Quá trình thống nhất nước Pháp

1. Tình trạng chia cắt phong kiến từ thế kỷ IX −XI 

Sau Hiệp ước Vécđoong năm 843, phần lãnh thổ phía tây của đế quốc Sáclơmanhơ trở thành cơ sở để thành lập nước Pháp, và Sáclơ “Hỏi” tức Sáck II (843–877) được coi là ông vua đầu tiên của nước Pháp. Dòng dõi của vương triều Carölanhgiêng tiếp tục làm vua ở đây cho đến năm 987, nhưng ngay từ khi mới lập nước, do sự đấu tranh trong nội bộ dòng họ nhà vua, đồng thời do sự phát triển thế lực của giai cấp phong kiến ở các địa phương. quyền lực của chính quyền trung ương rất nhỏ yếu. 

Trong khi đó, do sức ép của các bối thần, năm 877, Sáclơ “Hỏi” phải ban bố sắc lệnh Kiécxi, quy định cho chức tước và đất phong Benephixơ được truyền cho con cháu. Từ đó, đất phong có thời hạn trở thành lãnh địa cha truyền con nối (Phiép), và các công tước, bá tước… vốn là những quan chức của chính quyền nhà vua trở thành những lãnh chúa, thực chất là những ông vua con ở các địa phương. Trong lãnh địa của mình, các lãnh chúa có quyền tuyên chiến, giảng hoa, đúc tiền, mở phiên toà để xét xử các vụ án… Như vậy, từ cuối thế kỉ IX, ở Pháp đã xuất hiện nhiều tiểu quốc độc lập. Mỗi tiểu quốc này lại chia làm nhiều lãnh địa phong kiến nhỏ và ở đó cũng có chính quyền riêng. Do tình trạng chia cắt ấy, vua Pháp chỉ làm chủ được vùng xung quanh Pari mà diện tích chỉ bằng một công quốc nhỏ gọi là Îlơ đơ Frăngxơ (lle de France), nghĩa là “Đảo Pháp”. 

Không những về chính trị, lúc bấy giờ nước Pháp bị chia cắt trầm trọng như vậy, mà ngay cả tiếng nói cũng chưa thống nhất. Cả nước Pháp gồm ba nhóm ngôn ngữ là miền Bắc, miền Nam (miền Provăngxơ) và miền Brotanhơ. 

Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, từ giữa thế kỉ IX, người Noócmăng( không ngừng xâm nhập và cướp bóc nước Pháp và một số nước Tây Âu khác. Đặc biệt, năm 885, với một lực lượng hùng hậu gồm 40.000 người và 700 chiếc thuyền, người Noócmăng đã vay chiếm Pari, vua Pháp Sáclơ “Béo” (884–887) phải nộp một khoản tiền lớn để chuộc thành, người Noócmang mới rút lui. Nhưng đến năm 911, vì không thể ngăn chặn được sự tấn công của người Noócmăng, vua Pháp Sáclơ “Giản dị” (893–923) buộc phải phong cho thủ lĩnh của họ vùng đất ven biển tây bắc nước Pháp và họ đã thành lập ở đó Công quốc Noócmangđi. 

Trong đúng một thế kỉ từ năm 887, khi Sáclơ “Béo” bị truất ngôi vì tỏ ra bất lực trước sự tấn công của người Noócmăng, vương triều Carolanhgiêng càng suy yếu, trái lại gia đình Robécchiêng (Robertiens) ngày càng có ảnh hưởng lớn về chính trị vì đã có công trong việc chống lại người Noócmăng. Do vậy, một đại biểu của gia đình này là Ođơ (Eudes) đã được cử làm vua từ năm 887 đến năm 893. Sau đó, tuy dòng dõi Carolanhgiềng lại được tiếp tục làm vua, nhưng sau khi Sáclơ “Giản dị” chết (923), quyền bính thực tế nằm trong tay dòng dõi gia đình Robécchiêng. Năm 987, vua Luy V chết và không có người nối ngôi, Huygơ Cape (Hugues Capet) thuộc gia đình Robécchiêng được cử lên làm vua (987 – 996). Triều Capechiêng (987 – 1328) bắt đầu thành lập.

Cũng như triều Carôlanhgiêng, vương triều Capêchiêng chỉ quản lí được một lãnh địa hẹp xung quanh Pari nằm giữa sông Xen và sông Loa mà thôi. Đã thế, các lãnh chúa nhỏ trong lãnh địa nhà vua cũng thường không tuân mệnh lệnh của vua Pháp, còn các lãnh chúa lớn về danh nghĩa là chư hầu của vua Pháp, nhưng thực tế là những vương quốc độc lập. Trong số đó, những công quốc và bá quốc tương đối lớn mạnh là Frăngđrơ và Noócmăngđi ở phía bắc, Brotanhơ, Men, Ănggiu, Poatu ở phía tây, Akiten, Gaxcónhơ, Tuludơ, Ôvecnhơ ở phía nam, Buốcgönhơ và Sampanhơ ở phía đồng. Tình trạng đất nước bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc phong kiến như vậy tạo thành một chế độ chính trị gọi là chế độ phong kiến phân quyền. 

