quyền trung ương. Song sự thống nhất của quốc gia này không duy trì được lâu. Do chính sách phản phong ruộng đất và nhất là do đất phong được cha truyền con nổi, thế lực của các lãnh chúa không ngừng phát triển. Trong khi đó, từ thời Merolanhgiêng, các lãnh chúa lớn đã được vua ban cho quyền bất khả xâm phạm. Với đặc quyền này, lãnh địa của họ trở thành một nơi mà quan lại của nhà vua không được đến để thi hành các nhiệm vụ về hành chính, tư pháp, cảnh sát, tài chính v.v… Đến thời Carôlanhgiêng, hiện tượng đó càng phổ biến và trở thành một xu hướng mà nhà vua không thể ngăn chặn được. Đó chính là tiền đề của tình trạng chia cắt đất nước thành những tiểu quốc độc lập diễn ra trong thế kỉ X sắp tới.