Đến thế kỉ XII, một phần lãnh thổ rộng lớn ở phía tây chạy dài từ biển Mãngxơ đến dãy núi Pirène bao gồm các tiểu quốc Noócmăngđi, Brotanhơ, Men, Ănggiu, Tuaren, Poatu, Akiten, Gaxcônhơ mà tổng diện tích rộng gấp 7 lần lãnh địa của vua Pháp, do quan hệ hôn nhân và kế thừa đã trở thành lãnh địa của vương triều Plăngtagione của Anh. Tình hình đó càng làm trầm trọng thêm sự chia cắt nước Pháp và đã gây thêm khó khăn và phức tạp cho quá trình thống nhất đất nước. 

2. Những nỗ lực của các vua Pháp trong công cuộc thống nhất đất nước

Từ thế kỉ X, trên cơ sở của sự phát triển về kinh tế, nhiều trành thị ở Pháp như Môngpelie, Nácbon, Mácxây, Boócđô, Tuludơ… đã ra đời. Từ đó, kinh tế công thương nghiệp càng phát triển nhanh chóng, đồng thời trong xã hội xuất hiện một tầng lớp mới rất có thể lực, đó là tầng lớp thị dân. Trong tất cả các tầng lớp cư dân, hơn ai hết, họ là tầng lớp muốn chấm dứt tình trạng chia cắt để cho việc kinh doanh công thương nghiệp được phát triển thuận lợi. Vì vậy, họ tích cực ủng hộ nhà vua trong công cuộc thống nhất đất nước. Sự phát triển của công thương nghiệp còn đem lại cho vua Pháp một nguồn lợi quan trọng. Số lãnh địa của vua Pháp tuy nhỏ, nhưng nằm ở vùng trung lưu sông Xen và sông Loa, giao điểm của việc buôn bán giữa miền Nam và miền Bắc. Nhờ vậy, vua Pháp có thể thu được nhiều thuế hàng hoá chở qua lãnh địa của mình làm cho lãnh địa của nhà vua trở thành một vùng giàu có, kinh tế phát triển nhanh chóng, do đó đã tạo thành cơ sở vật chất để nhà vua đấu tranh với các lãnh chúa phong kiến lớn. 

Với những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi ấy, các vua Pháp như Luy VI, Philíp II, Luy IX, Philíp IX đã thi hành các biện pháp sau đây để không ngừng đề cao vương quyền, tiến tới thống nhất nước Pháp. 

a) Mở rộng lãnh thổ 

Thời Luy VI (1108 – 1137), thế lực của nhà vua chưa mạnh lắm, nên một mặt ông chỉ đấu tranh với các lãnh chúa phong kiến nhỏ ở trong lãnh địa của mình, mặt khác ông tuyên bố bảo vệ Giáo hội và về sau lại ủng hộ phong trào đòi thành lập công xã tự trị của thành thị. Vì vậy, ông được gọi là “con trưởng của Giáo hội” và “người cha của công xã”. Sau 30 năm đấu tranh, các lãnh chúa trong lãnh địa nhà vua đã chịu khuất phục. 

Vấn đề nhức nhối nhất đối với vua Pháp là lãnh địa rộng lớn của vua Anh trên đất Pháp. Vì vậy, nhân khi Giòn (con của Henri II) giành ngôi của anh trai mình là Risớt “Tim sư tử” dẫn đến sự bất bình của các chư hầu của Anh trên đất Pháp, Vua Philíp II (1180–1223) đã đánh chiếm được phần lớn đất đai của Anh (Noócmăngdi, Ănggiu, Men, Tuaren…). Bởi vậy, Philíp II được tặng danh hiệu Ôguýt (Auguste) nghĩa là “Tôn kính”, còn vua Anh thì bị gọi là Giòn “Mất mát”. Ngoài ra, Philíp II còn sáp nhập được vùng Picácđi ở miền Bắc và các vùng Ôvécnhờ và Lănggođốc ở miền Nam. 

Đến thời kì Philíp IV (1283 – 1314) (được gọi là Philíp “Đẹp trai”), lãnh thổ của vua Pháp càng được mở rộng. 

Nhờ quan hệ hôn nhân, Philíp IV đã sáp nhập được vào lãnh địa của mình vương quốc Nava và bá quốc Sampanhơ giàu có. 

Như vậy, đền đầu thế kỉ XIV, chỉ còn lại bá quốc Flăngđrơ, công quốc Brotanhơ, công quốc Akiten, công quốc Buốcgônhơ còn ở ngoài sự quản lí trực tiếp của vua Pháp mà thôi. 

b) Cải cách các chế độ 

Sau khi lãnh thổ được mở rộng, Philíp II chia toàn bộ đất nước của mình thành nhiều khu vực hành chính rồi bổ nhiệm quan lại đến cai trị, do đó chính phủ trung ương có thể quản lí các địa phương một cách chặt chẽ. Đến thời cháu Philip II là Luy IX (1226 – 1270), ông đã tiến hành một loạt cải cách về tư pháp, tài chính và quân sự nhằm tăng cường quyền lực của trung ương, làm yếu thế lực của các lãnh chúa phong kiến. Về tư pháp, Luy IX tuyên bố toà án của nhà vua là toà án tối cao, có quyền lực phúc thẩm những bản án do toà án của các lãnh chúa xét xử, giải quyết những vụ tranh chấp giữa các lãnh chúa. 

Về tài chính, Luy IX cho lưu hành một loại tiền thống nhất ở trong lãnh địa của mình, đồng thời bắt buộc tiền của nhà vua và tiền của các địa phương được sử dụng song song trong lãnh địa của lãnh chúa phong kiến. Kết quả là tiền của nhà vua vốn đẹp hơn, nên đã loại dần tiền của các địa phương. 

Về quân sự, Luy IX thi hành chế độ mộ lính, quân đội do nhà vua thống nhất chỉ huy, đồng thời về tổ chức và huấn luyện cũng tương đối chính quy hơn, vì vậy sức chiến đấu cũng mạnh hơn so với các đội kị sĩ vốn kém chặt chẽ về mặt tổ chức. Do những thành tích ấy, vua Luy IX được tôn sùng là “Thánh Luy” (Saint Louis). 

c) Đấu tranh với toà thánh Rôma 

Do phải chi tiêu nhiều trong cuộc chiến tranh nhằm sáp nhập vùng Flăngđrơ, nhưng không thành công và do cuộc sống phô trương lãng phí trong cung đình, Philíp IV gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Một trong những biện pháp của Philíp IV để giải quyết vấn đề đó là thu thuế ruộng đất của giáo hội ở Pháp. Trước kia, giáo hội cũng có nộp cho nhà vua một số tiền nhưng không phải là thuế mà là “tặng phẩm” hoặc là một “sự tài trợ”. Vì vậy, quyết định này của vua Pháp đã đánh mạnh vào cái nguyên tác quyền lực của giáo hội cao hơn mọi chính quyền thế tục. 

Trước tình hình đó, năm 1296, Giáo hoàng Boniphaxiô VIII đã ra lệnh khai trừ giáo tịch những ai đòi các giáo sĩ phải nộp thuế cho mình mà chưa được phép của toà thánh, đồng thời nghiêm cấm các giáo sĩ nộp thuế cho vua ; ngoài ra còn yêu cầu vua Pháp phải ngừng cuộc chiến tranh ở Flangđrơ.

Để đáp lại những yêu cầu đó, năm 1302, Philíp IV triệu tập một cuộc hội nghị gồm các đại biểu của ba đảng cấp : quý tộc, giáo sĩ và thị dân. Cuộc hội nghị ba cấp này đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà vua và phê phán Giáo hoàng đã có dã tâm can thiệp vào công việc nội bộ của nước Pháp. 

Đã có chỗ dựa vững chắc, Philíp IV ra lệnh bát sứ giả của Giáo hoàng đóng ở Pháp, đồng thời nhân khi Boniphaxiô VIII bị quý tộc Roma chống lại phải trốn ở thành phố Ananhi, đã sai người sang bắt giam Giáo hoàng. Tuy sau mấy hôm, Giáo hoàng đã được cứu thoát, nhưng vì tuổi già sức yếu lại uất ức nên chẳng bao lâu thì chết (1303). 

Năm 1305, dưới áp lực của Philíp IV, Tổng giám mục Boócđộ được cử làm Giáo hoàng, lấy hiệu là Clêmăng V. 

Năm 1809, Clềmăng V dời toà thánh về Avinhông ở đông nam nước Pháp và đóng ở đó cho đến năm 1377. Trong thời kì này, toà thánh thực ra là một công cụ ngoan ngoãn của vua Pháp. 

d) Triệu tập hội nghị ba cấp 

Như trên đã nói, để tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh với Giáo hoàng, năm 1302, Philíp IV đã triệu tập hội nghị ba cấp đầu tiên trong lịch sử của nước Pháp. Trong hội nghị ba cấp, đẳng cấp thứ nhất là đại biểu của giáo sĩ, đẳng cấp thứ hai là đại biểu của lãnh chúa phong kiến, đẳng cấp thứ ba là đại biểu của thị dân giàu có. Còn nông dân, thợ thủ công, bình dân thành thị không được tham dự hội nghị. 

Lúc bấy giờ, vua Pháp chưa có các loại thuế thường kì, vì vậy Philíp IV thường triệu tập hội nghị để phê chuẩn các khoản thuế mới do vua đặt ra. Từ đó, hội nghị ba cấp trở thành một sinh hoạt chính trị thường xuyên ở Pháp trong một thời kì tương đối lâu dài. 

Mỗi lần hội nghị, mỗi đẳng cấp đều hợp riêng, khi biểu quyết mới họp chung và mỗi đẳng cấp chỉ được một phiếu biểu quyết. 

Hội nghị ba cấp chỉ là một cơ quan tư vấn, nên không có quyền lập pháp. Việc triệu tập hội nghị hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của vua. Hội nghị ba cấp cũng không phải là một tổ chức có tác dụng hạn chế quyển hành của vua mà ngược lại nó giúp cho vua tăng cường quyền lực và là chỗ dựa để vua thi hành mọi chủ trương chính sách của mình. 

Tuy vậy, việc triệu tập hội nghị ba cấp đánh dấu nhà nước phong kiến ở Pháp đã bước vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến phân quyền tiến tới chế độ phong kiến tập quyền. Đồng thời, việc đại biểu của đảng cấp thứ ba được tham dự hội nghị đã phản ánh sự biến đổi về kinh tế xã hội của nước Pháp, trong đó tầng lớp thị dẫn đã trở thành một lực lượng chính trị quan trọng không thể không chú ý tới. 

Tóm lại, đến đầu thế kỉ XIV, lãnh thổ của vua Pháp đã mở rộng, vương quyền đã được nâng cao, việc thống nhất nước Pháp đã bước đầu được thực hiện. 

3. Chiến tranh trăm năm 

Trong khi công cuộc thống nhất nước Pháp đang tiến triển một cách thuận lợi thì giữa Pháp và Anh xảy ra một cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1337 – 1453, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh trăm năm. 

a) Nguyên nhân của chiến tranh 

Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này là vấn đề tranh giành đất đai trên lãnh thổ nước Pháp, vì Pháp không muốn thế lực của Anh vẫn còn làm chủ một bộ phận đất đai của mình, còn Anh thì không cam tâm để một vùng lãnh địa rộng lớn của mình chuyển vào tay vua Pháp. 

Ngoài ra, hai bên còn tranh chấp nhau vùng Flăngđrơ giàu có. Số là, năm 1328, theo yêu cầu của bá tước Flăngđrơ, vua Pháp là Philíp IV đã đưa quân lên trấn áp cuộc khởi nghĩa nông dân đã kéo dài 5 năm ở vùng này, sau đó Philíp VI sáp nhập Flangårơ vào lãnh thổ Pháp. Nhưng Flăngđrơ lại là một khu vực phát triển về nghề dệt len dạ mà nguồn nguyên liệu chủ yếu là dựa vào sự cung cấp của Anh. Để trả đũa, Anh ngừng hẳn việc xuất khẩu long cừu sang Flăngđro làm cho nền công nghiệp dệt ở đây gặp phải khó khăn rất lớn. Trước tình hình ấy các ông trùm của ngành dệt đã kết đồng minh với Anh, xui vua Anh đối địch với nước Pháp. Còn nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh là việc tranh giành ngôi vua Pháp. Vốn là nhánh trưởng của dòng họ Capêchiêng đến năm 1328, sau khi Sáclơ IV chết, vì không có người kế thừa nên chấm dứt. Hội đồng quý tộc đã lập một người trong nhánh thứ của dòng họ này là nhánh Valoa lên làm vua, hiệu là Philíp VI (1328–1350). Để kiếm cớ gây xung đột với Pháp, vua Anh là Étuổi III (Edward III) lấy tư cách là cháu ngoại của Philíp IV đòi được kế thừa ngôi vua của nước Pháp. 

Do những nguyên nhân đó, sau một thời gian chuẩn bị về quân sự cũng như về ngoại giao, đến năm 1337, cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp bắt đầu bùng nổ. 

b) Diễn biến của chiến tranh 

Cuộc chiến tranh này khi đánh khi ngừng, có thể chia làm 4 giai đoạn. 

– Giai đoạn một : Những cuộc tấn công của Anh. Khởi nghĩa Êchiến Mácxen và khởi nghĩa Giắccari. 

Trong giai đoạn này, trước sự tấn công của Anh, Pháp đã liên tiếp bị thất bại ở trận hải chiến gần cảng Êcluyđơ (1340), ở Crexi (1346) và bị mất hải cảng Cale (1347). Đặc biệt trong trận Poachie (1356), vua Giang “Hiền từ của Pháp đã bị quân Anh bát. Như vậy là Anh đã chiếm được phần lớn đất đai ở miền Tây và miền Bắc nước Pháp. 

Chiến tranh thất bại làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt, do đó thị dân Pari và nông dân miền Bắc Pháp đã nổi dậy khởi nghĩa. 

Khởi nghĩa Êchiên Mácxen. Sau khi vua Giăng “Hiển từ” bị bắt, thái tử Sáclơ lên nhiếp chính. Để có tiền chuộc vua Giang và cung cấp cho chiến tranh, năm 1356, Sáclơ triệu tập hội nghị ba cấp. Do không muốn đáp ứng các yêu cầu của hội nghị ba cấp mà chủ yếu là của đảng cấp thứ ba, Sáclơ đã giải tán hội nghị. Những cuộc bạo động đã nổ ra ở Pari buộc thái tử phải triệu tập hội nghị ba cấp một lần nữa (1357). Dưới sức ép của hội nghị, thái tử Sáclơ phải ban bố “sắc lệnh Tháng Ba”, trong đó quy định một số nhượng bộ đối với hội nghị ba cấp như không cần có sự phê chuẩn của vua, hội nghị ba cấp mỗi năm có thể triệu tập 2 lần ; nếu không được sự đồng ý của hội nghị ba cấp thì không được thu thuế mới ; hội nghị ba cấp được cử đại biểu tham gia Hội đồng ngự tiến và làm cố vấn cho vua v.v… 

Nhưng sau đó thái tử Sáclơ không thi hành sắc lệnh này, nên tháng 2 – 1358, dưới sự lãnh đạo của Êchiến Mácxen (Etienne Marcel), hội trưởng Thương hội len dạ Pari, gần 3000 thợ thủ công có vũ trang tập hợp trước hoàng cung, Echiến Mácxen cùng một số người xông vào cung giết chết hai cố vấn thân cận nhất của thái tử, yêu cầu thái tử phải thi hành “sắc lệnh Tháng Ba”. Êchiến Mácxen thành cố vấn của thái tử. Nhưng chẳng bao lâu, thái tử trốn ra ngoài và tập hợp lực lượng để phong toả Pari. Để chống lại thái tử, Êchiến Mácxen liên minh với vua Nava là Sáclơ “Tàn ác”, một kẻ đang có mưu đồ dòm ngó ngôi vua Pháp. Trong khi đó ở phía bắc nước Pháp đã nổ ra một phong trào khởi nghĩa nông dân, gọi là phong trào Giáccơri. 

Khởi nghĩa Giắccơri. Giáccơri (Jacquerie) nghĩa là “bọn nhà quê”, là tiếng của giai cấp quý tộc gọi nông dân một cách khinh bỉ. 

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa này là do giai cấp phong kiến áp bức bóc lột nặng nề đối với giai cấp nông dân đã bị nông nô hoá, còn nguyên nhân trực tiếp của phong trào là cuộc chiến tranh trăm năm đã đem lại rất nhiều tai hoạ như “ruộng đất không có người cày cấy, bãi cỏ không có dê cừu, giáo đường và nhà cửa thành những đồng trụ âm ỉ cháy”. 

Ngoài ra, năm 1348, bệnh dịch hạch lây lan làm cho gần 1/3 dân cư bị chết, nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, nên nhân dân càng thêm điều đứng. 

Năm 1358, khởi nghĩa đầu tiên nổ ra ở vùng Bovedi (Beauvaisis) sau đó lan rộng ra miền Bắc nước Pháp. Tham gia khởi nghĩa đa số là nông dân, lãnh đạo là Guyôm Calo (Guillaume Cale), một người xuất thân nông dân và có nhiều kinh nghiệm về quân sự. Dưới khẩu hiệu “Tiêu diệt sạch bọn quý tộc cho đến tên cuối cùng”, quản nông dân thẳng tay đốt phá lâu đài nhà cửa và giết chết các lãnh chúa phong kiến bị sa vào tay họ.

Trong khi đó, Êchiến Mácxen đang ở trong vòng vây của quân đội của thái tử. Vì vậy, Mácxen đã gửi 300 viện binh đến cùng phối hợp với quân nông dân để phá những đồn luỹ của quan phong kiến nhằm đánh thông con đường tiếp tế lương thực cho Pari.

Sau cơn hoang mang ban đầu, giai cấp phong kiến đã tập hợp lại xung quanh Sáclơ “Tan ác” để chống lại phong trào nông dân”. Chính vào lúc gay go ấy, khi quân nông dân rất cần sự phối hợp của Êchiến Mácxen thì Mácxen trở mặt, thậm chí còn liên minh với Sáclơ “Tan ác” để trấn áp khởi nghĩa. 

Tuy vậy, Sáclơ “Tàn ác” nhận thấy lực lượng của quân nông dân rất đông, không dễ gì đánh bại, nên giả vờ mời thủ lĩnh nông dân đến doanh trại của mình để đàm phán rồi bắt ông. Dã man hơn, Sáclỡ “Tàn ác” đã bắt Guyôm Calơ ngồi lên ghế sắt nung đỏ để cử hành “lễ gia miện” cho ông làm vua nông dân và sau đó giết ông.

Nhân khi quân nông dân không có người lãnh đạo, quân của Sáclơ “Tàn ác” đã tấn công mạnh mẽ, quân nông dân bị thất bại nhanh chóng, khoảng 20.000 nông dân bị tàn sát trong hai tuần lễ. 

Sau khi trấn áp xong phong trào nông dân, giai cấp phong kiến tập trung lực lượng để đối phó với Êchiên Mácxen. Trong khi đó, nhân dân Pari cũng chán ghét chính sách thuế khoá nặng nề của Mácxen. Kết quả là trong một trận đụng độ nhỏ với lực lượng của thái tử, Mácxen bị giết chết. Sau đó máy hôm, Sáclơ chiếm lại Pari, trấn áp những người thị dân khởi nghĩa. Để có thời gian chuẩn bị lực lượng, năm 1360, thái tử Sáclơ kí với Anh Hoà ước Bretinhi (Brétigny), trong đó quy định Pháp phải cắt nhường cho Anh nhiều đất đai ở miền Bắc và miền Tây Nam nước Pháp, còn phía Anh thì chỉ phải thực hiện một điều kiện là vua Étuốt bỏ yêu cầu làm vua nước Pháp. 

Năm 1364 vua Giảng “Hiền từ” chết ở Luân Đôn, thái tử Sáclơ chính thức lên ngôi, hiệu là Sáclơ V, được gọi là Sáclơ “Khôn ngoan” (1364 – 1380). Ngay sau đó, Sáclơ V tập trung lực lượng để đánh đuổi Sáclơ “Tân ác” ra khỏi nước Pháp, đồng thời thi hành nhiều biện pháp mới về tài chính, chiêu mộ quân đội, xây dựng hải quân, xây thành, đúc súng để chuẩn bị phản công quân Anh. 

Giai đoạn hai (1369 – 1395) : Trong giai đoạn này Pháp chủ động tấn công quân Anh và đã thu được phần lớn đất đai đã mất. Nhưng nước Pháp. lại gặp phải những khó khăn mới. Năm 1380, Sáclơ V chết. Sáclơ VI (1380 – 1442) mới 12 tuổi lên nối ngôi và chẳng bao lâu thì bị bệnh thần kinh. Nhân khi chính quyền trung ương suy yếu, các lãnh chúa phong kiến lại chia cắt đất nước và chia thành hai phe đấu tranh với nhau : một phe do Công tước Buốcgônhơ và là chú của vua cầm đầu, một phe do Công tước Oócleăng và là em của vua cầm đầu. Hai phe này thay phiên nhau nắm giữ chính quyền, ăn cắp của kho, đánh nhau liền miền, cướp bóc các thành phố và làng mạc, làm cho nhân dân hết sức khốn khổ. Vì vậy, nhân dân thành thị và nông thôn ở nhiều nơi đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa. 

Những mâu thuẫn nội bộ gay gắt ấy đã làm cho nước Pháp bị suy yếu một cách trầm trọng. Hơn nữa, vì bị thất bại trong việc tranh giành chính quyền với phái Oócleăng, phái Buốcgỗnhơ quay sang câu kết với Anh. Đó là những điều kiện thuận lợi để Anh tấn công Pháp. 

Giai đoạn ba (1415 – 1420) : Bằng những cuộc tấn công thắng lợi, chỉ trong một thời gian không lâu, Anh đã chiếm được miền Bắc nước Pháp. trong đó bao gồm cả Pari. Công khai phản bội Tổ quốc, năm 1420, dưới danh nghĩa Sáclơ VI, phe Buốcgônhơ kí với Anh một hiệp ước rất nhục nhã, trong đó quy định Pháp và Anh nhập thành một vương quốc, vua Henri V nước Anh sẽ kết hôn với con gái của Sáclơ Vi, do đó sẽ trở thành người nhiếp chính, sau khi Sáclơ VI chết thì sẽ làm vua cả nước Pháp. 

Nhưng đến năm 1422, cả Henri V và Sáclơ VI đều chết. Con của Henri V mới 10 tháng tuổi được cử lên làm vua cả hai nước Anh và Pháp, hiệu là Henri VI. Không công nhận Henri VI là vua của mình, các lãnh chúa phong kiến ở miền Nam nước Pháp cử thái tử con Sáclơ VI lên làm vua, hiệu là Sáclơ VII (1422 – 1461). Như vậy, nước Pháp chia làm hai miền đối địch với nhau : miền Bắc bị quân Anh chiếm đóng, miền Nam thuộc quyền quản lí của Sáclơ VII. 

Giai đoạn bốn (1422 – 1453) : Hoạt động cứu nước của Gian Đa và thắng lợi của Pháp. 

Năm 1428, quân Anh tấn công Đóclăng, một thành phố có vị trí then chốt trên con đường tiến xuống miền Nam. Nếu Oócleang thất thủ thì cả miền Nam nước Pháp có nguy cơ bị rơi vào tay quân Anh. Trong cơn nguy cấp ấy, khi mà Sáclo VII và phe Oócleăng tỏ ra bất lực thì từ trong phong trào cứu quốc của quần chúng xuất hiện một vị cứu tinh, đó là Gian Đà (Jeanne d’Arc). 

Gian Đa vốn xuất thân trong một gia đình nông dân ở miền Đông nước Pháp, nơi bị quân Buốcgônhơ, đồng minh của quân Anh giày xéo. Lúc bấy giờ, trước sự tàn bạo của giặc ngoại xâm và sự bất lực của giai cấp phong kiến Pháp, nhân dân ở những vùng bị quân Anh chiếm đóng đã dãy lên phong trào chiến tranh du kích và đã không ngừng tiêu hao lực lượng của kẻ thù. Được nghe kể nhiều chuyện về sự hung ác của quân giặc và những gương chiến đấu của nhân dân, chỉ căm thù giặc của Gian Đa không ngừng được nung nấu. Hơn nữa, vốn ngoan đạo và giàu óc suy tưởng, Gian Đa cảm thấy chính mình có nhiệm vụ cứu nước Pháp. 

Năm 1429, Gian Đa đến xin Sáclơ VII giúp đỡ điều kiện để đi giải vây cho Oócleang. Trong tình thế lâm nguy, Sáclơ VII đã chấp nhận đề nghị ấy. Trong bộ trang phục kị sĩ, cô thôn nữ 17 tuổi Gian Đa đã trở thành người chỉ huy một đoàn quân đi giải phóng Oócleang. Kết quả thành này được giải vây, tiếng tăm của Gian Đa vang dội khắp nước Pháp và nàng được gọi một cách trìu mến là “Cô gái Oóclêăng”. 

Thắng lợi của chiến dịch Oócleang là bước ngoặt quyết định của cuộc Chiến tranh trăm năm. Tuy vậy, sợ hãi trước sự lớn mạnh của phong trào yêu nước của quần chúng và ghen tị với thành tích cũng như ảnh hưởng của Gian Đa, giai cấp phong kiến Pháp đã coi nàng như một vật chướng ngại và nuôi âm mưu ám hại nàng. Vì vậy, năm 1430, trong một trận đánh nhau với quân Anh và Buốcgỗnhơ ở gần thành phố Côngpienhơ (Compiègne), Gian Đa được giao nhiệm vụ hậu vệ, nên khi nàng sắp rút vào trong thành thì bọn phong kiến phản động đã đóng cổng thành lại. Gian Đa bị quân Buốcgỗnhơ bắt đem bán cho quân Anh với giá 10.000 đồng bảng vàng. Sau một năm bị giam cầm, quân Anh đã giao Gian Đa cho toà án tôn giáo ở Ruãng. Bị quy là một mụ phù thuỷ, toà án này đã xử thiếu người nữ anh hùng của dân tộc Pháp vào ngày 30–5–14310). Lúc đó nàng mới 19 tuổi! Kết tội Gian Đa như vậy, mục đích của người Anh là muốn chứng minh rằng nhờ có ma quỷ giúp đỡ nên nhân dân Pháp mới giành được những thắng lợi quan trọng ấy.

Cái chết của Gian Đa càng thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp. Năm 1432, nhân dân Ruãng nổi dậy khởi nghĩa buộc quân Anh phải tạm thời rời khỏi thành phố. Dưới áp lực của nhân dân và vì sợ Anh chiếm mất vùng Flăngđrợ của mình, năm 1435, phe Buốcgônhơ đã tách khỏi đồng minh với Anh và kí hoà ước với Sáclơ VII, do đó nội bộ nước Pháp được tạm thời thống nhất. Từ đó quân Anh bị thất bại liên tiếp. Năm 1453, sau khi Anh bị thất bại ở Caxtiông, hai bên kí hoà ước, cuộc Chiến tranh trăm năm đến đây kết thúc bằng sự thắng lợi của Pháp. Ngoài cảng Cale còn thuộc về Anh cho đến năm 1559, toàn bộ đất đai bị Anh chiếm giữ đã được giải phóng. 

4. Hoàn thành việc thống nhất nước Pháp 

Cuộc Chiến tranh trăm năm để lại cho nước Pháp những hậu quả rất nặng nề : nền kinh tế cả nước bị tàn phá, cư dân bị giảm sút khoảng 1/3. 

Nhiều thành phố sầm uất trước kia nay không còn một người nào. Thành phố Xoaxông hoàn toàn bị thiêu huỷ. Từng đoàn người đói khổ đi lang thang khắp đất nước. 

Nhưng thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã đẩy nhanh sự nghiệp thống nhất nước Pháp ; vì trở ngại lớn nhất của công cuộc thống nhất ấy là thế lực của Anh trên đất Pháp giờ đây đã được loại bỏ, các vua Pháp chỉ còn phải đấu tranh với các lãnh chúa phong kiến cát cứ nữa mà thôi. 

Năm 1461, Sáclơ VII chết, con là Luy XI (1461 – 1483) lên nối ngôi. Bàng tài năng chính trị và ngoại giao, Luy XI đã có cống hiến rất lớn trong việc thống nhất nước Pháp. 

Khi Luy XI lên ngôi, các lãnh chúa phong kiến lập thành “Đồng minh phúc lợi xã hội” do Sáclơ “Táo bạo”, công tước xứ Buốcgônhơ cầm đầu, mục đích nhằm chống lại vua Pháp, duy trì tình trạng chia cắt đất nước. Sau một trận chiến đấu bắt phân thắng bụi ở cửa ngõ Pari, Luy XI tiến hành đàm phán riêng lẻ với một số người chủ chốt của đồng minh, hứa sẽ dành cho họ nhiều đất đai và tiền bạc, do đó hiệp ước hoà bình được kí kết và đồng minh tan rã. 

Tiếp đó, Luy XI tìm mọi cách để đấu tranh với Sáclơ “Táo bạo”. Năm 1475, để loại bỏ đồng minh truyền thống của công tước Buốcgỗnhơ, Luy XI đã trung lập hoá vua Anh bằng cách hứa hằng năm sẽ nộp cho vua Anh một khoản tiền lớn. Luy XI còn xúi giục giai cấp phong kiến ở Loren và các châu Thụy Sĩ là những nơi đã và đang bị sáp nhập vào công quốc Buốcgỗnhợ chống lại Sáclơ “Táo bạo”. Vì vậy, năm 1476, Sáclơ đem quân đi đánh Thụy Sĩ, nhưng sang năm 1477 thì bị thất bại và bị tử trận. Cái chết của Sáclơ “Táo bạo” đánh dấu sự tan rã của quốc gia Buốcgỗnhở. Phần lãnh thổ chủ yếu của công quốc này là Boốcgònhơ và Picacđi bị nhập vào bản đổ nước Pháp”. Sau đó, Luy XI còn sáp nhập được các lãnh địa Men, Ănggiu và Prôvăngxơ. Như vậy đến thời Luy XI, việc thống nhất nước Pháp về cơ bản đã hoàn thành. Đến năm 1491, con của Luy XI là Sáclơ VIII thông qua quan hệ hôn nhân đã sáp nhập nốt cộng quốc Brotanhơ vào nước Pháp. 

Trong quá trình phấn đấu để thống nhất về lãnh thổ, Luy XI rất chú ý phát triển nền kinh tế công thương nghiệp của đất nước. Năm 1467, ông đã mở xưởng dệt lụa đầu tiên ở Liông, năm 1470 thì thành lập xưởng in ở Pari. Ông còn cho sửa sang đường giao thông, mở rất nhiều hội chợ và chợ phiên, bỏ bớt các trạm thuế quan, do đó đã thúc đẩy sự hình thành thị trường trong nước. Đồng thời, Luy XI còn chú ý nâng đỡ tầng lớp thị dân, gọi họ là những “người bạn” của mình, cho họ được dùng tiền để mua các chức quan về tư pháp, tài chính và được mua ruộng đất, do đó đã biến thành những “quý tộc mặc áo dài” để phân biệt với quy tộc cũ là “quý tộc đeo kiếm”. 

Đối với các lãnh chúa phong kiến có mưu đồ chống lại công cuộc thống nhất, Luy XI thẳng tay trừng trị bằng tù ngục và án tử hình. Như vậy, đến thời Luy XI, cùng với quá trình thống nhất đất nước, vương quyền không ngừng được để cao và Luy XI được coi là ông vua chuyên chế đầu tiên của nước Pháp. 

Trên cơ sở sự thống nhất về lãnh thổ và sinh hoạt kinh tế, tiếng nói vùng Pari đã phát triển thành ngôn ngữ chung của cả nước. Đồng thời một số tác phẩm văn học biểu hiện tình cảm và nguyện vọng chung của người Pháp cũng đã xuất hiện. Như vậy, đến cuối thế kỉ XV, song song với sự thành lập nhà nước tập quyền trung ương, ở Pháp cũng đã bắt đầu diễn ra quá trình hình thành dân tộc.